Đăng nhập
|
/
Đăng ký

_Miu đang ọp lai_

Cấp bậc

Vàng đoàn

Điểm

1,075

Cảm ơn

215

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

1+1

Câu trả lời của bạn: 19:24 19/12/2023

1 + 1 = 2

1 plus 1 equal 2


Câu hỏi:

Một con hà mã nặng bằng tổng 2 tấn và Một nửa của nó. Hỏi con hà mã đó nặng bao nhiêu kg

Câu trả lời của bạn: 12:28 16/11/2023

Đổi: 2 tấn = 2 000 kg. Con hà mã nặng bằng tổng 2 000 kg và một nửa cân nặng. Vậy con hà mã phải nặng 4 000 kg.


Câu hỏi:

Lunar New year or Tet is the longest ________ in Việt Nam

Câu trả lời của bạn: 12:27 16/11/2023

Lunar New year or Tet is the longest Hoiliday in Việt Nam

Câu hỏi:

Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây bảng ... , vải ... , gạo ... ,đũa ... , mắt ... , ngựa ... ,chó ... ,

Câu trả lời của bạn: 12:26 16/11/2023

bảng đen
vải thâm
gạo hẩm
đũa mun
mắt huyền
ngựa ô
chó mực


Câu hỏi:

2ha= m

Câu trả lời của bạn: 21:32 05/11/2023

2ha = 20000m2


Câu hỏi:

Trình bày thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường không khí B kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu

Câu trả lời của bạn: 21:11 04/11/2023

- Kiểm soát lượng khí thải 

-Giảm lượng CO² trong khí quyển.

-Đầu tư phát triển công nghệ xanh sử dụng năng lượng tái tạo để thấy thế năng lượng 

-Giảm lượng xe lưu thông ưu tiên cho phương tiện giao thông cong cọng. Xây dựng cơ sỡ hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

-hạt tiêu, hạt điều, rau quả, cà-phê, chè và cao-su


Câu hỏi:

Có ý kiến cho rằng: "Sẽ không là thơ nếu không có giai điệu; Sẽ không là truyện khi không có tình tiết li kì". Bằng trải nghiệm văn học của mình,em hãy chọn một vài tác phẩm văn học lớp 9 để làm sáng tỏ ý kiến trên. (Lăng,Lặng lẽ Sa pa, chiếc lược ngà ánh trăng,đoàn thuyền đánh cá, bài thơ về tiểu đội xe không kính, bếp lửa) chọn 2 tác phẩm.

GIÚP MÌNH LÀM BÀI LÍ LUẬN VĂN HỌC NÀY VỚI Ạ!!!

Câu trả lời của bạn: 21:05 04/11/2023

Trong số các tác phẩm văn học lớp 9 mà bạn đã liệt kê, tôi sẽ chọn hai tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến trên: "Làng" và "Lặng lẽ Sa Pa". Trong tác phẩm "Làng", tác giả Nguyễn Khải đã sử dụng giai điệu của từ ngữ và câu chuyện để tạo nên một bức tranh về cuộc sống của người dân trong một làng quê Việt Nam. Giai điệu của từ ngữ được thể hiện qua cách diễn đạt, sử dụng những từ ngữ mượt mà, êm ái, tạo nên một không gian yên bình và thân thuộc. Tình tiết li kì trong tác phẩm này được thể hiện qua việc tác giả miêu tả các hoạt động hàng ngày của người dân trong làng, những câu chuyện nhỏ, những sự kiện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Nhờ vào giai điệu và tình tiết li kì này, tác phẩm "Làng" trở thành một tác phẩm văn học đầy sức sống và gần gũi với độc giả. Còn tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, giai điệu của từ ngữ và câu chuyện được sử dụng để tạo nên một không gian thơ mộng, lãng mạn. Tác giả miêu tả về vẻ đẹp của Sa Pa, với những cánh đồng bậc thang, những dòng suối êm đềm, những ngôi nhà sàn truyền thống. Giai điệu của từ ngữ trong tác phẩm này mang lại cho độc giả cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác, nơi mà thời gian trôi chậm và cuộc sống diễn ra trong sự yên bình. Tình tiết li kì trong tác phẩm được thể hiện qua câu chuyện tình yêu giữa hai nhân vật chính, với những khúc mắc, xung đột và sự đau khổ. Nhờ vào giai điệu và tình tiết li kì này, tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" trở thành một tác phẩm văn học đầy cảm xúc và sâu sắc. Với hai tác phẩm này, ta có thể thấy rằng ý kiến "Sẽ không là thơ nếu không có giai điệu; Sẽ không là truyện khi không có tình tiết li kì" là chính xác. Giai điệu và tình tiết li kì là hai yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học.


