Hà Mỹ
Kim cương đoàn
7,930
1586
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:47 06/06/2020
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
- Tìm vàng, tìm bạc d
Câu trả lời của bạn: 00:42 04/06/2020
Truyền thuyết kể rằng: trong nhân gian tồn tại một con đường mang tên là Thành Công. Nhưng chỉ khi đi hết con đường đó ta mới có được thành công. Biết bao kẻ tự tin rằng mình sẽ đi hết con đường nhưng rồi rất nhanh quay trở lại khi chưa đến được đích.. Họ kể rằng mình đã gặp quái thú cản đường tự xưng là Thất Bại. Vậy mà vẫn có người di hết con đường và mang về cho mình sự thành công. Họ cũng gặp phải nhiều thất bại nhưng khác với những kể quay về trước đó là họ đã dám đứng lên vượt qua thất bại và bước tiếp. Từ thất bại mà con người ta trưởng thành hơn và từ đó rút ra một kinh nghiệm đáng để suy ngẫm: "Thất bại là mẹ thành công".
Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái ngược vơi thành công. Cảm giác thất bại thật là tồi tệ khi mọi công sức, mơ ước, hi vọng, niềm tin của mình đều bị sụp đổ. Rất it ai chịu được nỗi đau này mà dũng cảm bước tiếp. Từ bỏ và không bao giờ làm nữa-đó là câu chốt khép lại bao ước mơ còn dang dở. Thật đáng tiếc cho những ai dám bước chân đi trên con đường này rồi mà không đủ kiên nhẫn, dũng cảm vượt qua thử thách-đón nhận bài học đầu tiên trên bước đường thành công. Đã bao giờ họ thử bình tâm suy nghĩ xem nguyên nhân thất bại là gì hay chỉ ngồi than thân trách phận đổ lỗi cho may mắn? Có rất nhiều yếu tố làm nên thành công nhưng chủ yếu là dựa vào năng lực và thời cơ. Một người có ý chí mạnh mẽ, niềm tin vào bản thân khi thất bại sẽ ngồi suy ngẫm lí do vì sao mình thất bại. Nếu là do năng lực, kĩ năng thì sẽ dành thêm chút thời gian nữa để quan sát, học tập, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức. Còn nêu do thời điểm thực hiện chua đủ chín để thành công thì sẽ kiên nhẫn đợi thời cơ để thực hiện. Vậy đấy, có thất bại ta mới nhận ra mình đã đúng, sai ở đâu để sửa lại. Đối đầu, lăn lộn với thất bại rèn luyện con người sự kiên nhẫn, tinh ranh sẵn sàng đối đâu với mọi thử thách sau này.
Với những người mang trong mình sự kiêu hãnh, thất bại còn là sự khiêu khích của thành công, là động lực thôi thúc khát khao chinh phục thành công bởi những người như vậy không bao giờ chịu khuất phục trước thất bại-đó là lí do vì sao thất bại sinh ra thành công vậy.
Bây giờ dẫu biết rằng "thất bại là mẹ thành công" nhưng vẫn có it ai vươn lên để thành công từ những thất bại. Đó là bởi vì suy nghĩ về thất bại trong mỗi người khác nhau. Những người không thành công thì cho rằng thất bại là mất hết tất cả, ước mơ sẽ không bao giờ thành hiện thực. Họ nản lòng nên đành dừng lại chọn cho mình một con đường an toàn nhưng chắc chắn la không có thành công. Thật nực cười khi thất bại của người này bỗng dưng bị biến thành thất bại của người khác, bị mặc định ước mơ như thế này chỉ là viễn vông. Trong dịp làm hồ sơ đăng ký học đại học rất nhiều phụ huynh lấy thất bại của những ngươi trong làng mà bắt ép con em mình từ bỏ niềm đam mê để đăng ký vào trường, ngành nghề theo sở thích của mình hoặc từ bỏ học đại học về làm công ty vì sợ không xin được việc dù bạn ấy có học lực khá. Đúng là có rất nhiều dẫn đến thành công nhưng con đường nào cũng đầy khó khăn và thất bại. Vậy tại sao ta không dám chọn cho mình con đường mình yêu thích và rồi dũng cảm vượt qua những thất bại đầu đời?
Ai cũng nhìn vào sự thành công của một người nào đó, trầm trồ khen ngợi và ước muốn được như vậy nhưng ai để ý đến những thất bại đã bị họ đánh gục trên bước đường thành công? Tỷ phú Jack Ma bắt đầu bước đến thành công bằng một chuỗi thất bại: nhà nghèo, trượt tiểu học 2 lần, trượt trung học 3 lần, bị trường đại học Harvard từ chối 10 lần, phải thi 2 lần mới đậu đại học Hàng Châu, bị từ chối hồ sơ cho 30 công việc khác nhau. Và nhờ sự cố gắng không ngừng ông đã đạt được thành công mà nhiêu người tham muốn. Nhưng những gì kinh nghiệm ông chia sẻ cho các bạn trẻ đó là: "Chúng tôi sẽ làm tất cả để thành công đơn giản là chúng tôi là những người trẻ và không bao giờ biết từ bỏ".Nhà khoa học Thomas Edison đã phải trải qua 10000 lần thất bại mới chế tạo ra đèn điện như bây giờ. 10000 lần thất bại-con số khủng khiếp mà bạn trẻ nào dám can đảm để nói không từ bỏ? Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay em Nguyễn Thị Thắm (Quan Sơn-Thanh Hóa) là nhưng con người minh chứng cho cuộc đời bại dường như đã định sẵn từ lúc mới sinh ra: bị tật cả hai tay, không thể viết, vẽ,… bằng đôi tay lành lặn. Nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường thầy Ký, em Thắm đã biến thất bại thành thành công khi đôi chân cầm bút viết nên những nét chữ đẹp, những bức tranh xuất sắc. Thật đáng khâm phục biết bao khi quanh ta vẫn luôn có những tấm gương vượt khó vươn lên từ thất bại để chúng ta học hỏi. Nhưng rồi cũng xấu hổ biết bao khi bao bạn trẻ hoàn thiện về thể xác nhưng ý chí, lòng quyết tâm thành công không bằng những con người khổ sở hơn họ rất nhiều lần.
