
I may be crazy, don't mind me
Bạch kim đoàn
1,750
350
Câu trả lời của bạn: 22:00 16/04/2022
....
Câu trả lời của bạn: 21:52 16/04/2022
5dm:10=0,5m5dm:10=0,5m
80cm:100=0,8m80cm:100=0,8m
45mm:1000=0,045m45mm:1000=0,045m
552cm:100=5,52m552cm:100=5,52m
Mỗi đơn vị đo độ dài hơn kém nhau 10 lần
Câu trả lời của bạn: 21:21 11/04/2022
help me , pls ! vote cho
Câu trả lời của bạn: 17:55 11/04/2022
Caption
Câu trả lời của bạn: 17:32 11/04/2022
Captiton
Câu trả lời của bạn: 13:52 06/04/2022
( chung yk )
Câu trả lời của bạn: 13:50 06/04/2022
gg co do
Câu trả lời của bạn: 13:45 06/04/2022
Giữa cá nhân và tập thể, giữa cái “tôi” cá nhân và cái “ta” chung rộng lớn có một mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Cá nhân và tập thể có ảnh hưởng qua lại với nhau, mặc dù mỗi yếu tố có sự độc lập tương đối. Nhờ có mối quan hệ này mà xã hội mới có thể phát triển.
Ở trong đoạn trích, nhân vật Phương Định (đại diện cho cá nhân) vì lợi ích của tập thể (của dân tộc, đất nước) mà đi thực hiện nhiệm vụ phá bom nguy hiểm. Tập thể ( những người đồng đội ) luôn dõi theo, động viên, tin tưởng, tiếp thêm lòng dũng cảm để cô hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Qua đó, ta có thể rút ra những bài học về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể:
Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao. Ngược lại, sức mạnh của tập thể cũng là nguồn động đối với mỗi cá nhân.
Khi ở trong một tập thể, mỗi cá nhân cần có thái độ học tập, sẻ chia, giúp đỡ động viên nhau để cùng nhau hoàn thiện và hoàn thành công việc chung. Tránh thái độ cá nhân vị kỉ: tách mình, thoát ly ra khỏi tập thể; chỉ biết lo cho cá nhân mình; vô cảm đối với tập thể.
Chính sự hòa nhập giữa cá nhân và tập thể, giữa một người với nhiều người sẽ giúp cho xã hội ngày càng phong phú, nhiều màu sắc, nhiều ý nghĩa hơn.
Câu trả lời của bạn: 13:38 06/04/2022
? bn hoi Co giao bn ay :)?
Câu trả lời của bạn: 13:31 06/04/2022
A,
* P/s: Mình không chắc lắm ạ, sai xin lỗi *
Câu trả lời của bạn: 13:27 06/04/2022
Vì sao trẻ em cần phải có bạn bè?
" Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau"
(Ca dao Việt Nam)
Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không ai không có bạn. Tình bạn rất gần gũi, giản dị chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người.
"Ở nhà nhờ ba mẹ, ra đường nhờ bạn bè"
Có thể thấy rằng, tầm quan trọng của bạn bè là không thể phủ nhận và được thể hiện ở hai khía cạnh chính sau đây:
Trong học tập:
Bạn bè không chỉ là những người cùng chơi đùa với nhau mà còn là những người thậm chí có những ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Trẻ em có xu hướng tự so sánh bản thân mình với các bạn, chẳng hạn: "Vì sao bạn giải được bài toán đấy?" hay "Vì sao bạn có thể chạy nhanh như vậy?",... Từ nhận thức khả năng của bản thân còn nhiều yếu kém so với các bạn, con bạn sẽ cố gắng nỗ lực để tự hoàn thiện bản thân và nâng cao năng lực của chính mình. Các bạn đồng trang lứa sẽ tăng cường tiến độ học tập và là nguồn động lực cho con bạn phấn đấu trên con đường tiếp thu tri thức. Ngoài ra, các bạn còn là những người hỗ trợ và giúp đỡ trẻ trong học tập. Và cũng chính vì có các bạn mà trẻ sẽ cảm thấy thích thú và hứng khởi hơn mỗi khi đến trường.