Câu hỏi:

Hãy So sánh bài thơ cảnh ngày hè với các bài thơ khác trong tập Quốc âm thi tập

Câu trả lời của bạn: 21:04 04/11/2023

Một Số Vấn Đề Về Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Cảnh Ngày Hè:

I. TÁC GIẢ

- Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại( Chí Linh, Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học và giàu lòng yêu nước, nhờ đó hun đúc, kết tinh những phẩm chất, tài năng cho một nhân tài vĩ đại của đất nước: đại thi hào, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Năm 1980, ông được UNESCO trao tặng danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới, là "sứ giả của dân tộc Việt Nam", là "thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người".

- Cuộc đời ông tuy trải qua nhiều biến động nhưng tâm hồn ông vẫn hướng về nhân dân với một tấm lòng thương yêu cảm thông sâu sắc. Ông dành tình yêu cao cả và mênh mông của mình cho thiên nhiên và "dân đen", "con đỏ". Điều đó được thể hiện đầy cảm xúc và thanh nhã và bài thơ "Cảnh ngày hè"- một bức tranh ngày hè đậm đà hương sắc.

II. TÁC PHẨM

- "Cảnh ngày hè" là bài số 43 nằm trong mục "Bảo kính cảnh giới" (Gương báu tự răn mình) của tập thơ chữ Nôm "Quốc âm thi tập" gồm 254 bài của Nguyễn Trãi.

- Bài thơ là sự phá cách của tác giả trên phương diện nghệ thuật của thể thơ thất ngôn Đường luật và bức tranh mùa hè sinh động gõ vào mọi giác quan của con người mang đến cho con người những cảm xúc thi vị đầy chất thơ nhưng cũng ấm áp tình người đồng trái tim với tác giả "Dân giàu đủ khắp đòi phương".

III. Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

1. Nội dung

- Đặt vấn đề hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

+ Năm 1427: cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau 20 năm gian khổ đã toàn thắng, mở ra trời nam thái bình cho nhân dân. Nhà Hậu Lê bắt tay vào công cuộc xây dựng nước nhà trên nhiều lĩnh vực. Nguyễn Trãi đã tham gia vào công cuộc xây dựng ấy. Nhưng thế sự an bình chỉ kéo dài được một khoảng thời gian, không lâu sau, mâu thuẫn nội bộ lại diễn ra, sự ganh ghét, âm mưu hại lẫn nhau là điều khó tránh khỏi. Vì phẩm chất cương trực, trung thực, thẳng thắn vạch tội bọn quyền thần mà nhiều lần ông bị họ lập mưu nghi oan, suýt mang họa vào thân. Đau buồn trước cuộc sống nơi quan trường, năm 1439, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn, thoát cuộc sống tầm thường, mưu mô về với cuộc sống an nhàn, tĩnh tại. Có lẽ, bài thơ đã ra đời sau khi ông xin về ở ẩn.

+ Tại sao không rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ?: (Nói đến vụ án Lệ Chi Viên). Năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, sau đó sưu tầm lại thơ văn của ông. Đến TK XIX, những tác phẩm của ông mới được sưu tầm tương đối đầy đủ. Cho nên, theo ý kiến cá nhân, xét về hoàn cảnh ra đời, những tác phẩm của ông nói chung và bài "Cảnh ngày hè" nói riêng thì không xác định rõ được thời gian chính xác mà chỉ có thể định tính dựa trên lịch sử dân tộc, nội dung và cảm xúc của tác giả thể hiện qua các tác phẩm.

a.Bức tranh mùa hè sinh động hiện lên cụ thể với sự đa dạng sắc màu, âm thanh tác động mạnh đến nhiều giác quan của người đọc tạo ra một cảm giác như người đọc đang chìm tâm hồn của mình để sống, tận hưởng và quan sát được bức tranh ấy. (6 câu thơ đầu)

"Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

- Năm 1418, Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng ở Thanh Hóa. 10 năm kháng chiến là 10 năm chứa đựng biết bao nỗi niễm, khó khăn, nguy hiểm đối với thi nhân. Nhưng dường như những khó khăn ấy đối với ông là nơi tu dưỡng nhân cách, phẩm chất, hun đúc một tinh thần vĩ đại trong bậc đại nhân, đại trí:

"Khó khăn thì mặc có màng bao

Càng khó bao nhiêu chí mới hào"

(Thuật hứng, XXI)

Sau những năm kháng chiến đối mặt với muôn vàn khó khăn:

"Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

Khi Khôi Huyện quân không một đội"

Thì giờ đây, cái "nhàn" thân, giây phút hòa mình cùng vẻ tươi tắn của cuộc sống, đất trời đã về với ông: "Rồi hóng mát thuở ngày trường". "Rồi" là rỗi rãi, ngày trường là "ngày dài". Toàn câu thơ quả thật đều nói đến việc nhàn rỗi, thể hiện qua các từ "rồi", "hóng mát"; "thuở ngày trường". Thân có nhàn nhưng thực sự tâm có nhàn không? Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy "Một mai, một cuốc, một cần câu", nhưng tâm hồn của cụ thật điềm nhiên, thanh tịnh "Thơ thẩn dầu ai vui thú nào" (Nhàn). Còn cụ Nguyễn Trãi, sống trong hoàn cảnh bị nghi oan, bọn quyền thần gièm pha, nịnh bợ, liệu rằng cuộc sống của nhân dân có được an bình, yên vui? Có lẽ đó là nỗi niềm mà cụ canh cánh mãi trong lòng, khó mà dứt được. Trong nỗi canh cánh đó, bức tranh thiên nhiên tươi tắn hiện về hòa vào bức tranh lao động khỏe khoắn, tươi vui có thể là một niềm an ủi lớn đối với cụ:

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Ba câu thơ 2,3,4 hiện ra thật tươi tắn, sinh động.

Có bức tranh, cuộc sống nào tràn ngập sắc hương, âm thanh như bức tranh "làng ngư phủ" này không? Có bức tranh nào tác động mạnh đến mọi giác quan và cảm xúc của người đọc như bức tranh này không? Dường như cảnh hiện lên mà ẩn tình nồng thắm, chứa chan thi vị trong đó. Xuân, hạ, thu, đông: một bức tranh tứ bình của đất trời tràn ngập hương sắc, mang những nét độc đáo riêng biệt. Nhưng mùa hạ vẫn là nóng bỏng, rạo rực nhất:

"Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu, lập lòe đâm bông"

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Tuy bức tranh mùa hè "làng ngư phủ" không có ánh trăng lãng mạn như bức tranh mùa hè của cụ Nguyễn Du nhưng cũng có sắc vẻ rừng rực của hoa lựu đỏ cháy một khoảnh không gian của đất trời "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ". Trên cái nền cháy rực của mùa hè ấy, lá hòe xanh rì như đang chen chúc nhau vươn vai trỗi dậy góp phần tô điểm thêm bức tranh sống động ấy "Hòe lục đùn đùn tán rợp giương". Trong sắc xanh của hoa hòe, sắc đỏ của hoa lựu, hương sen thoang thoảng trong ao mang đến một không khí thật trang nhã và thanh thoát: "Hồng liên trì đã tiễn mùi hương". Dường như, hoa lựu đỏ rực, hương sen thoang thoảng là những hình ảnh tượng trưng cho mùa hè đầy sức sống và thi vị. Thi nhân không chỉ vẽ nên bức tranh sự sống cây cỏ mà còn vẽ nên bức tranh cuộc sống của con người:

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Tới đây, quả thực âm thanh thiên nhiên đã hòa vào âm thanh cuộc sống của con người. Tiếng lao xao của làng chài, tiếng dắng dỏi (inh ỏi) của ve râm ran được tác giả ngợi ca như tiếng đàn đã khắc vào bức tranh mùa hè ấy thêm nhộn nhịp nhưng cũng có sự day dứt không nguôi. Tiếng ve kêu đã não nề mà được so sánh như tiếng đàn lại càng não nề hơn. Thi nhân không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên mà còn miêu tả bức tranh cuộc sống làng chài với một tấm lòng trìu mến, thân thương. Cả hai bức tranh ấy nếu được thi nhân khắc họa vào lúc "xuất dương" (mặt trời mọc) thì nó sẽ sáng sủa, tươi vui hơn nhưng thật tiếc thi nhân đã khắc hoạ nó vào lúc "tịch dương" (mặt trời sắp lặn) tuy có tươi, có rực rỡ nhưng cũng ẩn chứa một nỗi buồn da diết tự tận đáy lòng thi nhân mà còn len lỏi vào tâm thức của bao thế hệ tương lai như nỗi buồn trong hai câu thơ:

"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương"

(Thăng Long thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan)

Vậy là khung cảnh mùa hè ấy đã gõ mạnh vào thị giác, khứu giác, thính giác của thi nhân để cho những cảm xúc của thi nhân lan tỏa theo nhịp sống mùa hè với một tâm hồn yêu thiên nhiên phong phú, dào dạt.

=> Từ bức tranh mùa hè ấy, ta có thể thấy rằng tác giả đang quan sát cảnh vật từ trên cao "lầu tịch dương". Chính vì thế, mà bức tranh mùa hè ấy được miêu tả thật tinh tế và hài hòa.

b.Tấm lòng của thi nhân: khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân (2 câu cuối)

"Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Thần thoại Trung Quốc kể rằng hai triều vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn là hai triều đại lý tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc. Riêng vua Ngu Thuấn có khúc hát Nam Phong, trong đó có câu: "Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề" (Gió Nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của). Phải chăng từ thần thoại đó mà đại thi hào Nguyễn Trãi luôn ao ước cho nhân dân mình sẽ được một cuộc sống thái bình, ấm no như thế khi mong ước có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để đàn một khúc Nam phong. Có phải chăng, 2 câu thơ cuối không chỉ là khát vọng, nguyện ước cao cả của thi nhân mà còn ẩn chứa sự ca ngợi về 2 triều đại vua Lê:

"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc gạo đầy nhà, trâu chẳng buồn ăn"

Sau 20 năm dai dẳng kháng chiến, trận Chi Lăng - Xương Giang kết thúc với khí thế hào hùng oanh liệt của dân tộc ta:

"Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông

Nổi gió to trút sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ"

(Bình Ngô Đại Cáo)

Tháng 4/ 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Hậu Lê, bắt tay vào công cuộc xây dựng và khôi phục đất nước trên mọi phương diện, đặc biệt là trong nông nghiệp tạo mọi điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì thế, câu thơ cuối cùng "Dân giàu đủ khắp đòi phương" lại một lần nữa chứng minh cho tư tưởng nhân nghĩa, yêu dân trong những sáng tác của Nguyễn Trãi, đồng thời ông không chỉ ước mơ cho dân "giàu đủ" nhiều phương trong thời đại của ông mà còn ước ao cho bao thế hệ mai sau của một đất nước mà:

"Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác"

2. Nghệ thuật

"Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Các vấn đề nghệ thuật của bài thơ:

- Thanh và luật bằng trắc: Theo quy luật thanh và luật bằng trắc của thơ Đường, câu thứ nhất chữ thứ hai được viết theo thanh nào thì thuộc bài thơ luật đó. Do đó "Cảnh ngày hè" là bài thơ luật trắc (chữ thứ hai câu thứ nhất là thanh trắc "hóng")

- Niêm: "là cách sắp xếp các câu thơ dính lại với nhau về nhịp thanh gây sự liên lạc mật thiết về âm điệu". Theo quy tắc thơ Đường luật câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm câu 7, "hai câu niêm với nhau là khi chúng cùng một nhịp thanh bằng trắc. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai của 2 câu thơ cùng thanh với nhau.

Bài thơ là sự kết hợp giữa những quy tắc thơ Đường luật và sự phá cách của thi nhân:

- Quy tắc:

+ Bố cục: đề (giới thiệu), thực (giải thích), luận (bàn rộng), kết (cảm tưởng, thái độ của tác giả - tình). Nói cách khác, bài thơ đã đi đúng bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (6 câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối diễn tình)

+ Đối: "Trong một bài thơ Đường luật bát cú, đối được thực hiện ở hai câu thực(3, 4) và luận(5, 6). Bài thơ đã thể hiện được điều này:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ - Hồng liên trì đã tiễn mùi

Lao xao chợ cá làng ngư phủ - Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