Thành công nếu có đến dễ dàng cũng sẽ nhanh mất đi thôi."Không trải qua những ngày mưa gió bão bùng ngươi ta sẽ chẳng bao giờ biết trân qúy những ngày rực nắng","Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp chông gai ý nguyện không kiên cường" (Khổng Tử). Thành công mà con ngươi ta giành lấy từ tay thất bại thì đó mới là thành công thực sự khiến ta phải trân qúy nó. Ta sẽ giữ được thành công và vươn nó ra xa hơn bởi thất bại đã ren cho con người ý chí kiên cường, không nản lòng khuất phục trước khó khăn.
"Thất bại là mẹ thành công", câu nói khuyên người ta khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để không bị như vậy nữa và lần sau làm thế nào để đạt được. Nó còn có một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, làm cho người ta lấy lại sự tự tin. Câu nói này chỉ có tác dụng và ý nghĩa với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi.
Tôi đã nghe từ đâu đó có ai nói rằng:"Khi bạn thất bại, bạn từ bỏ cơ hội làm lại và mãi mãi ở vị trí cũ hay làm lại để có một vị trí khác tốt đẹp hơn". Đó là câu hỏi, sự lựa chọn của những ai đang nản lòng trước thất bại thì hãy cố gắng lên, can đảm lên để xứng đáng có được thành công.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:41 04/06/2020
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến một vấn đề nóng bỏng trong giáo dục. Nó đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Đó là hiện tượng “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đứng trước những tác hại ghê gớm của hiện tượng này, Bộ Giáo dục đã phát động phong trào: “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
“Những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Tại sao “thành tích” lại được gọi là bệnh? Câu hỏi ấy đã gây cho không ít băn khoăn, suy nghĩ. Có thể nói “tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận, vi phạm các quy chế thi (quay cóp trong giờ kiểm tra,chép bài của nhau,…). “Bệnh” hiểu theo nghĩa thông thường chính là virut, vi khuẩn làm cho trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động không bình thường. Còn “thành tích” chính là kết quả tốt đẹp do một cá nhân, hay một tập thể làm ra, được mọi người công nhận và đánh giá cao. Nhưng nếu chạy theo “thành tích”, bất chấp thủ đoạn, bỏ qua chất lượng thì “thành tích” lại là một căn “bệnh”, một tệ nạn cực kỳ nguy hiểm. Thật tiếc là trong xã hội hiện nay, lại có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này.
Hiểu được bản chất của “những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, nhưng mấy ai biết được nó bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân sâu xa của nó chính là do những thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười, phê phán. Những học sinh không chú ý nghe giảng, lười học bài, lười làm bài tập nên khi đến kỳ thi thì không biết gì cả, không làm được bài rồi lại dở trò quay cóp, gian lận, chép bài của nhau. Giám thị thấy thế không những không nhắc nhở, cảnh cáo, lập biên bản mà còn tiếp tay cho học sinh, dặn học sinh im lặng mà chép cho nhanh. Những việc làm gian lận của học sinh cùng với sự tiếp tay của giám thị đã làm cho kết quả cao lên vượt trội. Đó chỉ là “thành tích” dối trá, thực chất những học sinh đó lại chẳng biết gì. Việc làm gian lận ấy đã nhanh chóng bị thanh tra phát giác và không chỉ giám thị mà còn cả học sinh đó đều bị kỷ luật. Bên cạnh đó, có trường thì lại rất nghiêm túc, coi thi rất chặt chẽ. Vì thế mà học sinh không làm được bài, kết quả rất thấp. Trước sự việc này, nhiều giáo viên, nhiều trường lại ngấm ngầm nâng điểm học sinh để ít nhất là đạt chỉ tiêu đặt ra. Những hành vi ấy, những trường hợp ấy đã dần lan tỏa khắp nơi và do đó mà “bệnh thành tích” xuất hiện.
Xung quanh chúng ta những biểu hiện của “bệnh thành tích trong giáo dục, tiêu cực trong thi cử” nhiều không kể hết. Trong giáo dục từ cấp thấp đến cấp cao đều mắc phải căn bệnh này. Nhiều trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa, hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp” khá phổ biến cho nên mới có chuyện cười ra nước mắt. Nhiều học sinh lớp bốn viết chữ chưa thành thạo, chưa thuộc hết bảng cửu chương, một phép tính đơn giản cũng không tính được. Ở các thành phố lớn, vì “bệnh thành tích” mà Ban Giám hiệu nhà trường sẵn sàng “thổi phồng” tỷ lệ học sinh khá giỏi lên tới con số đáng ngờ là 90%, trong khi thực tế lại thấp hơn rất nhiều. Có trường hợp kỳ quặc hơn là không cho học sinh yếu kém lưu ban vì sợ ảnh hưởng đến “thành tích” của trường và “uy tín” của Ban Giám hiệu. Trong các kỳ thi hết cấp, cũng vì “bệnh thành tích” mà nhiều học sinh “đỗ oan”; do đó, càng học lên cao càng đuối. Có trường hợp một số giám thị trường này chấm thi chéo đã cố ý hạ điểm của học sinh trường kia với mục đích để tỷ lệ đỗ của trường kia kém hơn trường mình. Sự giả dối kéo dài đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là chất lượng học tập của học sinh ngày càng đi xuống.
