
Linh
Kim cương đoàn
4,235
847
Câu trả lời của bạn: 19:44 08/09/2022
a) PTHH: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
b) nZn=6,5:65=0,1(mol)
Theo pt ta có: nH2 =nZn=0,1(mol)
-> VH2=0,1.22,4=2,24(l)
Câu trả lời của bạn: 19:39 08/09/2022
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:38 08/09/2022
Nếu Quảng Bình được biết đến với dòng Nhật Lệ đầy tươi trẻ và sống động, Huế nổi tiếng với dòng Hương hiền hoà, thơ mộng đầy ưu tư. Thì đến với Đà Nẵng quê hương mình, các bạn sẽ cảm nhận được dòng sông Hàn đầy khoẻ khoắn nhưng cũng rất đỗi dịu dàng và xinh đẹp. Sông Hàn là niềm tự hào mãnh liệt của người dân Đà Nẵng và trở thành nét đẹp văn hoá du lịch của nơi đây.
Có dịp ngắm nhìn dòng sông Hàn trọn vẹn trong một ngày, bạn sẽ cảm nhận được những nét đẹp đặc trưng của dòng sông. Vào buổi sáng, khi mà cả đất trời, cỏ cây đang thấm đẫm hơi sương, sông Hàn bình yên đến lạ. Sớm mai, dòng sông hiền hoà và e ấp như người thiếu nữ đôi mươi, lòng sông như một dải lụa mềm mại lững lờ trôi. Khi ông mặt trời nhảy nhót trên những tòa nhà cao tầng của phố xá, lấp ló sau từng rặng cây, cũng là lúc dòng sông Hàn khoác lên mình một màu áo mới. Những tia nắng như đang vui đùa, trò chuyện với dòng nước, mặt nước lóng lánh, ánh vàng của nắng cùng màu xanh của nước tạo nên sự hài hoà, rất đỗi nên thơ. Mặt sông như một chiếc gương khổng lồ to lớn.
Những hàng Bạch Dương, những ngôi nhà cao tầng cũng tranh thủ ngắm nghía mình dưới mặt nước trong veo. Gió lúc này mạnh hơn, sóng vỗ rì rào xua tan vẻ yên tĩnh của buổi sớm mai, hòa cùng với nhịp điệu tươi trẻ, sôi động, đầy khoẻ khoắn của thành phố. Khi hoàng hôn buông xuống, ông mặt trời vội vã trở về nhà nghỉ ngơi sau ngày dài rong chơi mệt mỏi.
Câu trả lời của bạn: 19:35 08/09/2022
a, PTHH: Fe+2HCl---> FeCl2+H2
nFe= 5,6/56=0,1 mol
Theo pthh ta có:
nHCl= 2. nFe= 2.0,1=0,2 mol
=> mHCl= 0,2.36,5=7,3 g
b, Theo pthh ta có:
nH2=nFe=0,1 mol
=> VH2(đktc)= 0,1.22,4=2,24 l
Câu trả lời của bạn: 12:47 08/09/2022
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
#Linh
Câu trả lời của bạn: 12:43 08/09/2022
bn tìm ở mấy cái trên mạng ý
Câu trả lời của bạn: 12:41 08/09/2022
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
(110 + 90) : 2 = 100 (m)
Diện tích của mảnh đất này là:
(110 + 90) . 100 : 2 = 10000 (m2)
Diện tích mảnh đất để trồng đu đủ là:
10000 . 25 : 100 = 2500 (m2)
Đáp số: 2500 m2
Câu trả lời của bạn: 12:18 08/09/2022
Câu trả lời của bạn: 12:16 08/09/2022
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 12:15 08/09/2022
450−100.(−15)+50+20220+9^1
= 450-100.(-15)+50+1+9
= 450-(-1500) +50+1+9
= 450+1500 +50+1+9
=1950 +50+1+9
=2000 +1+9
=2010
Câu trả lời của bạn: 11:18 08/09/2022
Việt Nam rừng vàng biển bạc, tài nguyên nước ta vô cùng phong phú, khắp nơi đều có muôn vàn những loại cây thảo mộc, cây xanh đa dạng khác nhau. Chính vì thế nước Việt Nam “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau” Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi vùng sinh thái đều tươi xanh những loài thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng thân thương xiết bao, khi đâu đâu cũng bốn mùa xanh những lũy tre tươi tốt. Tre làm bạn với làng, bản, xóm, thôn, từ ngàn xưa, bóng tre xanh âu yếm đã phủ đầy nếp sống thanh cao, cần mẫn của người dân Việt ta. Cây tre cao, thẳng thắn như vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn người dân Việt Nam. Có lẽ, cây tre xanh xanh đã trở thành người bạn thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam, sống bền bỉ, dai dẳng và âm thầm làm êm dịu cho vẻ đẹp tâm hồn người dân đất Việt.
