Đăng nhập
|
/
Đăng ký
T

Trinh Tạ

Cấp bậc

Kim cương đoàn

Điểm

41,120

Cảm ơn

8224

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Theo em thành phần tự nhiên có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh?

Câu trả lời của bạn: 16:24 02/07/2020

Theo em khí hậu có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh


    + Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.


    + Khí hậu chia 2 mùa mưa khô rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau


Câu hỏi:

Đánh giá ý nghĩa, vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu trả lời của bạn: 16:24 02/07/2020

- Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm bên sông Sài Gòn. Thành phố tiếp giáp với các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang


- Ý nghĩa:


   + Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, tư Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.


   + Đầu mối giao thông nối các tỉnh với các vùng, là cửa ngõ quốc tế.


 
   + Là trung tâm văn hóa kinh tế, du lịch lớn của cả nước.


Câu hỏi:

Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

Câu trả lời của bạn: 16:23 02/07/2020

Các phương pháp:


    - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.


    - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.


    - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.


    - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.


    - Phòng chống ô nhi


Câu hỏi:

 Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

Câu trả lời của bạn: 16:23 02/07/2020

Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:


- Xây dựng đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới , nạo vét các cảng thường xuyên.


- Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác)


- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ.), phát triển khu hậu cần cảng


- Chú trọng phát triển ngành đóng tàu biển, nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành giao thông vận tải biển.


Câu hỏi:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Câu trả lời của bạn: 16:23 02/07/2020

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa:


- Đối với nền kinh tế:


   + Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.


   + Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. 
   + Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...


   + Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....


  + Thu hút đầu tư nước, đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.


- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:


   + Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.


   + Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển -đảo tốt hơn.


Câu hỏi:

Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Câu trả lời của bạn: 16:22 02/07/2020

Các biện pháp:


- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.


- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.


- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.


- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.


- Phòng chống ô nhi


Câu hỏi:

Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển –đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Câu trả lời của bạn: 16:22 02/07/2020

- Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhi


Câu hỏi:

Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta.

Câu trả lời của bạn: 16:22 02/07/2020

- Tiềm năng dầu khí:


   + Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.


- Hoạt động khai thác dầu khí:


   + Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
   + Nước ta bắt đầu khai thác dầu vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liện tục hàng năm (năm 2002 đạt 16,9 triệu tấn dầu thô).


- Các mỏ dầu đang được khai thác là: Bạch Hổ, Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc; các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải.


- Công nghiệp hóa dầu đang được hình thành, có các nhà máy lọc hóa dầu như Dung Quất, Vân Phong...đã góp phần nâng cao giá trị và đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu mỏ: sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, hóa chất...


- Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng.


Câu hỏi:

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

Câu trả lời của bạn: 16:21 02/07/2020

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:


- Tăng giá trị sản phẩm thủy sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.


- Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.


- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.


- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Câu hỏi:

Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

Câu trả lời của bạn: 16:20 02/07/2020

Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước. 
- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.


- Môi trường biển không bị chia cắt. Bởi vậy một vùng biển bị ô nhi


Câu hỏi:

Ngoài các hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác?

Câu trả lời của bạn: 16:20 02/07/2020

   Ngoài các hoạt động tắm biển, chng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển: lặn biển, trượt ván, du lịch khám phá các đảo,...


Câu hỏi:

Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?

Câu trả lời của bạn: 16:20 02/07/2020

Cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ do:


- sản lượng hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức.


- Sản lượng hải sản xa bờ dồi dào,


- Đẩy mạnh cần phát triển khai thác hải sản xa bờ nhằm khai khác hợp lý tài nguyên hải sản cuẩ vùng biển nước ta.


Câu hỏi:

Hãy nêu giới hạn từ bộ phận vùng biển nước ta.

Câu trả lời của bạn: 16:14 02/07/2020

Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.


- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.



 
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.


- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.


- Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.


Câu hỏi:

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu trả lời của bạn: 16:13 02/07/2020

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:


- Đưa vùng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước và vai trò ngày càng quan trọng


- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. 
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.


- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.


- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


Câu hỏi:

 Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước?

Câu trả lời của bạn: 16:13 02/07/2020

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước:


- Đất : là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước


- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. 
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất quanh năm


- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu


- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, nước mặt nuôi trồng thủy sản lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.


- Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực thực phẩm


- Công nghiệp chế lương thực, thực phẩm của vùng ngày càng được hoàn thiện.


- Vùng có những chính sách thúc đẩy sản xuất lương thực thực phẩm.


Câu hỏi:

Thành phố Cần Tho có những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu trả lời của bạn: 16:13 02/07/2020

Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi:


- Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài 
- Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc ....


- Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long là nơi tiếp nhận các nông sản, thủy sản của vùng rồi xuất khẩu đi các vùng và các nước.


- Là nơi sản xuất các máy nông nghiệp, viện nghiên cứu tạo ra các gống lúa mới.


- Là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng lớn; nơi tham quan du lịch thu hút khách du lịch.


Câu hỏi:

Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

Câu trả lời của bạn: 16:12 02/07/2020

- Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:


    + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.


    + Bờ biển dài có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Trên đất liền có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt. 
    + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.


    + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.


    + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.


    + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.


    + Công nghiệp chế biến thủy hải sản của vùng ngày càng được hoàn thiện; dịch vụ hậu cần nghề các được tăng cường như các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển, thức ăn cho cá tôm, nguồn giống...


Câu hỏi:

 Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Câu trả lời của bạn: 16:11 02/07/2020

* Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:


- Dân cư:


   + Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông, mật độ dân số khá cao.


   + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).


 + Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.


QUẢNG CÁO
 
- Xã hội:


   + Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).


   + Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).


   + Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).


   + Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).


 + Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi). 
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:


- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.


- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm


      ⇔ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng’ dân trí và phát triển đô thị sẽ:


- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.


Câu hỏi:

Ý nghĩa cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu trả lời của bạn: 16:10 02/07/2020

Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng:


- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khoảng 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.


- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).



Câu hỏi:

 Nêu một số thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu trả lời của bạn: 16:10 02/07/2020

Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm:


- Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước


- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. 
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tiến hành các hoạt động sản xuất quanh năm.


- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt


- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, nước mặt nuôi trồng thủy sản lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.


- Tài nguyên sinh vật dồi dào, rừng ngập mặn ven biển và rung trên bán đảo Cà Mau.


- Khoáng sản: Đá vôi và than bùn thuận lợi cho phát triển công nghiệp.


  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • ...
  • 411
  • 412
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay