
(_ _)。゜zzZ
Sắt đoàn
55
11
Câu trả lời của bạn: 15:15 04/05/2022
Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Tin học 7 / Tin học 7 Học vẽ hình hình học động với GeoGebra
Tin học 7 Học vẽ hình hình học động với GeoGebra
20/02/2021 by Minh Đạo
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Giới thiệu phần mềm
– Phần mềm GeoGebra là phần mềm cho phép vẽ và thiết kế các hình hình học đơn giản trong chương trình môn toán ở phổ thông như: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng.
– Đặc điểm quan trọng nhất của phần mềm là tạo ra sự gắn kết giữa các đối tợng hình học, đ ợc gọi là quan hệ nhưthuộc, vuông góc, song song.
– Phần mềm có thể vẽ đ ược các hình rất chính xác, có khả năng chuyển động mà vẫn giữ đ ợc mối quan hệ giữa các đối tượng.
1.2. Làm quen với GeoGebra
a. Khởi động
– Để khởi động phần mềm ta nháy đúp chuột tại biểu tượng
b. Giới thiệu màn hình
– Các thành phần chính trên màn hình:
+ Thanh bảng chọn: Là hệ thống các lệnh chính của phần mềm GeoGebra.
Các lệnh trên bảng chọn không dùng để vẽ các đối tượng hình.
Các lệnh tác động trực tiếp đối t ượng hình học được thực hiện thông qua các công cụ trên thanh công cụ.
Hệ thống bảng chọn và các lệnh vẽ bằng tiếng Việt
+ Thanh công cụ: Chứa các công cụ làm việc chính – chính là công cụ dùng để vẽ, điều chỉnh và làm việc với các đối tượng.
Khi nháy chuột lên 1 nút lệnh sẽ thấy xuất hiện các công cụ khác cùng nhóm.
Mỗi công cụ có biểu t ượng riêng t ơng ứng với công dụng của công cụ đó.
+ Khu vực trung tâm: Là nơi thể hiện các hình hình học được vẽ.
c. Giới thiệu các công cụ vẽ và điều khiển hình
– Các công cụ vẽ được thể hiện như những biểu tượng trên thanh công cụ
* Công cụ di chuyển
– Công cụ chọn
+ Không dùng để vẽ và khởi tạo hình mà dùng để di chuyển hình, ta kéo thả chuột lên đối tượng để di chuyển đối tượng này.
+ Có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách nhấn giữ phím Ctrl khi chọn.
+ Khi đang sử dụng 1 công cụ khác, nhấn ESC để trở về công cụ di chuyển.
* Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm
– Công cụ : dùng để tạo một điểm mới
– Công cụ : dùng để tạo ra điểm là giao của hai đối tượng đó có trên mặt phẳng.
– Công cụ : dùng để tạo trung điểm của đoạn thẳng.
* Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng
– Các công cụ , , dùng để tạo đường, đoạn, tia đi qua hai điểm cho trước.
d. Mở và ghi tệp vẽ hình
– Tệp có phần mở rộng: .ggb
– Lưu: File → Save (Ctrl + S) → Gõ tên tại ô File name → Save
– Mở: File → Open (Ctrl + O) → Gõ tên tại ô File name → Open
e. Thoát khỏi phần mềm
– File → Close hoặc (Alt + F4)
1.3. Vẽ hình đầu tiên
Các bước thực hiện:
– Bước 1: Tạo hình tam giác:
+ Cách 1: Sử dụng 2 công cụ Điểm mới và Đoạn thẳng:
Chọn công cụ điểm mới. Nháy lên màn hình tại 3 vị trí khác nhau để tạo 3 đỉnh của tam giác
Chọn công cụ đoạn thẳng. Nối các đỉnh của tam giác đã tạo bằng cách nháy chuột tại 1 đỉnh và di chuyển chuột đến đỉnh thứ 2 và nháy.
+ Cách 2: Sử dụng công cụ Đa giác để tạo 1 tam giác: Chọn công cụ đa giác, nháy chuột lên 3 đỉnh bất kỳ, sau đó điểm thứ 4 nháy chuột lên điểm đầu tiên để khép kín tạo thành tam giác.
– Bước 2: Lưu tệp vào đĩa với tên gọi tamgiac.ggb
1.4. Quan hệ giữa các đối tượng hình học
– Điểm nằm trên đường thẳng, đoạn thẳng
– Giao điểm của hai đường thẳng
– Trung điểm của đoạn thẳng
– Đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác.
– Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác.
– Phân giác của một góc.
1.5. Một số lệnh hay dùng
a. Dịch chuyển nhãn của đối tượng
Dùng công cụ chọn và thực hiện thao tác kéo thả chuột xung quanh đối tượng đến vị trí mới
b. Làm ẩn một đối tượng hình học
Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Show Object.
c. Làm ẩn/hiện nhãn của đối tượng
Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Show label.
d. Xoá một đối tượng
– Cách 1: Nháy chọn đối tượng và nhấn phím Delete.
– Cách 2: Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Delete.
e. Thay đổi tên, nhãn của đối tượng
– Bước 1: Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Rename.
– Bước 2: Gõ tên mới → Apply.
f. Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Room.
g. Di chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình
Để di chuyển toàn bộ đối tượng hình ta giữ Ctrl + Chuột trái và thao tác kéo thả chuột.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Nêu một số quan hệ giữa các loại đối tượng hình học mà em biết?
Hướng dẫn giải
– Điểm nằm trên đường thẳng, đoạn thẳng
– Giao điểm của hai đường thẳng
– Trung điểm của đoạn thẳng
– Đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác.
– Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác.
– Phân giác của một góc…
Bài 2: Hãy nêu một số thao tác với đối tượng trong phầm mềm GEOGEBRA?
Hướng dẫn giải
Các thao tác với đối tượng:
– Di chuyển tên của đối tượng
– Làm ẩn một đối tượng hình học
– Di chuyển toàn bộ màn hình
– Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Làm thế nào để khởi động phần mềm Geogebra?
Câu 2: Công cụ nào dùng để di chuyển hình?
Câu 3: Để tạo một điểm mới, em sử dụng công cụ nào
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Để thoát khỏi phần mềm Geogebra, em thực hiện cách nào sau đây?
A. Hồ sơ → đóng
B. Alt+F4
C. Cả a,b đều được
D. Cả a,b đều sai
Câu 2: Để lưu lại tệp đang soạn trên phần mềm Geogebra, em chọn cách nào sau đây?
A. Ctrl +O
B. Ctrl + N
C. Ctrl +P
D. Ctrl +S
Câu 3: Để mở tệp đã có trong phần mềm Geogebra, em chọn cách nào sau đây?
A. Ctrl + N
B. Ctrl +O
C. Ctrl +P
D. Ctrl +S
Câu 4: Trên màn hình làm việc chính phần mềm Geogebra gồm có những thành phần nào?
A. Thanh trạng thái, thanh công cụ, khu vực các đối tượng hình học
B. Thanh bảng chọn và các menu, thanh công cụ và khu vực vẽ hình
C. Thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh soạn thảo
D. Thanh bảng chọn, thanh công cụ, khu vực các đối tượng hình học
Câu 5: Phần mềm nào sau đây dùng để vẽ hình học động?
A. Typing Test
B. Earth Explorer
C. Toolkit Math
D. Geogebra
4. Kết luận
Sau khi học xong bài học này các em học sinh nắm được những nội dung cơ bản sau:
Biết được phần mềm Geogebra là phần mềm gì?
Biết được cách khởi động phần mềm Geogebra.
Biết được các thành phần chính trong màn hình làm việc của phần mềm.
Giúp các em học tốt hơn về bộ môn toán, đặc biệt là Toán hình.
Câu trả lời của bạn: 15:02 04/05/2022
- Biện pháp nhân hóa làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có gần gủi, có tâm hồn.
- Biện pháp so sánh làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) trở nên cụ thể, sinh động hơn
. - Liên kết nội dung: + Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời.
+ Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
- Liên kết hình thức:
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
Câu trả lời của bạn: 12:53 04/05/2022
Từ xưa đến nay tình yêu thương con người luôn được đề cao trong xã hội, đặc biệt trong thời kỳ càng ngày phát triển hiện đại như ngày nay giá trị đó cần được nâng cao, sự tương thân tương ái được mọi người thể hiện rất nhiều. Ông cha ta có câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, câu tục ngữ đó không chỉ nói đến tình người mà còn thể hiện sự đoàn kết của dân tộc, của cộng đồng trong xã hội.
Chỉ cần khi đọc lên chúng ta đã hiểu được một phần ý nghĩa của câu tục ngữ mà các cụ muốn truyền đạt lại, khi một người “đau” thì mọi người “cả tàu” không bỏ qua mà cũng “bỏ cỏ”, cho thấy được tình yêu thương sâu sắc của con người, cũng cùng đau cùng bỏ cỏ cùng chia sẻ bên cạnh chứ không bỏ rơi, mà cùng nhau đợi cho “con ngựa” khỏe lại rồi tiếp tục những cuộc hành trình, những thử thách trong gai ở phía trước. Không chỉ đơn thuần là hình ảnh con ngựa, mà ở đây ví như con người, tập thể, tổ chức trong xã hội.
Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi mỗi người chúng ta, không ai biết trước được, mọi người hay có câu ” biết trước đã giàu”, nhưng bên cạnh chúng ta có người giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm, có tình thương vượt qua những khó khăn đó, thật là những điều tuyệt vời. Chẳng cần đâu xa, như trong gia đình, trong lớp khi có một bạn bị ốm thì cả nhà cũng buồn, chăm sóc mong cho người đó khỏe lại.
Như vậy, câu tục ngữ nhằm nói lên tấm lòng nhân ái giữa con người với nhau trong cùng môi trường sống, nhờ những tấm lòng ấy thì con người tạo nên được một xã hội vững chắc duy trì những mối quan hệ tốt đẹp cùng giúp đất nước phát triển. Bạn hãy thử nghĩ, khi ta gặp khó khăn, vất vả luôn có những người bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ, đó chính là những biểu hiện giàu đẹp lòng nhân ái.
Ngoài ý nghĩa đó câu tục ngữ còn muốn nói lên sự đoàn kết. Tinh thần đó luôn được nêu cao, đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ lại càng được nâng cao. Nhờ sự đoàn kết đó mà trải qua bao cuộc chiến tranh nước ta đều giành được những chiến thắng vẻ vang, đẩy lùi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, bao nhiêu ý đồ với nước ta đều bị phá vỡ, để đưa nước ta hòa bình như ngày hôm nay.
Bác Hồ từng có câu “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đặc biệt trong các đơn vị công an, bộ đội thì tình tương thân tương ái, tình đoàn kết, đồng chí đồng đội càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, khi một đồng chí trong đội bị thương hay phạm lỗi thì các đồng chí khác trong đội cũng đau cùng hay cùng chịu phạt, tinh thần ấy sẽ đi suốt cùng mỗi người dù trải qua thời kỳ giai đoạn nào.
Ý nghĩa của câu tục ngữ mỗi người sẽ có cách hiểu riêng nhưng hãy chia sẻ và đưa những tình yêu thương đó đến sự đoàn kết của tập thể, đẩy lùi những hành động đi ngược với lối sống, một người bị thương là cả tập thể cũng bị ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần đoàn kết trăm người như một.
Giới trẻ ngày nay đang dần mất đi những đức tính, tinh thần ấy. Bởi vì do chính lối sống vô cảm của một bộ lớp trẻ, sự phát triển của công nghệ, thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa kéo theo rất nhiều hệ lụy kèm theo. Con người dần dần mất đi nhân cách, họ chỉ nghĩ cho bản thân, không để ý đến người khác, đạt được mục đích mà cá nhân mà quên đi tập thể.
Chính vì vậy, mà các bạn những hạt mầm tương lai của đất nước cần học tập, rèn luyện đạo đức cho tốt để sau này làm chủ nhân của đất nước đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã căn dặn, chỉ có khi những suy nghĩ đó được xóa đi thì đất nước ta mới đi lên được, tiến tới một đất nước văn minh và lành mạnh. Vì vậy những con người đó như vậy phải xem lại bản thân, thay đổi cách suy nghĩ, hành động để giúp đỡ người khác, những hành động “vô cảm” ấy trái ngược với những ý nghĩa của tục ngữ muốn truyền đạt được.
Trong kho tàng câu tục ngữ của ông cha ta để lại còn rất nhiều câu nói đến sự tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau như “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “chết cả đống còn hơn sống một mình”,… những câu tục ngữ đó cũng đã phần nào nói lên tình yêu thương, tinh thần đồng cam cộng khổ. Qua những câu tục ngữ đó ta mới thấy được văn học của nước ta thật phong phú và giàu đẹp với nhiều ý nghĩa sâu sắc, dạy cho ta cách sống sao cho đúng, cho hợp tình hợp lý.