+ Vần: "ương" ở "chữ chót câu đầu và các câu chẵn" => vần chân, độc vận

"Rồi hóng mát thuở ngàytrường

Hòe lục đùn đùn tán rợpgiương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùihương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịchdương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòiphương"

+ Nhịp: 2/2/3 theo quy tắc thơ Đường luật

"Hòe lục/ đùn đùn/ tán rợp giương"

"Lao xao/ chợ cá/ làng ngư phủ"

"Dắng dỏi/ cầm ve/ lầu tịch dương"

- Sự phá cách, sáng tạo

+ Hai câu lục ngôn mở đầu và kết thúc bài thơ là điểm nhấn nghệ thuật quan trọng và đặc sắc. Đó là câu thất ngôn bị "tỉnh lược" đi một chữ.

+ Nhịp thơ: một số câu được ngắt nhịp là 3/ 4, trong khi đó thơ Đường luật ngắt nhịp 4/3:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ"

"Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng"

"Dân giàu đủ khắp đòi phương"

- Sử dụng các từ láy giàu giá trị biểu cảm và diễn đạt: "đùn đùn" (Động từ, kéo đến rất nhiều); "lao xao" (Tính từ, chỉ những âm thanh không đều), "dắng dỏi" (Tính từ, tiếng cao lanh lảnh).

- Sử dụng các động từ "giương", "phun", "tiễn" diễn tả khéo léo không chỉ sức sống của cỏ cây mà tiềm tàng sức sống mãnh liệt của người lao động và tấm lòng khao khát cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước của thi nhân.

- Ba câu thơ 2, 3, 4 đưa sự vật lên trước, sau đó miêu tả sắc thái của sự vật nhằm làm nổi bật sự vật. Đó là một điểm nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, thi nhân đưa vào bức tranh ấy ba màu sắc tươi sáng "lục", "đỏ", "hồng" có sự hài hòa, cân đối.

"Hòe lụcđùn đùn tán rợp giương

Thạch lựuhiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trìđã tiễn mùi hương"

- Toàn bài thơ cô đọng qua từ "dân" trong câu thơ cuối: "Dân giàu đủ khắp đòi phương" thể hiễn tư tưởng nhân nghĩa, thương dân của đại thi hào. Và đó là "nhãn tự" của bài thơ.

TỔNG KẾT:

Trong tập "Việt thi", Lệ thần Trần Trọng Kim có viết: "Thơ luật lấy tình và cảnh làm tư liệu, lấy ý và từ làm sự vận dụng. Tình nhiều, cảnh rõ, ý cao, từ đẹp là thơ hay". Và bài thơ "Cảnh ngày hè" của đại thi hào Nguyễn Trãi đã đạt đến nội dung và nghệ thuật đặc sắc đó.

Sau khi đã tìm hiểu xong nội dung trên, các em có thể đi vàovẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hènhằm củng cố kiến thức của mình về nội dung tác phẩm cũng như tìm hiểu nội tâm tác giả.


Câu hỏi:

Cách đo tốc độ thời gian của con báo Gê-pa

Câu trả lời của bạn: 21:02 04/11/2023

Tăng tốc từ 0-100km/h mất 3 giây; tốc độ này làm các bạn liên tưởng đến một chiếc siêu xe kiểu như Bugatti Veyron; nhưng không, mình đang muốn nói về khả năng tăng tốc của báo gêpa khi nó đã nhắm được con mồi. Thật vậy, một khi đã đưa con mồi vào tầm ngắm thì báo gêpa chỉ mất chừng 3 giây để đạt tốc độ 100km/h, thật kinh khủng. Tốc độ này thậm chí là nhanh hơn hầu hết các siêu xe hiện tại.​


Câu hỏi:

Câu 1: Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
Câu 2: phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước đối với sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
Câu 3: dịch vụ có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế- xã hội?

Câu trả lời của bạn: 21:01 04/11/2023

Câu 1: Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

- Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống

Câu 2: phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước đối với sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp

Những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên nước đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

Thuận lợi:

  • Nước ta có mạng lười sông ngòi, ao hồ dày đặc -> lượng nước dồi dào
  • Có lượng nước ngầm khá dồi dào -> cung cấp nước cho mùa khô

Khó khăn:

  • Mùa mưa, các sông gây lũ làm thiệt hại đến hoa màu, của cải của nhân dân
  • Một số lưu vực sông mùa khô cạn nước -> không có nước tưới tiêu, cây không phát triển...