Tre là loại cây thân gỗ, cao vút, thân nhỏ khoảng bằng cánh tay người trưởng thành. Xung quanh thân cây có những chiếc gai nhọn, sắc. Tre thường mọc cành và lá ở phần ngọn, lá tre xanh xanh, thon thon như chiếc thuyền nan. Trên lá có những đường gân song song trông rất duyên dáng. Tre già măng mọc, cứ như thế tre luôn sinh sôi phát triển. Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". Chính vì thế mà dù đất nước có phát triển, ngày càng tiến bộ hiện đại thì bóng tre xanh vẫn sống trong lòng người Việt Nam ta không bao giờ mất đi.
Tre ăn ở với người kiếp kiếp. Từ khi còn ấu thơ chúng ta vẫn nằm trong chiếc nôi tre, võng tre ầu ơ trong tiếng ru của bà của mẹ lớn lên từng ngày đó thôi. Đến khi đã gần đất xa trời, về với tổ tiên thì cây tra lại là linh hồn gắn với chiếc xe đưa tiễn ta trên đoạn đường cuối cùng. Tre xanh xưa kia còn là cánh tay đắc lực giúp người nông dân làm các công cụ bằng tre, các đồ vật như làn, rổ, rá bằng nứa rất dẻo dai và bền bỉ. Tre xanh đi vào những câu ca dao, những câu thơ rất điệu rất duyên đằm sâu vào tâm hồn người Việt Nam ta:
“Lạt mềm gói bánh chưng xanh
Cho tre lấy trúc cho anh lấy nàng”.
Như thế tre đã sống với tất cả tấm lòng và tâm hồn thanh ao, chân thật cùng người dân ta, cả khi chiến tranh, gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Đến khi hòa bình, tre được dùng để làm các đồ nội thất trong gia đình. Tre là loại cây mộc mạc, đơn sơ, không phải vẻ sang trọng, khí phách quân tử như những cây tùng, cây bách cũng không cuốn hút, hấp dẫn lòng người bởi hương thơm, nhưng tất cả những gì cây tre mang lại là nguồn dưỡng tảo tần đã gắn bó với người dân ta đời đời kiếp kiếp. Chính vì thế, với cây tre xanh, không chỉ đơn thuần là loại cây vô tri vô giác nữa mà đó là cây linh hồn của người dân Việt Nam. Dưới bóng tre xanh, tâm hồn ta được tỏa bóng mát, được êm dịu và lắng nghe những khúc nhạc du dương của đồng quê, của tiếng diều sáo vi vu, đó chính là những sợi nhớ, sợi thương của quê hương mà cây tre xanh xanh đã giăng mắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử, cả do đến từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển. Cùng với dân tộc ta, cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, cây tre xanh âm thầm bền bỉ nuôi dưỡng những tinh hoa của đất Việt, hun đúc nên những phẩm chất được bạn bè năm châu mến mộ. Cây tre xanh là những gì thiêng liêng và cao quý vô ngần của tâm hồn người Việt Nam xưa và nay chưa bao giờ mất đi, chưa bao giờ tiêu biến, làm nên những nét rất riêng cho văn hóa, linh hồn quê hương.
Tuổi thơ ta với tiếng diều sáo vi vu, với tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt cũng đi lên từ tre xanh xanh ngát. Tre xanh là vẻ đẹp tâm hồn, là nét đẹp truyền thống rất Việt Nam rất truyền thống rất nền nã của nhân dân ta. Có lẽ sau này, dù công nghiệp hóa hiện đại hóa có phát triển mạnh mẽ như vũ bão chăng nữa thì cây tre xanh vẫn mãi mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
#Linh
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 11:14 08/09/2022
12 = 2^22. 3
16 = 2^44
18 = 2 . 3^22
ƯCLN ( 12; 16 ; 18 ) = 2
20 = 2^22. 5
28 = 2^22 . 7
BCNN ( 20 ; 28) = 2^22. 5 . 7 = 140
#Linh
Câu trả lời của bạn: 11:13 08/09/2022
Câu trả lời của bạn: 11:12 08/09/2022
Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác. Mặc dù là người thân trong gia đình - là một người cô thì chắc chắn sẽ phải thấu hiểu nỗi khổ của cháu mình khi cha mất, mẹ đi xa nhưng không. Mặc dù Bà cũng thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt nhưng bà vẫn vừa cười vừa hỏi Hồng. Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Người cô cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Không dễ dàng gì khi dứt bỏ hai đứa con thơ để đi bước nữa. Nhưng bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú khi chị dâu mình lâm vào tình cảnh đó. Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dù bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.
#Linh