Câu tục ngữ “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” muốn nhắc nhở mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đang cùng nhau sống trong một xã hội hãy luôn giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, không nên bỏ rơi đồng đội mình mà luôn sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ để cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
Câu trả lời của bạn: 12:51 04/05/2022
1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.
2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
Các em biết không phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.
Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
Việc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là gợi ý hay dành cho những em học sinh, sinh viên đang thắc mắc về câu hỏi em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.
Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng ..
5. Tích cực trồng cây xanh
Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.
Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.
6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
Tùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức.
Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.
7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
Gợi ý tiếp theo để nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân nói chung, trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên nói riêng là không tiếp tay cho những hành động gây tổn hại đến môi trường, ví dụ như: Bỏ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã ..
Trên đây là một số cách để bảo vệ môi trường dành cho học sinh, sinh viên. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường trong số những gợi ý trên đây hay chưa? Nếu chưa, hãy thực hiện ngay hôm nay để được tận hưởng không gian sống Xanh – Sạch – Đẹp nhé!
Một số biện pháp để bảo vệ môi trường
1. Giữ gìn cây xanh
Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc.
Cây xanh điều hoà không khí, cung cấp môi trường sống. Ở phạm vi nhỏ là ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, trồng cây quanh nhà để lấy bóng mát, hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay rau sạch… như vậy sẽ giúp bạn có không khí trong lành và giải trí sau ngày làm việc căng thẳng.
Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như gỗ, tre chẳng hạn, nhưng đừng quá chạy theo mốt bởi những bộ tủ, bàn ghế bằng gỗ quý hiếm.
2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần? Chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Phân vi sinh, mỹ phẩm thiên nhiên, thuốc Đông y… đang là xu hướng ngày nay.
3. Rút các phích khỏi ổ cắm
Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động… khi không sử dụng.
4. Sử dụng năng lượng sạch
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, và không ảnh hưởng môi trường sinh thái như thuỷ điện và năng lượng nguyên tử.
5. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân, dùng các sản phẩm tái chế thay vì vứt đi!
6. Ta tắm ao ta!
Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất tại địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.
7. Giảm sử dụng túi nilông
Siêu thị dùng túi sử dụng nhiều lần để bảo vệ môi trường. Bạn hẳn cũng biết dù rất tiện dụng nhưng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu thùng dầu hỏa (1 thùng tương đương với 158,9873 lít), vì vậy hãy sử dụng túi vải, giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
8. Tận dụng ánh sáng mặt trời
Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ tốt hơn cho đôi mắt, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
9. Sử dụng các tiến bộ của khoa học
Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một chút nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.
10. Nâng cao ý thức sống
Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động vì môi trường xanh, giờ Trái Đất đều có tác dụng nâng cao nhận thức của mọi người. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã được dạy các bài học về lòng yêu thiên nhiên và quê hương thì trẻ sẽ có ý thức hơn với môi trường.
Câu trả lời của bạn: 12:46 04/05/2022
Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có nhiều bài ca diễn tả những tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý. Một trong những bài ca dao đó là:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.
Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!
Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?
Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.
Thật hạnh phúc cho những ai được ấp ủ, được lớn khôn trong vòng tay cha mẹ. Vậy con cái phải làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ? Dân gian đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về iòng hiếu thảo. Nhưng trong điều kiện bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện từ trong cốc nước mát trao tay khi cha mẹ vừa đi làm về, trong bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt, trong sự cảm thông với điều kiện của hoàn cảnh gia đình mà không đua đòi ăn diện… Và điều quan trọng nhất là phải trở thành trò giỏi con ngoan, để đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Rồi đến khi trưởng thành, dù có bận bịu cuộc sống riêng đến mấy, ta cũng phải chăm sóc cha mẹ chu đáo và trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Lòng yêu kính cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng bổn phận, trách nhiệm, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ lại là thước đo phẩm chất của mỗi người. Chính vi vậy, bài ca dao “Công cha như núi…” đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một lời nhắc nhở, dặn dò con cái phải hiếu thảo cha mẹ.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 12:45 04/05/2022
Bộ máy Nhà nước là gì? Gồm những cơ quan nào?
Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội.
Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
- Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo Điều 69 Hiến pháp 2013)
- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
- Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
Tổ chức các phân hệ của bộ máy Nhà nước
Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.
(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)
Các cơ quan xét xử
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân địa phương.
- Tòa án quân sự.
- Các tòa án do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)
Các cơ quan kiểm sát
Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các cơ quan kiểm sát gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
- Viện kiểm sát quân sự.
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
(Theo Điều 113 Hiến pháp)
- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
Câu trả lời của bạn: 12:37 04/05/2022
No, I wasn't miss school last semester
Câu trả lời của bạn: 15:23 03/05/2022
Câu 1
- Văn bản: Ý nghĩa văn chương
- Tác giả: Hoài Thanh
Câu 2
- Nội dung chính của đoạn trích: Công dụng của văn chương
Câu 3
- BPTT : Điệp ngữ
+ Lặp cụm từ : “những tình cảm”
+ Lặp cấu trúc :”từ khi……”
* Tác dụng của biện pháp điệp ngữ
- Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm thêm sinh động cho sự diễn đạt
- Nhấn mạnh và làm nổi bật ý nghĩa và công dụng của văn chương
- Qua đó thể hiện niềm tự hào, trân trong , nâng niu, gìn giữ
Câu trả lời của bạn: 15:16 03/05/2022
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, chúng ta cần bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình bở lẽ đời người vốn dĩ là một cuộc hành trình vượt qua những thử thách. Trong cuộc đời, mỗi con người ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn gian khổ để trưởng thành và khôn lớn. Câu nói khuyên chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng. Người có tinh thần vượt khó khăn, thử thách là những người luôn cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống, gặp khó khăn không chùn bước, vấp ngã biết đứng dậy và đi tiếp, không bỏ cuộc. Họ luôn kiên trì với mục tiêu và ước mơ mà bản thân mình đã đề ra. Khi chúng ta vượt qua thử thách, ta sẽ đến thành công, sẽ đạt được mục tiêu, đạt được những gì ta mong muốn. Bên cạnh đó, người vượt qua được những khó khăn thử thách sẽ rèn luyện được cho bản thân những đức tính tốt đẹp khác và được mọi người tôn trọng cũng như học tập theo. Tuy nhiên. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người mới gặp khó khăn, thử thách đã vội nản chí, không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy sự lạc quan, niềm hi vọng và bản lĩnh của mình để hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Câu trả lời của bạn: 13:19 03/05/2022
Một trong những đức tính quý giá của chủ tịch Hồ Chí Minh là giản dị. Cách sống của Bác không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ; đồ đạc trong đó cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị - chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống của Bác cũng thật đạm bạc, toàn món ăn đậm vị thôn quê như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Đó là trong đời sống hằng ngày, con trong công việc, lối sống giản dị thể hiện qua việc xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, nên Bác cũng giản dị trong cách nói và viết. Những câu nói, bài viết của Bác luôn gần gũi, dễ hiểu. Có thể thấy rằng, cách sống của Bác khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng.
Câu trả lời của bạn: 13:17 03/05/2022
ND: Lên án gay gắt tên quan lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do kẻ cầm quyền gây ra.
d, Trạng ngữ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn
Trước hết, trong văn bản Sống chết mặc bay, tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân lao động trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi với thiên tai, một bên là cảnh quan phụ mẫu ăn chơi nhàn hạ, ngồi trong đình vững trãi, trông thật sung sướng làm sao. Quan vui vẻ bao nhiêu thì dân khổ bấy nhiêu. Rõ ràng đối với sức của con người thì tất nhiên sẽ ko địch lại đc với sức trời, nhưng người dân vẫn cố gắng cầm cự chỉ vì cuộc sống mưu sinh. Thì hỏi đạo lý ở đâu kia chứ? Bằng hai nghịch cảnh khác nhau, tác giả đã lên án gay gắt tên quan lòng lang dạ sói và sự đày đọa khốn đốn của nhân dân ta trong xã hội phong kiến thời xưa
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 13:11 03/05/2022
Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản vốn có của ca Huế sau khi được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đang là bài toán nan giải.
Ca Huế là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tuy nhiên, để ca Huế phát huy được giá trị di sản vốn có thì vẫn đang là bài toán nan giải.
Hơn 3 thập kỷ qua, hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách khi đến thăm Cố đô Huế. Tuy nhiên, do nhu cầu phục vụ đại chúng nên Ca Huế trên sông Hương dần biến dạng, những bản cổ của Ca Huế như: “Quả phụ”, “Nam Xuân”, “Nam Ai”, “Phú Lục”, “Tứ Đại Cảnh”… gần như vắng bóng. Thay vào đó, đa số các nghệ sĩ, nhạc công trình diễn các làn điệu dân ca, điệu lý, hò… dẫn đến việc biến dạng hình thức diễn xướng Ca Huế cổ truyền.
Ca Huế
Nghệ sĩ Ca Huế Thu Hiền, có 20 năm trình diễn Ca Huế trên sông Hương trăn trở: “Từ trước đến nay, tiền đi diễn Ca Huế của anh chị em nghệ sĩ rất thấp, mức sống khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn hành nghề để giữ cho Ca Huế phát triển. Cũng mong anh chị em nghệ sĩ phải nghĩ cách cải thiện chất lượng để khách đến nghe Ca Huế ngày càng nhiều”.
Khi Ca Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia hồi tháng 6 vừa rồi, việc bảo tồn và phát huy giá trị ca Huế được quan tâm. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với Ca Huế trong giai đoạn hiện nay đó là làm thế nào để loại hình nghệ thuật này ngày càng thu hút được giới trẻ, trong khi những nghệ nhân Ca Huế gạo cội như: Minh Mẫn, Thanh Lương, Kim Vàng… đã tuổi cao sức yếu.
Ở Huế, hiện có hai đơn vị đào tạo các chuyên ngành về Ca Huế là trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Huế và Học viện Âm nhạc Huế, trực tiếp đào tạo nghệ sĩ, diễn viên và nhạc công kế cận cho nghệ thuật Ca Huế.
Nghệ sĩ Võ Quê cho biết, để thực sự hội nhập và đón nhận một cách sâu rộng cũng cần soạn thêm lời mới cho Ca Huế được phong phú: “Hình ảnh của Ca Huế trên dòng sông Hương với Ca Huế thính phòng phòng đang đi vào trong tâm thức của nhiều người. Vì vậy, cũng cần có sự hội nhập trong lời ca với nội dung bài bản. Nhất là những bài bản lớn của Ca Huế, rất cần những nội dung mới để có sự định hình, góp phần bảo tồn cũng như sự phát triển cái loại hình nghệ thuật Ca Huế”.
Ở Huế có trên 400 nghệ sĩ, diễn viên và nhạc công tham gia biểu diễn Ca Huế phục vụ du khách trên sông Hương. Mới đây, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành quy định, mỗi chương trình biểu diễn Ca Huế phải dài ít nhất 60 phút trở lên, phải có tối thiểu 3 nhạc cụ trong các loại đàn thập lục, tỳ bà, nhị, nguyệt, bầu và sáo; 7 diễn viên và nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đơn, 8 diễn viên và nhạc công đối với thuyền đôi...
Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho hay: Do dịch vụ biểu diễn có hạn nên các làn điệu Ca Huế mang tính hàn lâm, bác học hay các bài Ca Huế kinh điển không thể nào đưa lên thuyền rồng để phục vụ du khách. Hơn nữa, do quá trình đào tạo chóng vánh nên nhiều diễn viên Ca Huế trẻ không thể hát được các làn điệu cổ...
Ông Cao Chí Hải cho rằng, đưa ca Huế trở lại không gian thính phòng là giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy giá trị ca Huế: “Ca Huế hiện nay được công nhận là Di sản quốc gia rồi thì phải cố gắng để ngày càng nâng cao chất lượng biểu diễn Ca Huế trên sông Hương phục vụ khách du lịch. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch phối hợp với thành phố, các câu lạc bộ để tiếp tục phục hồi lại Ca Huế thính phòng trong các phủ đệ, trong các nhà vườn tạo thành sản phẩm rất độc đáo, gắn kết với hoạt động du lịch”.
Trước những thách thức đặt ra cho Ca Huế, hiện các ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đang gấp rút tổ chức sưu tầm, tập hợp tài liệu các bài Ca Huế cổ, tổ chức các hội đồng thẩm định để nâng cao chất lượng Ca Huế trên sông Hương. Đặc biệt, là vinh danh các nghệ sĩ, nghệ nhân có công gìn giữ, biểu diễn và truyền bá Ca Huế, nhằm góp phần tôn vinh, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo của đất Cố đô./.
Câu trả lời của bạn: 06:35 03/05/2022
1 shi came to the stadium (by) bus
2 they go to work , ( by) train
3 I usually read books while I am ( on) a train
4 he often travels ( in) his car
5 my children often sleep while they are ( in) a plane
Câu trả lời của bạn: 18:31 02/05/2022
c4
vì chịu ảnh hưởng bởi dòng biển lạnh Pê-ru
Câu trả lời của bạn: 18:23 02/05/2022
Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kỳ:
+ Đô thị có trên 10 triệu dân: Niu I-ooc
+ Đô thị có từ 5 – 10 triệu dân: Ôt-ta-oa, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn
+ Đô thị có từ 3 – 5 triệu dân: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Đi-tơ-roi,Phi-la-đên-phi-a
b. Các ngành công nghiệp chính ở đây gồm: Luyện kin, cơ khí, dệt, hóa chất
c. Các vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc có thời kì bị sa sút là do bị ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970 – 1973, 1980 – 1982).
c2
Đại điền trang:
+ Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
+ Quy mô lớn, năng suất thấp do canh tác theo lối quảng canh.
Tiểu điển trang:
+ Thuộc sở hữu của các hộ nông dân.
+ Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc.
- Chế độ sở hữu ruộng đất bất hợp lí.
- Nông nghiệp nhiều nước lệ thuộc nước ngoài.
c3Nam Mỹ
Phía Tây: Hệ thống núi trẻ Anđét.
Ở giữa: Các đồng bằng:Ôrinôcô, Amadôn, Pampa, Laplata.
Phía Đông: Các sơn nguyên Braxin, Guyana.
Bắc Mỹ
Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.
Câu trả lời của bạn: 06:01 29/04/2022
Một ѵài nét về tác giả :
-Là nhà báo có nhiều bài tuỳ bút đặc sắc.
– Tác phẩm : được đăng trên báo “Người Hà Nội “
-Là nhà văn , nhà báo xuất sắc
Câu trả lời của bạn: 21:44 28/04/2022
Một ѵài nét về tác giả :
-Là nhà báo có nhiều bài tuỳ bút đặc sắc.
– Tác phẩm : được đăng trên báo “Người Hà Nội “
-Là nhà văn , nhà báo xuất sắc
Câu trả lời của bạn: 21:27 28/04/2022
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Đoạn văn trên trích trong văn bản:Sống chết mặc bay
Tác giả là:Phạm Duy Tốn
Caau2: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
[ Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít] {Đối Lập} [trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm(...) ]
Câu 3:: Nội dung chính của văn bản có đoạn văn trên là gì?
⇒ Đoạn văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông....
→→ Qua đó, tác giả muốn làm nổi bật hình ảnh ăn chơi phè phỡn của tên quan phụ mẫu lòng lang dạ sói.
Tìm Hiểu THÊM
Thành phần in đậm (Bên cạnh ngài, mé tay trái / Chung quanh sập) là thành phần gì của câu? Nêu tác dụng của chúng trong câu?
⇒⇒ Thành phần in đậm (Bên cạnh ngài, mé tay trái / Chung quanh sập) là thành phần trạng ngữ của câu.
→→ Tác dụng: dùng để chỉ nơi chốn.
Câu4:Tìm trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó. “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút.”
⇒Trạng ngữ ở đây là Bên cạnh ngài, mé tay trái ,[ nó chỉ nơi chốn]
⇒Ý nghĩa: Nêu lên sự sung túc, xa hoa của tên quan phụ mẫu
Câu 5 :Viết một đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về văn bản chứa đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, gạch chân từ ngữ liệt kê đó.
Trong truyện ngắn " Sống chết mặc bay:, tác giae Phạm Duy Tốn đã khắc họa nhân vật quan phụ mẫu-một tên quan vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú. Với vai trò là cha là mẹ của dân, đáng lẽ là khi dân chúng trong cảnh hộ đê lấm láp, vất vả thì quan phụ mẫu phải ra chỗ con đê xung yếu để cùng dân hộ đe. Mà đằng này quan lại ở trong đình cao, vững chaĩ, đi hộ đê nhưng lại mang các đồ dùng sinh hoạt sang trọng , đắt tiền như:ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, cau đậu, rễ tía... Kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng như ngày hội. Đối lập với cảng dân đang hộ đê là cảnh quan ung dung chơi tổ tôm, ham mê với nước cờ đen đỏ, chỉ lăm le người khác bốc trúng quân mình rồi hạ.
Chỗ tô Đậm là liệt kê