Trâm Anh Nguyễn
Sắt đoàn
15
3
Em nên sử dụng trang phục như thế nào để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường liên quan đến thời trang .
Vào thời giặc Minh [1] xâm lược nước ta, đi đến đâu chúng cũng tàn sát người dân vô tội, cướp bóc của cải của nhân dân. Cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ, và lầm than. Thấy cuộc sống của trăm dân như vậy một số người có lòng yêu nước đã tụ họp lại với nhau cùng bàn bạc làm một cuộc khởi nghĩa để chống lại sự tàn ác và bạo ngược của quân giặc. Trong đó có nghĩa quân ở vùng Lam Sơn.
Tuy nhiên, nghĩa quân cũng chỉ toàn là những người nông dân áo vải, binh khí thì thô sơ mà chưa thu hút được nhiều người nên chưa có đủ sức mạnh để chiến đấu chống lại quân giặc. Rất nhiều lần nghĩa quân đã đứng lên khởi nghĩa nhưng lần nào cũng bị binh tướng nhà Minh đánh cho bại trận. Đức Long Quân [2] nhìn thấy tấm lòng chiến đấu quả cảm và tinh thần yêu nước của nghĩa quân, liền quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để tăng thêm sức mạnh và sĩ khí chiến đấu cho họ.
Hồi ấy ở Thanh Hóa, có một người đi đánh cá dưới sông, khi kéo lên thấy lưới rất nặng. Anh ta nghĩ thầm trong bụng: “Phen này chắc là được nhiều cá lắm đây!”. Tuy nhiên khi lưới được kéo lên thì không có một con cá nào mà chỉ là một lưỡi gươm cũ. Anh ta liền vứt lưỡi gươm trở lại sông, lần thứ hai chàng kéo lưới, lưỡi gươm ấy lại vướng vào. Lần này anh quăng lưỡi gươm đi xa hơn nữa.
Đến lần thứ ba kéo lưới vẫn là lưỡi gươm đó mắc vào. Thấy lạ, anh liền cầm lưỡi gươm cũ lên và mang về để trong góc nhà. Người đó tên là Lê Thận – một nông dân quê ở Thanh Hóa, có lòng yêu nước nồng nàn, từ lâu đã có ý muốn gia nhập cùng nghĩa quân Lam Sơn [3].
(Trích “Sự tích Hồ Gươm”)
Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên được trích từ tác phẩm truyện cổ tích hay truyền thuyết? Vì sao em lại cho là như thế?
Câu 2: Dựa vào những từ ngữ xung quanh, em hãy thử suy đoán và cho biết nghĩa của từ “lầm than” trong câu: “Cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ, và lầm than”.
Câu 3: Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu vă sau:
Anh ta nghĩ thầm trong bụng: “Phen này chắc là được nhiều cá lắm đây!”.
Câu 4: Theo em, chi tiết người đánh cá Lê Thận quăng lưới tới ba lần mà vẫn chỉ có lưỡi gươm cũ mắc vào lưới của ông có ý nghĩa như thế nào?