Trong ứng xử:
Tình bạn giúp trẻ em phát triển tình cảm và đạo đức.Trong tương tác với bạn bè, trẻ em học được nhiều kỹ năng xã hội, chẳng hạn như làm thế nào để giao tiếp, hợp tác, và giải quyết vấn đề.Con bạn thực hành kiểm soát cảm xúc của mình và đáp ứng với những cảm xúc của người khác. Bên cạnh đó, các bé sẽ phát triển khả năng suy nghĩ thông qua đàm phán và các tình huống khác nhau nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè. Thông qua tình bạn, trẻ sẽ có cơ hội học được cách chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng người khác. Ngoài tình thương yêu từ phía gia đình, tình cảm bạn bè chính là điều quý giá trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Sự an ủi và hỗ trợ của bạn bè giúp đỡ cho trẻ đối mặt với thời gian gây phiền hà và khó khăn trong từng giai đoạn của cuộc đời, chẳng hạn như khi trẻ thay đổi môi trường học tập khi chuyển đến một ngôi trường mới; khi bước vào tuổi vị thành niên; hay khi phải đối mặt với những căng thẳng trong gia đình,
Câu trả lời của bạn: 13:23 06/04/2022
tất cả câu rút gọn
=> Tác dụng: xác định địa điểm, nơi chốn.
- Xem chừng núng thế lắm.
=> Tác dụng: diễn tả sự băn khoăn, trăn trở, hoài nghi, dự đoán.
- Không khéo thì vỡ mất.
=> Tác dụng: diễn tả sự , dự đoán.
- Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước.
+ Tác dụng: nhấn mạnh, diễn đạt lời của nhân vật.
- Này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp.
+ Tác dụng: diễn tả sự thờ ơ của mấy tên viên quan cai lệ trước tình cảnh đê vỡ, trước hoàn cảnh khốn khó của nhân dân ở ngoài kia.
- Mặc!
=> Tác dụng: diễn tả sự thờ ơ, không quan tâm của viên quan cai lệ. Chúng không màng đến số phận, sự an nguy của nhân dân đồng thời cũng chẳng để ý đến con đê đang bị vỡ.
- Sướng bao nhiêu, thích bao nhiêu!
=> Tác dụng: Chỉ ra sự đối lập giữa viên quan cai lệ và nhân dân. Nếu như nhân dân đang phải gồng mình, đối mặt với những hiểm nguy mà thiên nhiên mang lại để đắp đê, ngăn cho con đê không bị vỡ thì những viên quan lại ngồi ung, hưởng thụ đánh bài bạc.
- Vậy mà không hiểu đời thật là phàm!
=> Tác dụng: sự thờ ơ của viên quan cai lệ. Chúng chỉ quan tâm đến thu vui của bản thân mình và quên đi những nổi khổ mà nhân dân đang phải đối mặt ở ngoài kia.
- Có biết không?
=> Tác dụng: dùng để hỏi.
- Không còn phép tắc gì nữa à?
=> Tác dụng: dùng để hỏi.
Câu đặc biệt:
- Gần một giờ đêm.
=> Tác dụng: xác định thời gian.
- Than ôi!
- Lo thay!
- Ôi!
- Nguy thay!
= Tác dụng: bộc lộ cảm xúc.
( chung yk )
Câu trả lời của bạn: 13:18 06/04/2022
Trả lời : Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó. Như La đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm! Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của La, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng. Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của La thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất. Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình
Câu trả lời của bạn: 13:14 06/04/2022
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Câu trả lời của bạn: 13:13 06/04/2022
Trước kia, khi giặc ngoại xâm lấn, yêu nước là đứng lên đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Ngày nay, bờ cõi yên bình, lòng yêu nước được thể hiện trên nhiều phương diện. Với em, em thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng cách yêu quê hương, yêu những người làng xóm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Em yêu cả cánh đồng lúa quê hương, yêu đồng cỏ xanh biếc, yêu gốc đa già, yêu cả những chú chim non. Em còn thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng lối sống sẻ chia, thương người như thể thương thân, biết xót thương người khốn khó, giúp đỡ các bạn còn nghèo khó, vất vả. Em hiểu được rằng yêu đất nước là góp sức mình dựng xây đời, vì vậy, ngày ngày em luôn nỗ lực học tập để mở rộng, trau dồi kiến thức. Sau này khi trưởng thành, sẽ góp sức mình xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Hy vọng rằng, ai trong chúng ta cũng phải phát huy lòng yêu nước để tạo nên một dân tộc Việt Nam đoàn kết, vững mạnh và trường tồn với thời gian.