Gần đây nhất, trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa qua, cả nước có 72 thí sinh và 02 cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi. Con số này, tuy có giảm so với năm trước, song nó vẫn đang từng ngày gây nhiều bức xúc dư luận, đồng thời hạ uy tín, chất lượng của ngành Giáo dục. Và cách đây sáu năm, đúng vào mùa thi tốt nghiệp, tuyển sinh, đã có một sự việc xảy ra gây bức xúc lớn trong dư luận và là vết nhơ rất nghiêm trọng của ngành Giáo dục. Đó là, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang đã gian lận trong thi cử và có học sinh đã ghi lại được hình ảnh gian lận của những học sinh đó. Những hình ảnh ấy được tung lên mạng Internet, ngay lập tức thanh tra đã xuống kiểm định lại hành động gian lận đó. Không chỉ học sinh bị kỷ luật mà còn cả giám thị, giáo viên, cán bộ coi thi cũng bị kỷ luật. Cũng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Vân Nham, Hữu Lũng, Lạng Sơn năm 2012, rất nhiều học sinh thi môn Toán chỉ được 0.25 điểm. Có những học sinh xếp loại học lực giỏi ở cấp THCS, nhưng khi đi thi kết quả điểm môn Toán cũng chỉ đạt vẻn vẹn 2.0 điểm. Không hiểu sao cái “thành tích” học lực giỏi ấy là như thế nào. Phải chăng, đó chỉ là bộ mặt của trường còn chất lượng thì chẳng ra đâu vào đâu. Trở lại những năm trước nữa, vào tháng 10 năm 2007, trên thời sự có đưa tin ở một số trường THCS, học sinh lớp 7 không biết đọc, biết viết. Đọc, viết là những điều căn bản trong suốt 5 năm học Tiểu học, vậy mà không biết thì làm sao các học sinh đó có thể lên lớp, có thể tốt nghiệp được. Tất cả cũng chỉ vì “bệnh thành tích” mà ra. Giáo viên lo cho đạt chỉ tiêu tốt nghiệp 100%, phụ huynh học sinh lo chạy chọt, ăn điểm để lên lớp. Cứ như thế thì làm sao giáo dục có chất lượng được. Ngay khi chính sách “3 không” được Nhà nước ban hành một cách quyết liệt, thì hiện tượng ấy vẫn cứ di
Câu trả lời của bạn: 00:41 04/06/2020
“Không bao giờ xương máu phải bơ vơ
Ôi sông núi nghi ngàn dặm đất
Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt
Nguyện làm người xung kích của quê hương”
(“Đất nước” – Nguy
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:40 04/06/2020
“Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim” – Piet. Đây là một nhận định hoàn toàn đúng tuy nhiên khi cuộc sống ngày nay không còn quá vất vả như trước, chỉ cần một cú click chuột bạn có thể biết được chuyện gì xảy ra quanh mình, về những gì đã qua và cả những dự đoán cho tương lai phía trước thì lại phát sinh nhiều tranh giành, tính toán để thu về cho bản thân lợi ích tốt nhất. Tình thương giữa người với người trở nên “khan hiếm”, “đắt đỏ” trong cái thế giới mà công nghệ đang phát triển như huyền thoại. Lẽ nào ta đã quên mất rằng: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”-EC Mc Kenzie.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Phải chăng mình đã bỏ quên món quà tốt đẹp mà Thượng Đế ban tặng chỉ để sống với những cỗ máy vô hồn và những toan tính đang làm chính mình mệt mỏi?” Cuộc sống là một bức tranh đa sắc mà mỗi người là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Như loài chim phân biệt bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái tim-đó là biểu hiện của sự sống, là nơi kết tinh phẩm chất “người” nhất và là “loại keo” thần kì “kết dính” ta với xã hội. Tình yêu thương đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đòng dân tộc, trở thành tiếng gọi của lương tâm tạo ra sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Một trái tim biết yêu thương là trái tim mang theo những cảm xúc đẹp, biết nghĩ cho người khác, vui niềm vui của người khác, đau chung nỗi đau của những số phận bất hạnh. Đó chính là sự cảm thông, là thông điệp mà Kenzie muốn truyền tải đến chúng ta: Sự cảm thông xuất phát từ con tim, là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới, chính nó tác động lên ý thức, dẫn con người tới hành động, giúp rút ngắn khoảng cách của thời gian, không gian, vượt qua cả sự ngăn trở do bất đồng ngôn ngữ, làm những người xa lạ trở nên gắn bó với nhau, xích lại gần nhau hơn.
“Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó có những điều kì diệu”-Loilla Cather. Trái tim có thể xoa dịu nỗi đau, sự cảm thông có thể xóa tan lòng hận thù, cảm hóa được tâm hồn người khác. Thế mới biết sự cảm thông, yêu thương chân thành là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống, đó chính là hạt giống tốt để từ đó hạnh phúc đơm hoa, kết trái. Thế giới ngày hôm nay trôi đi vội vàng, mỗi con người dường như đang trong tư thế tiến ra đại dương mênh mông với một “cái đầu lạnh” chỉ toàn là tư duy, lí trí. Biển đời lạnh lẽo và tình người cũng vì thế mà đóng băng. Chính những lúc đó, trái tim yêu thương như ánh lửa được thắp lên để mang ấm áp trở về, như ngọn đèn soi sáng tư tưởng, tâm hồn ta. Sự cảm thông ấy giúp ta lắng nghe tiếng ai đó đang than khóc, giúp mắt ta thấy được những số phận éo le cần được nâng đỡ, giúp đôi chân ta chạy đến bên họ và giúp đôi tay ta dang rộng dù không thể ôm trọn cuộc đời này nhưng cũng có thể ôm lấy ai đó đang tuyệt vọng, cho họ một nơi bình yên để dựa vào. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời cộng đồng, tập thể và chính sự cảm thông, chia sẻ sẽ giúp những kiếp người bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, thất bại. Tôi mãi không quên câu chuyện của di
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:40 04/06/2020
Hạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới?
Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô Tấm. Phần đại đa số người cho rằng: Tấm được làm Hoàng Hậu, làm vợ vua là hạnh phúc. Để có được điều đó, Tấm phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng ý chí kiên cường, phẩm chất tốt đẹp Tấm xứng đáng có được hạnh phúc ấy.
Người ta định nghĩa hạnh phúc là một đích đến mà người ta đặt ra rồi cố gắng để đạt được, dẫu có nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà mờ đi ý chí.
Như cô Tấm, hành trình đi đến hạnh phúc gian nan vô cùng, mặc cho bị mẹ con Cám hại rất nhiều lần, nhưng Tấm vẫn giành được tình cảm của nhà vua bằng những lần hiện thân của mình. Mặc cho: Tiếng hót chim Vàng Anh chẳng có ý nghĩa gì với trái tim những con người dã thú đầy máu độc; bóng xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét đầy đố kỵ; tiếng khung cửi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn. Nhưng cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì lại càng đấu tranh, vùng dậy đòi lại công bằng cho mình. Vì đấu tranh không biết mệt mỏi, nên cuối cùng Tấm đã đạt đến hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc không nhất định cứ phải là một đích đến. Có người từng nói: "Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi."
Không nhất định Tấm là vợ vua mới là hạnh phúc, mỗi bước đi trên con đường đời của Tấm, cũng đã là hạnh phúc. Tấm được sinh ra đó đã là một hạnh phúc, mặc dù cha mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ cay nghiệt, nhưng vì thế, Tấm mới trở thành một cô gái đảm đang, kiên cường, biết nhẫn nhịn… Cám suốt ngày được nuông chiều nên đâu thể có được những đức tính tốt đẹp như vậy! Khi được giao đi bắt tép, mặc dù Tấm bị Cám lừa đi giỏ tép mà mình đã bỏ công sức ra bắt được. Nhưng bù lại, Tấm lại được Bụt tặng cho con Bống. Tấm hạnh phúc vì từ nay đã có Bống làm bạn, chia sẻ buồn vui…
Nếu như Tấm cứ nghĩ đến nỗi buồn, không biết nắm bắt những niềm vui, thì liệu rằng Tấm có thể lấy được những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy không?
Nếu bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui thì chúng ta mãi mãi chẳng thể nào thấy được cái gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải điều xa lạ, Đội khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười.
Tấm bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác, nhưng Tấm không vì thế mà chịu thua. Tấm vẫn dựa vào những hiện thân về bên cạnh nhà vua, hết lần này đến lần khác giành được tình yêu thương của nhà vua. Và hạnh phúc hơn nữa, khi Tấm sống ở nhà bà lão bán nước, được bà yêu thương như con gái ruột, sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, không phải chịu sự đọa đày của mẹ con mụ dì ghẻ. Cái kết là Tấm được trở về làm vợ vua là niềm hạnh phúc to lớn, viên mãn nhất!
Cám cũng được làm vợ vua, đấy cũng là hạnh phúc của Cám. Nhưng hạnh phúc ấy có được là do mưu mô, toan tính, không từ thủ đoạn mà thực hiện được. Hạnh phúc như thế liệu có thể thật sự lâu dài? Cám là vợ vua nhưng không có được tình cảm của vua, như thế còn gọi là hạnh phúc nữa không? Hạnh phúc của Cám, mãi mãi chỉ là thế thân, là dự bị thôi!
Hạnh phúc thật sự, là khi nỗ lực hết mình vào những điều mình đang làm, không phải dựa vào thủ đoạn mà thực hiện được. Khi hoàn thành được mục tiêu của mình và đó cũng là lúc cuộc sống trở nên có ý nghĩa và mục đích.
Hạnh phúc không phải là một đích đến, ta nỗ lực để đạt được nó. Nhưng, hạnh phúc đơn giản hơn thế, trên con đường đạt tới hạnh phúc lớn, có những hạnh phúc bé nhỏ bình dị mà ít người quan tâm đến.
Ta đặt ra một mục tiêu rồi nỗ lực để đạt đến mục tiêu đó. Ta hạnh phúc khi nỗ lực của mình được đền đáp. Nhưng mấy ai để ý đến những niềm vui bé nhỏ luôn đi song hành trên con đường hạnh phúc ấy? Trong quá trình ta nỗ lực, ta có được những lời động viên của bạn bè, có người thân luôn ở bên tiếp sức khi chúng ta mệt mỏi, nản chí, hay thất bại…để ta có được sự tự tin, ý chí, để có thể gặt hái được "quả ngọt"
Nhưng luôn có những người, luôn chìm đắm trong buồn bã ủ dột, than vãn khi sinh ra trong ra đình nghèo khó. Người ta chỉ biết than thân trách phận, mà không biết rằng, cuộc sống có biết bao người sinh ra cơ thể không được nguyên vẹn như người khác, họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng sống, họ vẫn có được niềm hạnh phúc của riêng mình. Người ta buồn vì số phận cơ cực, nhưng mà sinh ra nghèo khó không phải lỗi của họ, sống và chết đi trong nghèo khó, mới là lỗi của họ..
Trên con đường đời chúng ta đi có rất nhiều cái đích hạnh phúc mà ta muốn hướng đến. Nó không phải là điểm đến cuối cùng, cũng chẳng phải nơi cuộc đời mình dừng lại.
Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được cái đích mà ta đã đặt ra. Cuộc sống luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và yêu cầu. Tốt nhất ta nên nhận thấy rằng, hiện tại là thời gian hạnh phúc của mình mặc dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và muộn phiền.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:40 04/06/2020
Con người được thượng đế ban cho sinh mệnh để sống cũng ban cho riêng một cá tính, một suy nghĩ và chẳng ai có thể giống ai ngay cả những bào thai song sinh. Chính vì thế đối với cách sống mỗi người đều có mỗi ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng: " Sống là không chờ đợi " nhưng lại có ý kiến khác khuyên chúng ta nên sống chậm lại. Vậy chúng ta có bao giờ tự đặt ra câu hỏi mình nên sống chậm lại hay "vội vàng" mà sống?
Ý kiến "sống là không chờ đợi" chính là trào lưu của giới trẻ hiện nay. Đó là thái độ sống vội vàng, sống hết mình, chạy đua với thời gian để mà sống. Chúng ta không cho phép bản thân nhìn mãi vào quá khứ, đắm chìm trong hiện tại, mà luôn nuôi giấc mộng về tương lai tươi sáng để mong được tận hưởng đủ đầy, không bỏ qua bất cứ điều gì để không hối tiếc. Bởi thời gian là tuyến tính. Có nghĩa thời gian là dòng chảy mà mọi thứ trôi qua đều mất đi vĩnh vi
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:39 04/06/2020
Giống như chặng đường dài luôn có những khúc cua, đèo dốc và ngã rẻ, cuộc đời cũng có vô vàn khó khăn buộc ta phải đối mặt. Tuy nhiên, những khó khăn ở đời không phải là để nhấm chìm ta xuống mà là để đôi chân ta cứng cáp hơn, như cách mà nhà văn Anthony Robbins đã nói: “Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay”.
Trước hết, ta hãy đi giải nghĩa câu nói đó để hiểu sâu vấn đề. “Khó khăn hôm qua” là những thất bại, những điều không như mong muốn xảy ra trong quá khứ. “Con người bạn hôm nay” tức là bản thân chúng ta ở hiện tại, sau khi đã vượt qua những sóng gió trước đây. Tóm lại, câu nói của tác giả nghĩa là những điều không may ập đến đời ta trong quá khứ sẽ “nhào nặn”, hay còn được hiểu là giúp thay đổi thái độ, suy nghĩ của chúng ta, khiến ta trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Đối mặt với khó khăn là một điều hiển nhiên mà mỗi người đều phải trải qua trong đời. Chẳng ai sinh ra mà có cuộc sống ấm êm từ đầu đến cuối. Dù ít dù nhiều, ta đều phải đối mặt với khó khăn. Khi gặp chông gai, có khi ta đã tưởng rằng bản thân không thể chống đỡ nổi, nhưng rồi cuối cùng, bằng một cách nào đó, ta vẫn có thể xoay sở để mà vượt qua. Sau mỗi lần như thế, chúng ta mới nhận ra sức mạnh phi thường trong con người mình, nhận ra rằng thất bại hay thử thách không đáng sợ như ta vẫn tưởng.
Chúng chỉ là những “chất xúc tác” trong phản ứng trưởng thành của ta mà thôi. Bao điều không may đến với cuộc đời chúng ta, chung quy cũng đều là để giúp ta thêm cứng cáp hơn, để đôi chân ta vững bước hơn trên đường đời đầy sỏi đá. Huyền thoại bóng đá thế giới của chúng ta – Pele –từng có một tuổi thơ nghèo khó. Ông và đội bóng nghèo nàn trong một khu ở chuột của Brazil đã từng bị chế gi
Câu trả lời của bạn: 00:39 04/06/2020
Có lẽ bất kì ai trong chúng ta cũng đều có những nỗi sợ hãi. Chẳng hạn như có người sợ rắn, có người sợ ma, có người sợ trời sấm sét và có người cho rằng có lắm thứ trên đời này đáng sợ. Như tôi thì tôi sợ mỗi lần băng qua đường khi xe cộ đông nghẹt vì cảm tưởng như nó sắp tông mình tới nơi vậy. Nghe thật buồn cười nhỉ? Nỗi sợ hãi là một điều thường trực trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Vậy sự thật nỗi sợ hãi là gì, tại sao chúng ta không nên sợ hãi và làm thế nào để có thể vượt qua được những nỗi sợ hãi này.
Có lẽ không phải ai cũng biết, thật ra nỗi sợ hãi thường không có thật mà là sản phẩm do chính tâm trí chúng ta sáng tạo ra. Có người chưa bao giờ nhìn thấy ma nhưng nghe đến ma thì rất sợ, cũng có người chưa từng bị rắn cắn lần nào nhưng lại rất sợ rắn. Cũng có khi nỗi sợ hãi ấy đến từ một việc trong tương lai và chưa hề xảy đến. Giả sử nếu ngày mai có một việc quan trọng nào đó đối với chúng ta như thi cuối kì hay chuẩn bị đi xa một chuyến chẳng hạn… thì nhiều người thường tưởng tượng ra đủ mọi thứ tình huống không hay và tự khiến mình lo lắng: không biết mình có ngủ quên hay không, không biết mình có bị tr
Câu trả lời của bạn: 00:38 04/06/2020
Thanh xuân đẹp tựa như một giấc mơ, vừa chua chua,chát chát lại vừa ngọt ngào. Nó để lại cho chúng ta nhiều dư vị của hạnh phúc, nhưng thanh xuân nào có 2 lần, khi thời gian cứ tuồn tuột chảy trôi! Có lẽ trên cuộc đời này – thời gian là thứ thầm lặng nhưng lại vô tình và tàn nhẫn nhất.
Thời gian cứ nhẹ nhàng chảy qua kẽ tay, luồn qua làn tóc. Cứ như thế, như thế, đến lúc con người chợt bừng tỉnh giấc mộng, thì những ngày thơ ấu giờ đây đã lụi tàn. Tất thảy chỉ đọng lại như một giấc mộng phôi phai. Hay nói cách khác chúng ta đã sắp trưởng thành, thành những chú chim đủ lông đủ cánh, có thể dang cánh bay đến khắp nơi để tạo dựng cuộc sống cho mình.Ai trong chúng ta đều có những kỉ niệm đẹp, nó không chỉ là kỉ niệm mà nó còn là cả thời thơ ấu, cả tuổi thanh xuân. Trải qua gần hết quãng đời học sinh, tôi bắt gặp nhiều bạn, bạn xấu có, bạn tốt có.. Nhưng dù thế nào, tốt – xấu, họ vẫn là bạn của mình, là những con người đã cùng tôi trải qua những lúc vui buồn trong cuộc sống, chứng kiến sự trưởng thành của tôi. Một ngày có 24h thì thời gian tôi ở cùng bạn bè còn nhiều hơn cả gia đình của mình. Tôi là một con người rất ghét sách vở nhưng tôi chỉ thực sự thay đổi khi có cô Thảo xuất hiện trong những năm tháng học cấp 3. Thực sự mà nói thì 11 năm đi học tôi chưa từng gặp một người như cô. Vừa nghiêm khắc lại vừa d
Câu trả lời của bạn: 00:38 04/06/2020
Trong “Trường ca mặt đường khát vọng”, Nguy
Câu trả lời của bạn: 00:38 04/06/2020
Nước Việt Nam ta nói riêng và cả thế giới nói chung,đều sống trong cuộc sống hòa bình, ổn định, người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những đứa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi đã bương chải, vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.
“Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em được may mắn như những các bạn cùng chan lứa, được yêu thương, chăm sóc,mua cho được nhiều quần áo đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường. Còn các em với những bộ quần áo rách nách, đầu trần chân lấm đi khắp con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi phải bị hắt hủi bởi những người vô tâm, có những hôm phải chịu đói chịu rét lang thang trên những công viên. Có lẽ do cuộc đời đã đưa rẽ xô đẩy và đã cướp đi cha mẹ của các em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, do thiên tai lũ lụt, do cha mẹ mất sớm, có em quá nghèo khổ phải bỏ quê ra đi. Đáng thương hơn là có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên không biết cha mẹ chúng là ai. Và trong đầu chúng luôn nghỉ về những câu hỏi như: “Cha ơi, cha là ai. Mẹ ơi, mẹ là ai”; “Cha ơi, cha ở đâu. Mẹ ơi, mẹ ở đâu”; “Tại sao sinh con ra cuộc đời này mà không cho con tình người, con nào có tội gì đâu”.