Ý nghĩa của tài nguyên sinh vật đối với nông nghiệp: Sinh vật phong phú, đa dạng là cơ sở để thuần dưỡng cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

Câu 3: dịch vụ có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế- xã hội?

Dịch vụ là sợi dây liên kết, giúp cho người cung cấp và người tiêu dùng, các ngành kinh tế, các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài được kết nối lại gần nhau hơn. Do đó, dịch vụ là một thành phần đặc biệt của nền kinh tế, có đóng góp lớn và định hướng phát triển của xã hội - kinh tế của cả nước.


Câu hỏi:

Khu vực nào của Châu Á có khí hậu lạnh?

Câu trả lời của bạn: 20:59 04/11/2023

Mùa đông. Về mùa đông: Không khí vùng trung tâm, nhất là vùng Đông Bắc Siberi bị hóa lạnh mạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 các vùng Trung Á và Nội Á thay đổi từ -10 °C đến -40 °C, còn ở vùng Đông Siberi xuống tới từ -40 °C đến -50 °C. Do sự hóa lạnh đó, trên lục địa hình thành một áp cao được gọi là áp cao Siberi.


Câu hỏi:

nguyên tố Zinc có kí hiệu là j

Câu trả lời của bạn: 20:58 04/11/2023

nguyên tố Zinc có kí hiệu là Zn


Câu hỏi:

Người ta xếp 6 tam giác đều có chu vi 9cm thành một hình lục giác đều.Chu vì của hình lục giác đều là:

Câu trả lời của bạn: 20:58 04/11/2023

Chu vi hình tam giác là 9 cm

(Công thức tính chu vi hình Δ lấy 3 cạnh cộng lại)

→Cạnh của 1 hình tam giác là: 3 cm

Hình lục giác có 6 cạnh (lục là 6)

→3×6=18(cm)


Câu hỏi:

Số đối của số bữa tỉ -5/4 là?

Câu trả lời của bạn: 20:57 04/11/2023

Số đối của số bữa tỉ -5/4 là 5/4

Câu hỏi:

Tổng hai số bằng 516 . Nếu viết chữ số 4 vào bên trái số bé ta được số lớn. Tim hai số đó

Câu trả lời của bạn: 20:55 04/11/2023

Nếu viết chữ số 4 vào bên trái số bé ta được số lớn tức số lớn hơn số bé 400 đơn vị

Số lớn là :

(516+400):2=458

Số bé là :

516-458=58

Đáp số : ...


Câu hỏi:

When's your birthday ?

Câu trả lời của bạn: 05:42 04/11/2023

-When's your birthday ?
Khi nào là sinh nhật của bạn?
-My birthday is January 22 
Sinh nhật của tôi là ngày 22 tháng 1

Câu hỏi:

Viết tất cả các số tròn chục có 4 chữ số khác nhau . Biết tổng của các chữ số đó bằng 6

Câu trả lời của bạn: 05:40 04/11/2023

`- 1230, 1320, 2130, 2310, 3120, 3210`


Câu hỏi:

Viết đoạn văn khoảng 5 dòng ghi lại nhận xét về tinh thần đoàn kết nội bộ lớp học của em .

Câu trả lời của bạn: 18:41 03/11/2023

Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Chính tinh thần đoàn, kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giúp con người làm nên mọi thành công. Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội. Thực tế đã chứng minh nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” . Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc ta là biểu hiện sinh động cho sức mạnh tinh thần đoàn kết. Khi đất nước có chiến tranh, toàn dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi. Khi đất nước hòa bình, toàn dân lại chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng. Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước. Để xây dựng và phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết, mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. Mỗi cá nhân cũng cần hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. Kiên quyết phê phán, lên án người không có sự đoàn kết, các cá nhân sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân. Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.


Câu hỏi:

Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống
13dm8mm=...dm

15m²26cm²=...m²

3km²7m²=...km

7m²205cm²=...m²

Câu trả lời của bạn: 18:36 03/11/2023

13dm8mm=13,08dm


15m²26cm²=15,0026m²


3km²7m²=3,007km

7m²205cm²=7,0205m² 


Câu hỏi:

1×123467889=

Câu trả lời của bạn: 18:32 03/11/2023

1 × 123467889 = 123467889

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • ...
  • 7
  • 8
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay