Trân Châu Kem Trứng
Sắt đoàn
25
5
Câu trả lời của bạn: 11:40 20/05/2022
Đổi : 2 tấn gạo = 2000 kg gạo
Gạo nếp : ! ! ! !
Gạo tẻ : ! ! ! ! ! !
Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy tổng số phần bằng nhau là :
3 + 5 = 8 ( phần )
Số ki-lô-gam gạo tẻ cửa hàng đó có tất cả là :
2000 : 8 x 5 = 1250 ( kg )
Đáp số : 1250 kg gạo tẻ
Câu trả lời của bạn: 21:51 28/04/2022
Câu A
Câu trả lời của bạn: 18:38 28/04/2022
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá…
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,… Có thể nói, biết “ôn cố” để “tri tân” là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc “nhớ chuyện cũ”, các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng “biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương Chu” giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ… Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”, “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Câu trả lời của bạn: 18:37 28/04/2022
Ở đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “…xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” – Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
Câu trả lời của bạn: 18:35 28/04/2022
(1) câu trần thuật
(2) câu nghi vấn
(3) câu trần thuật
(4) câu cầu khiến
(5) câu nghi vấn
(6) câu trần thuật
(7) câu nghi vấn
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 18:28 28/04/2022
Hồi em còn nhỏ xíu mẹ hay hát cho em nghe bài Chú voi con ở bản Đôn. Có lẽ cũng vì bài hát này mà em vô cùng thích những con voi ở trong vườn bách thú.
Con voi này to lắm và rất hiền chứ không ghê như gấu hay hổ. Có lẽ vì vậy mà chuồng voi không bị lưới sắt quây kín. Cũng nhờ thế mà em được ngắm nhìn con voi kĩ hơn. Con voi có cái vòi dài ơi là dài và lại còn nhăn nheo như một con giun đất khổng lồ. Chính vì vòi voi rất dài nên em chưa khi nào nhìn rõ được miệng voi. Chỉ thấy voi hay cuộn thức ăn vào trong vòi của nó hoặc hút nước vào vòi rồi bỏ vào trong miệng. Vòi voi có thể uốn cong theo như ý muốn của con voi. Ngoài cái vòi dài, voi còn có hai cái tai to. Em vẫn luôn nghĩ rằng với đôi tai này nó có thể nghe thấy được cả những âm thanh rất nhỏ. Tiếng kêu của voi nghe trầm và vang xa nhưng hiếm hoi lắm em mới nghe được nó kêu. Voi thường hay đi lại trong chuồng của nó chứ không chịu đứng yên bao giờ. Chuồng của voi có nền đất, trong đó có trồng một cái cây khá to. Em nghe người lớn kể sức của con voi rất khỏe, nó có thể quật ngã được cái cây này. Ngoài cây xanh thì bên cạnh chuồng voi chính là một cái hồ rộng lớn, một cái nhà nhỏ đủ cho con voi vào ở trong đó và một vũng nước nhân tạo có lẽ là để cho voi uống nước.
Nhiều lúc nghĩ em cũng thấy thương con voi và những loài vật khác vì chúng bị nhốt trong sở thú, không được tự do như sống trong thiên nhiên. Nhưng em cũng luôn thầm cảm ơn chúng vì nhờ có chúng em mới có được niềm vui những ngày cuối tuần, mới biết thêm về hình dáng và hiểu thêm về cuộc sống của những loài vật này.
Câu trả lời của bạn: 18:26 28/04/2022
Đó là một trong những khẩu hiệu của ngày Môi trường thế giới năm nay (05/6/2011). Năm 2011 đã được Liên hợp quốc chọn là Năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống phá rừng và suy thoái rừng.