Công việc của những đứa trẻ này hàng ngày là, bán báo, đánh giày, bán vé số. Những công việc này quả thật là khá vất vả đối với những đứa trẻ 6, 7 tuổi, việc mời được khách quả là không d
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:37 04/06/2020
Tình yêu là một đóa hoa thơm tươi đẹp ở “vườn trần”,là thứ tình thiêng liêng cao cả và huyền diệu nhất của con người. Sẽ chẳng lạ gì khi trái tim ta lơ đ
Câu trả lời của bạn: 00:36 04/06/2020
Bạn đã bao giờ "sống ảo" chưa? Có phải chăng chúng ta đang sống ảo vì muốn xây dựng cho mình một vẻ ngoài lung linh, một hình tượng hoàn hảo, tuyệt vời hơn so với thực tế? Nhưng chính sự hào nhoáng qua màn hình máy tính ấy sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu ta không chân thật, không sống đúng với những gì mình có bởi vì: "Bạn là một nhãn hiệu. Khi người ta nghe tên bạn, họ liên tưởng ngay đến điều gì đó. Khi nhận thấy bạn, họ nảy sinh cảm xúc nhất định. Dù họ có thích bạn hay không, bạn vẫn thật sự là một nhãn hiệu."
Bà mẹ thiên nhiên đã ưu ái cho Trái Đất sự sống muôn màu đẹp tươi nổi bật giữa muôn vàn hành tinh không sự sống trong vũ trụ. Đó là những mầm cây xanh biếc mạnh mẽ vươn lên từ đất, là những bông hoa rực rỡ dưới ánh mặt trời, cả những chú chim vót véo von vào mỗi sớm tinh sương. Và điều tuyệt vời nhất chính là sự xuất hiện của con người với tất cả sự thông minh, trí tuệ và ngôn ngữ đặc biệt. Chính điều đó làm ta nổi bật lên và chinh phục mọi điều trên thế giới. Giữa hàng tỉ con người của thế giới hiện đại ấy, ta làm gì để nổi bật, làm gì để người khác nhớ đến ta. Lúc ấy, ta cần xây dựng cho mình một "nhãn hiệu", một thương hiệu cá nhân. Trong thế giới của kinh doanh, nhãn hiệu là điều vô cùng quan trọng giúp khách hàng "nhớ mặt đặt tên" sản phẩm của mình. Còn trong cuộc sống, nhãn hiệu của con người chình là phẩm chất, nét đặc biệt, phong cách riêng. Nhãn hiệu của con người phải là những nét tiêu biểu nhất, cá nhân hoá nhất mà khi chỉ nghe hay nhìn thôi, họ có thể "liên tưởng ngay tới điều gì đó" và "nảy sinh những cảm xúc nhất định". "Điều gì đó" hay "cảm xúc nhất định" đó là những điều tốt, sự khâm phục ngưỡng mộ nhưng cũng có thể là sự ghen ghét, đố kị, thậm chí là cả sự bác bỏ và lên án gay gắt. Dù mọi người xung quanh có phán xét như thế nào đi nữa thì bạn vẫn là chính bạn, vẫn là riêng mình, vẫn là một cá nhân riêng biệt với một cá tính đặc biệt của chính mình. Câu nói trên đã đánh thức trong tà suy nghĩ về vai trò của nhãn hiệu trong cuộc đời mỗi con người, xây dựng và làm chủ được nhãn hiệu là điều cần có trong quá trình trưởng thành của tất cả chúng ta.
"Nhãn hiệu" là điều cần có ở tất cả mọi người, "nhãn hiệu" phản ánh đặc trưng của mỗi người, nó mang tính chất cá nhân, cá thể và có sự thống nhất với nhau trong quá trình thể hiện hành động và cách ứng xử. "Nhãn hiệu" có thể được biểu hiện qua vẻ bề ngoài. Ai cũng có những vẻ đẹp riêng, cái vẻ đẹp ấy là điều chi phối đầu tiên, trực quan nhất khi tiếp xúc với người nào đó. Nhờ vẻ bề ngoài mà ta nhận ra nhau giữa biển người mênh mông, vô tận. Tạo hoá đã cho con người thứ "nhãn hiệu" đầu tiên đó chính là ngoại hình. Nhưng ngoại hình thôi là chưa đủ, bên ngoài chỉ là cái để ta làm quen nhau mà thôi, còn phẩm chất bên trong mới là điều trói buộc con tim, là điều gắn kết giữa con người với con người. Chẳng ai có quyền được lựa chọn ngoại hình cho mình ngay từ khi sinh ra. Nhưng nhân cách, phẩm chất, lòng tự trọng là do chính chúng ta lựa chọn. Đó mới chính là yếu tố quyết định nhất trong việc xây dựng "nhãn hiệu" cho cá nhân. Phẩm chất đó sẽ được bộc lộ rõ nét thông qua từng hoàn cảnh cụ thể và thống nhất, chi phối trong mọi hành động và cách ứng xử. Muốn phán xét ai đó thì ta phải dựa vào cái mà họ thể hiện trong cuộc sống, và về lâu về dài, điều đó sẽ trở thành một thói quen, một hành động mang tính chất cá nhân hay nói cách khác, nó tạo nên một thứ nhãn hiệu, một thứ phong cách cá nhân mà khi nhắc đến nghe tên người ta đều biết đến đó là bạn. Bạn sẽ là một con ngoan trò giỏi nếu bạn chăm chỉ học tập, l
Câu trả lời của bạn: 00:36 04/06/2020
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Bài làm
Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này chính là gạt bỏ đi những cái xấu và vun đắp thêm những cái tốt dù là rất nhỏ. Và bài học mà tôi nhận ra được sau khi đọc câu chuyện "Hai cây lúa"- Hạt giống tâm hồn, Tp.HCM, 2004 là về sự ích kĩ cùng với khát khao cống hiến trong lòng mỗi người.
Có người đã từng nói: "Đừng để sự ích kỉ trở thành con rắn độc luồn vào trong tim, ăn mòn lí trí của bạn". Đúng như vậy, sự ích kỉ đem lại rất nhiều tác hại, không chỉ bản thân ta mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh, gia đình, xã hội
Vậy bạn hiểu "ích kỉ là gì? Còn đối với tôi, "ích kỉ" là lối sống lệch lạc, chỉ biết suy nghĩ và hành động cho lợi ích của bản thân mình mà không màng đến lợi ích của người khác. Thậm chí sẵn sàng giẫm đạp lên lợi ích của người khác để đạt được mục đích của mình.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, càng ngày có càng nhiều người sống với suy nghĩ tiêu cực như trên. Nguy hiểm hơn, là trong số họ, chiếm đa số là những người trẻ tuổi – là thành phần nồng cốt trong xã hội.
Biểu hiện của sự ích kỉ trong lòng mỗi người rất rõ nét. Họ sẽ sống trong tư thế không chịu mở lòng, hành động theo sự toan tính hơn thua với người khác. Nếu thấy cái lợi về mình thì mới làm. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, bào mòn đi tâm hồn và lí trí của ta. Họ luôn sống trong lớp vỏ bọc mà chính mình tạo ra, để rồi phải "chết dần chết mòn" trong đó, như hạt lúa thứ nhất trong câu chuyện trên. Nó vì lợi ích của bản thân, không muốn thân mình phải "tan nát trong đất" như hạt lúa thứ hai nên đã sống trong lớp vỏ bọc của mình. Đến khi sử dụng hết chất dinh dưỡng mà nó có thì đành phải sống trong bóng tối đến suốt quảng đời ngắn ngủi còn lại… Trong cuộc sống của con người cũng vậy, khi tham gia một hoạt động tập thể, trong khi đa số mọi người đều năng nổ, tham gia nhiệt tình thì còn có một bộ phận không ít người chỉ nghĩ đến mình, ngại khó, ngại khổ…
Vậy theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến "hội chứng ích kỉ" trên?. Có nhiều nguyên do một con người trở nên ích kỉ, vị kỉ như vậy, nhưng có lẽ nguyên nhân chính và lớn nhất là nằm ở suy nghĩ và nhận thức của mỗi người. Nhận thức của họ bị sai lệnh, họ nghĩ cho đi là thiệt thòi là sự mất mát… cũng như cây lúa thứ nhất, nó nghĩ rằng "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Chính vì suy nghĩ lệnh lạc, sai lầm đó mà dẫn đến những hành động ích kỉ, vị kỉ đáng lên án trong xã hội…
Nó ảnh hưởng rất lớn đến bản thân, gia đình và xã hội. Một người ích kỉ là cho bản thân họ có những hành động và suy nghĩ chỉ hướng đến mình mà sẵn sàng hy sinh lợi ích vốn có của người khác thì dần dần mọi người sẽ xa lánh ta, ta không còn giữ được những mối quan hệ trong xã hội, thậm chí là trong gia đình. Bởi lẽ, không ai muốn giữ "một con rắn độc", sẵn sàng là hại mình bên cạnh. Không chỉ dừng lại ở đó, sự ích kỉ của một người còn làm cho những người khác thiệt thòi, xã hội mất tính công bằng, đoàn kết… Như hạt lúa thứ nhất, nó đã "hy sinh" đi lợi ích – làm mất đi năng suất lao động của chính người đã tạo ra nó, cho nó "cuộc sống" này. Còn sự mất công bằng ở chỗ, trong khi hạt lúa thứ nhất chỉ nằm trong kho, hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ thì hạt lúa thứ hai phải "tan mình trong đất", chịu đựng cái khắc nghiệt của môi trường bên ngoài để "từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt"…" mang đến cho đời những hạt lúa mới…."
Trái ngược với hạt lúa thứ nhất – luôn giữ khư khư lợi ích của bản thân, thì hạt lúa thứ hai lại "hào hứng", sẵn sàng hy sinh "cuộc đời" mình để một thế hệ mới ra đời, mở ra cho đời nhiều sự sống tươi đẹp hơn nó..
Nhắc đến khát khao cống hiến, tôi liền nhớ đến bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Khát khao cống hiến là không có giới hạn… Dù là hạt lúa hay con người, dù già hay trẻ, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ…. tất cả đều có thể cống hiến cho đời, cho người… Trong thực tế, sự hy sinh, cống hiến thể hiện rõ nhất ở những cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc của những con người dũng cảm, can trường… Họ hy sinh thân mình để đổi lấy hòa bình, đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế hệ mai sau… Tất cả họ đều là những con người vĩ đại, là tấm gương kì vĩ mà chúng ta cần học hỏi… Vậy ta nhận được gì khi cống hiến?
Đừng nghĩ cho đi là mất mát, à khi cho đi nghĩa là ta đang nhận lại, ta nhận được gì?. Ta nhận được dự yêu mến, kính trọng từ những người xung quanh, ta nhận được sự thanh thản, yên bình trong tâm hồn, trong lí trí của ta sẽ tràn ngập hạnh phúc… Hẳn là vậy, khi cho đi, hạt lúa thứ hai sẽ vô cùng tự hào khi nó đã tạo ra những mần xanh mới, mở ra nhiều cuộc đời mới, như chính những điều mà những "hạt lúa mẹ" đã làm với nó… Nếu trong cuộc đời này, ai ai cũng "hào hứng" cho đi như cây lúa thứ hai thì có lẽ, cuộc đời này sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm hạnh phúc… Nhưng nếu, tất cả những người trong xã hội đều ích kỉ như hạt lúa thứ nhất thì có lẽ cuộc sống này sẽ trở nên khô khan, đầy rẫy những hiểm nguy mà chính những con người ích kỉ gây ra cho nhau.
Vậy để làm mất đi sự ích kỉ và thay vào đó là khát khao được cống hiến thì ta cần phải là những gì? Trước tiên, hãy thay đổi suy nghĩ của bản thân mình theo hướng tích cực bằng cách tích cực tham gia những hoạt động tập thể để nhận ra lợi ích của cống hiến đem lại.
Tuyên truyền, tổ chức các hoạt đông ngoại khóa về chủ đề "ích kỉ" trong xã hội đặc biệt là trong ngành giáo dục. Biết lên án, tố cáo những hành vi nguy hiểm xuất phát từ sự ích kỉ.
Còn đối với tôi, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường sẽ giữ cho mình suy nghĩ đúng đắn về "sự ích kỉ" như chính những điều mà hôm nay tôi đã nói với các bạn. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp địa phương tổ chức để góp một phần nhỏ bé nào đó giúp cho xã hội ngày càng công bằng tốt đẹp.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:36 04/06/2020
Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Hê-minh-uê là con một thầy thuốc. Học xong trung học ông bắt đầu làm phóng viên báo chí. Ông đã từng tự nguyện tham gia đại chiến I, với tư cách cứu thương và bị thương trên đất Italia. Sau chiến tranh, ông tiếp tục làm phóng viên cho báo chí Mĩ ở Châu Âu. ông sống ở Pari cho đến năm 1923. Việc tham gia vào cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha và đại chiến thế giới II đã để lại dấu ấn sâu sắc trong thế- giới quan và sáng tác của ông. ông đã từng đi rất nhiều nơi, trải nghiệm cảm giác của mình trong những sở thích như săn bắn, câu cá, đấu bò. Những năm cuối đời, ông sống tại Cu-ba, là một trong những người ủng hộ cuộc cách mạng của nước này. Trong một chuyến đi trở về Mĩ chữa bệnh ông tự sát tại nhà riêng của mình.
Hê-minh-uê nổi tiếng với những tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940)... song truyện ngắn của ông lại được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, ngay từ tập truyện đầu tay như “Trong thời đại chúng ta”. Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát-xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về châu Phi hay châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Điều trước hết thể hiện ở Hê-minh-uê đó là ông là một người xông xáo, không ngừng lăn lộn trên thực tế, tích lũy vốn sống và kiến thức của mình về nhiều mặt đế’ sáng tác. Những chi tiết, sự kiện trong tác phẩm của ông luôn tạo cho người đọc cảm giác chân thực như mới ùa từ cuộc sống vào trong trang sách. Tự nhận mình là nhà văn thuộc “thế hệ vứt đi” những điều đặc biệt là tác phẩm của Hê-minh-uê đã chống lại sự bi quan, buông xuôi trước cuộc sống. Nội dung chính trong Các tác phẩm của ông là việc phản ánh hiện thực gắn liền với tư tưởng nhân đạo. Nó yêu cầu rất cao ở con người, khẳng định con người có khả năng và cần phải luôn luôn vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt và bi thảm nhất. Về phương diện nghệ thuật, Hê-minh-uê là một người đầy bản lĩnh, luôn luôn say mê, khám phá và sáng tạo. ông nổi tiếng về thi pháp tiểu thuyết độc đáo, là người có năng khiếu biến văn chương báo chí thành văn chương tiểu thuyết với những trang viết ngắn gọn, giản dị, thô ráp, hướng về việc khơi gợi sự thế’ nghiệm nhiều hơn là tả hoặc bình luận. Nghệ thuật đó được ông nâng lên thành một nguyên lí gọi tên là nguyên lí “Tảng băng trôi”.
“Tảng băng trôi” là hình ảnh những núi băng trôi trên đại dương: Bảy phần chìm xuống nước, một phần nổi. Hê-minh-uê phát biểu về nó trong tác phẩm “Chết trong buổi chiều”: “Nếu như nhà văn biết rõ những gì anh ta viết, anh ta có thể bỏ qua nhiều điều từ những gì anh ta biết trước đó. Nếu như anh ta viết trung thực, người đọc sẽ cảm nhận được tất cả những gì bị bỏ qua cũng rõ ràng như thể nhà văn đã nói ra điều đó. Sự hùng vĩ của tảng băng trôi là ở chỗ chỉ có 1/8 của nó nổi lên mặt nước. Nhưng nếu như nhà văn nào bỏ qua nhiều chỗ bởi vì anh ta biết thì sẽ để lại lỗ hổng trong truyện”. Năm 1960, khi trả lời phỏng vấn của tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” của Xô Viết ông cũng trả lời: “bảy phần chìm dưới nước cho một phần nhìn thấy được. Phần chìm nền tảng đem lại sức mạnh và sự hùng vĩ cho phần đỉnh mà người ta nhìn thấy. Bạn càng biết bao nhiêu phần chìm càng lớn bấy nhiêu và tảng băng của bạn càng hùng vĩ bấy nhiêu”. Như vậy, có thể thấy, hình ảnh “Tảng băng trôi” thể hiện yêu cầu của Hê-minh-uê đối với tác phẩm văn chương: kiệm lời mà giàu ý nghĩa. Đó là kiểu tác phẩm mở, tác phẩm có mạch ngầm văn bản, đa nghĩa. Nguyên lí “Tảng băng trôi” yêu cầu phải loại bỏ những điều, những lời chủ quan của tác giả và nhà văn phải tổ chức văn bản đó thế nào đó để truyền tải cảm nhận của mình về cuộc sống tới người đọc một cách khách quan nhát. Người đọc phải có khả năng liên tưởng, tư duy, tổng hợp để thẩm thấu những mạch ngầm toát ra từ văn bản như một chỉnh thể nghệ thuật. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng để phục vụ đắc lực cho nguyên lí “Tảng băng trôi” là nghệ thuật độc thoại nội tâm cùng với những hình ảnh ẩn dụ được nâng lên tính biểu tượng. Ví dụ như trong tác phẩm tiêu biểu góp phần mang lại giải Nô-ben cho nhà văn năm 1954: “Ông già và biển cả”.
Với nguyên lí “Tảng băng trôi”, Hê-minh-uê thực sự là nhà văn nổi tiếng không chỉ của Tây Ban Nha mà còn là trên toàn thế giới, một người thực sự để lại ấn tượng sâu sắc trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết và truyện ngắn phương Tây hiện đại.
Câu trả lời của bạn: 00:35 04/06/2020
Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Chế Lan Viên nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?". Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân". Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời "Ôi! Việt Nam từ trong biển máu. Người vươn lên như một thiên thần". Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng (1974), Nguy
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:35 04/06/2020
Tây Tiến là dòng hồi tưởng đầy xúc động của Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến nổi danh một thời. Đoàn quân ấy đã từng trải qua nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, kể cả hy sinh, mất mát. Nhưng trên con đường hành quân thăm thẳm, binh đoàn Tây Tiến đã từng có những giờ phút vui vầy, hào hứng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tâm hồn nhà thơ, một người trong cuộc, khi hồi tưởng lại, cũng bâng khuâng, bay bổng và say sưa với từng kỷ niệm.
Đó là một buổi liên hoan tưng bừng ngày trong doanh trại Tây Tiến:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Khi nhớ lại đêm liên hoan năm xưa, hồn nhà thơ như đang sống với quá khứ. Và, quá khứ không còn là năm xưa nữa, mà như đang di
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:34 04/06/2020
Trong vườn thơ ca kháng chiến chống Pháp, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm được sáng tác tháng 4 năm 1948 nổi lên như một bông hoa thắm sắc ngát hương. Bài thơ đã di
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:34 04/06/2020
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được dựa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng.Trong đó có những đoạn thơ Nguy