Vuong nguyen dinh
Đồng đoàn
130
26
Câu trả lời của bạn: 08:30 18/07/2022
Các bạn yêu mùa thu đẹp như một cô gái; các bạn thích mùa xuân như một cô bạn vui tính, có nụ cười tươi; các bạn yêu mùa hè nóng nực, mạnh mẽ như một chàng trai trẻ; còn tôi, tôi yêu ông già mùa đông. Vì sao thế nhỉ?
Tôi yêu mùa đông vì nhiều lẽ. Điều đầu tiên: nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, mở mắt, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tôi rồi. Đặc biệt mẹ thường khoác và cài áo rét cho tôi. Mỗi lần như vậy, mẹ lại âu yếm, ôm đôi vai của tôi và nói: “Con trai của mẹ đã lớn, áo ngắn rồi này”. Khi trời trở lạnh, mẹ hay cho tôi ăn cháo gà vào buổi tối và cảm giác được mẹ đắp chăn bông theo tôi suốt cuộc đời.
Tôi yêu mùa đông, vì cái giá rét làm cho chúng tôi muốn lao động – cuốc vườn không biết mệt. Mùa đông và những bữa cơm ngon ấm cúng tình gia đình mà đi vòng quanh thế giới không tìm ra ngọn lửa nào ấm lòng hơn.
Mùa đông đối với người Hà Nội món phở “lên ngôi”, khách ăn đông nghịt. Mùa đông, buổi tối xem phim về, rẽ vào hàng ăn bát bánh trôi tàu nóng hoặc những chén lục tào xá xinh xinh… Đêm về, cảm giác ngon còn theo vào giấc ngủ.
Học trò chúng tôi yêu mùa đông còn vì món ngô nướng và ốc luộc – vừa túi tiền. Cảm giác cay của ớt và thơm của gừng cùng với ấn tượng vô cùng khi húp xoạt một chút nước chấm.
Cuối cùng, mùa đông giúp chúng tôi được gặp ông già Nô-en với cảm giác hồi hộp, sáng hôm sau trở dậy thấy gói quà ở đầu giường và từ từ bóc ra…
Câu trả lời của bạn: 15:55 18/05/2022
Vì sự tự ti làm mất đi niềm tin trong cuộc sống
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:53 18/05/2022
Vì : Có lông xúc giác
Thị giác kém phát triển
Tập tính đào bới, tìm mồi
Câu trả lời của bạn: 15:50 18/05/2022
Địa hình: Phần lớn là cao nguyên thấp có sa mạc; đồng bằng màu mỡ ở phía đông nam.
Câu trả lời của bạn: 15:49 18/05/2022
Ngày 3 tháng 2 năm 1930
Câu trả lời của bạn: 20:32 23/04/2022
Số bé nhất là : 3,055
Câu trả lời của bạn: 20:31 23/04/2022
Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)
Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.
Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887).
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên.
Phong trào kháng chiến ở Thái Bình – Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Huy Quang.
Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
Khởi nghĩa Thanh Sơn (1885–1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.
Khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885–1886).
Khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình.
Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang.
Khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi.
Khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị
Câu trả lời của bạn: 20:28 23/04/2022
Đó chính là bài hát của gió. Gió làm những cánh hoa đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên khiến hoa tưởng rằng mình hát.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:27 23/04/2022
Câu A ) quy luật : số liền sau bằng tổng 2 số liền trước
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:25 23/04/2022
Kết quả bằng 548 . Đặt tính như bình thường từ trái sang phải
Câu trả lời của bạn: 21:49 21/04/2022
1, Bảo toàn khối lượng: mO2 = mCO2 + mH2O – mA = 11,2 g
=> nO2 = 11,2 /32 = 0,35 mol
nCO2 = 0,3 mol, nH2O = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố: nC(A) = nC(CO2) = nCO2 =0,3 mol
nH(A) = nH(H2O) = 2nH2O =0,4 mol
nO(A) = nO(H2O) + nO(CO2) – nO(O2)= 0,3.2+0,2 -0,35.2= 0,1 mol
Gọi CTPT của A là CxHyOz
=> x : y : z = nC(A) : nH(A) : nO(A) = 3 : 4 : 1
=> CT tối giản của A là C3H4O => CTPT A có dạng (C3H4O)n
MA = 14.2.2=56 => n = 1
Vậy CTPT của A là C3H4O
Câu trả lời của bạn: 21:47 21/04/2022
Hôm nay, em được về quê ngoại chơi, đang mải mê chơi trong vườn ăn quả, chợt em nghe thấy tiếng:" Cục ta.. cục tác" Hóa ra là tiếng gọi đàn con của cô gà mái đang dẫn đàn con đi kiếm mồi.
" Chiếp chiếp...." đấy là tiếng kêu gọi mẹ của những chú gà con lông vàng óng như tơ đang theo mẹ đi kiếm mồi. Gà mẹ đi trước, những chú gà con *** ton chạy theo sau. Cái đuôi tôm sắp xòe ra, màu vàng nâu, cặp chân bé tí bước liến thoắng, thỉnh thoảng các chú gà con lại vỗ cánh bay, lại nhún chân nhảy trông thật đáng yêu. Nắng mai rực rỡ, cả đàn gà vàng rực lên. Gà mẹ xòe cánh, lúc duỗi chân, lúc nghiêng mỏ ngoái đầu, âu yếm nhìn đàn con thơ. Đôi mắt chúng ngơ ngác nhìn quanh tỏ vẻ lạ lùng. Đôi chân của những chú gà con nhỏ xíu như những chiếc tăm. Cái mỏ của chúng giống như là hai vỏ trấu chắp lại vậy, vàng óng. Gà mẹ đi trước nhưng vẫn không quên lo lắng, ngoái lại để mắt đến con mình. Đôi mắt hiền từ của Mái Mơ như hai hạt huyền bàng bạc bao đêm. Chân chị bước thong thả, thỉnh thoảng bới đất kiếm mồi cho đàn con. Thấy mẹ “cục cục” liên hồi, đàn con ùa về chân mẹ để được phần. Trên khuôn mặt chị Mái Mơ hiện rõ niềm vui. Đôi cánh chị Mái Mơ âu yếm nhẹ nhàng. Chú trống choai thấy mẹ con gà Mái Mơ đi kiếm ăn lạ cũng đi theo. Thỉnh thoảng chú lại cất tiếng gáy lanh lảnh của mình cho tất cả cùng nghe.
Đàn gà trông nhật đáng yêu trong nẵng vàng rực rỡ. Ngắm nhìn đàn gà em có thể thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng luôn ở bất kì loài động vật nào. Không những thế em có thể thấy được những tập tính đáng yêu ở loài gà.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 21:46 21/04/2022
Trên sân trường nhà em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phương. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.
Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò.
Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây, là nơi chúng em vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi.
Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện, đũng quần cũng sắp bị mài mòn bởi rễ phượng.
Chúng em còn có một trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này, chính là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phương, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi.
Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.
Em rất yêu thích cây phượng trường em , cây phượng là một người bạn
Câu trả lời của bạn: 21:43 21/04/2022
B nha
Câu trả lời của bạn: 21:42 21/04/2022
1 . I usually do it in the morning.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 21:18 20/04/2022
Trong tự nhiên: qua mối quan hệ dinh dưỡng tạo sự cân bằng sinh thái
Trong đời sống con người:
Cung cấp nguồn dược liệu quý (xương hổ, sừng hươu,.....)
Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ (da, lông của hổ, báo,.....)
Làm xạ hương (cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,.....)
Làm vật thí nghiệm (chuột bạch, khỉ,....)
Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác (trâu, bò, lợn,....)
Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
làm phân bón cho cây trồng
Câu trả lời của bạn: 21:12 20/04/2022
Sự tích đền bà Đế
Ngày xưa, dưới triều Lê, vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh nam bắc, giặc giã nổi lên tứ tung trong nước. Ở làng Đỗ Hải sát ven bờ biển miền Bắc thuyền bọn cướp bể Tàu ô thường hay ra vào đánh phá.
Một hôm, một chiếc thuyền trận lớn từ phía tây nam dong buồm thẳng vào vịnh Hạ Long, ngang đầu làng Đỗ Hải thì rẽ lái vào bờ, tìm đến chỗ vắng vẻ mà thả neo. Trên thuyền lớn ròng xuống một chiếc ghe nhỏ cho một vị tướng trẻ tuổi cùng năm người lính hộ vệ lên bờ.
Trên cánh đồng cỏ cạnh bãi bể, một cô gái đang cắt cỏ hát nghêu ngao. Vị tướng lắng nghe tiếng hát ngọt ngào hướng đi về phía ấy. Người con gái quê ngửng đầu lên, ngạc nhiên, sợ hãi thấy quan quân trước mắt vứt liềm toan bỏ chạy. Vị tướng gọi lại cho biết mình là một hoàng tử họ chúa Trịnh đi tuần ngoài biển ghé qua đây, muốn vào làng. Cô gái cắt cỏ nghe nói trở nên bạo dạn, dẫn đường đi trước. Qua đỉnh một ngọn đồi nhìn ra khắp vùng, hoàng tử dừng chân dưới gốc cổ thụ im mát, ra dấu cho đám tùy tùng lui. Còn lại một mình với cô gái quê da thịt dậy thì, hoàng tử kéo tay ôm choàng lấy vào lòng. Cô gái cố vùng vẫy gỡ ra song hai cánh tay khỏe mạnh càng siết chặt lại. Rồi chiếc áo gấm hoàng bào phủ lên lớp vải nâu sồng. Đến lúc cô gái quê mở mắt ra thì vị hoàng tử đã đâu mất, thấy bên cạnh mình một nén vàng óng ánh trên cỏ. Nàng đưa mắt nhìn ra phía biển, thấy chiếc thuyền buồm đã chạy xa phía Hạ Long, chỉ còn một chấm trắng trên nền trời. Tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn, nàng ứa nước mắt cầm nén vàng lên rồi mạnh tay quẳng vào bụi.
Từ ngày đó, cô gái cắt cỏ mất cả giọng hát hồn nhiên. Ba tháng sau, một hôm đội cỏ về nhà, nàng bỗng thấy hoa mắt, trời đất như sụp đổ, ngã lịm trên đường làng. Bụng nàng cứ lớn dần, bà mẹ nghi ngờ tra hỏi, nàng tình thật kể lại việc đã qua.
Bà mẹ không ngớt lời chửi mắng, nguyền rủa và đánh đập cô gái chửa hoang, rồi báo tin xấu hổ cho chồng hay. Để tránh tiếng nhục nhã với làng nước và khỏi phải phạt vạ, cả gia đình gồm ông bà nội, cha mẹ và cô chú, bà bác họp lại để xử tội đứa con gái bất hạnh. Muốn ém nhẹm tiếng xấu cho dòng họ, mọi người đồng ý bắt nàng thả trôi sông.
Nàng bị đưa xuống ghe, trói tay chân lại, buộc đá vào cổ, rồi chở ra ngoài khơi, ẩy xuống biển. Khi quẳng nàng xuống biển, lạ thay người con gái chửa hoang đeo nặng trĩu đá vẫn trồi lên mặt nước. Người ta phải lấy sào nhận xuống một hồi xác mới chịu chìm.
Song từ đó, ghe thuyền qua lại vùng này thấy cô gái thường hiển hiện trên sóng nước làm nhiều việc linh ứng. Dân chúng miền duyên hải lấy làm sợ hãi, dựng miếu thờ ở ngọn đồi trông ra biển, gọi là đền Bà Đế ngày nay hãy còn dấu tích.
-- Hết --
3