
۩TonCENZO亗ツ
Kim cương đoàn
4,750
950
Câu trả lời của bạn: 20:24 09/05/2022
– Bạn An chăm chỉ học hành để đạt điểm cao
– Bạn Hoa làm bài tập đầy đủ để thầy cô vui lòng
– Bạn Mai nỗ lực trong tất cả hoạt động ở lớp, trường
Câu trả lời của bạn: 20:24 09/05/2022
Để tăng thêm một chữ số thập phân ta nháy vào nút lệnh Decrease Decimal trong nhóm Number trên dải lệnh Home và chương trình bảng tính sẽ thực hiện quy tắc làm tròn số.
Câu trả lời của bạn: 11:23 02/05/2022
a) nZn = 3,25/65 = 0,05 mol
Zn + 2HCl -->ZnCl2 + H2
0,05 -> 0,1 --> 0,05 -> 0,05
=> vH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
b) mHCl = 0,1.36,5 = 3,65 g
=> mddHCl = (3,65*100)/7,3 = 50 g
c) mdd sau pứ = 3,25 + 3,65 = 6,9 g
mZnCl2 = 0,05.136 = 6,8g
=> C%ZnCl2 = 6,8/6,9 *100 ≈ 98%
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 11:23 02/05/2022
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo.
Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 11:22 02/05/2022
Trường cấp 3 của tôi nằm ở một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn; vậy nên nó không quá lớn và hiện đại. Chỉ có khoảng một ngàn học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 học trong 16 lớp học, và chúng tôi phải đi học vào những giờ khác nhau trong ngày để có thể có để phòng học. Xung quanh trường là một bãi cỏ trống sắp sớm được quy hoạch để làm thành một phần của trường học, và chúng tôi hy vọng những người em của mình có thể học trong một ngôi trường lớn hơn và thoải mái hơn.
Cổng trường đã rất cũ và rỉ sét, nhưng nó vẫn có thể ngăn được học sinh chạy ra bên ngoài trong giờ ra chơi. Kế bên cổng trường là một bãi giữ xe nơi chúng tôi đậu tất cả xe đạp của mình. Có rất nhiều cây và hoa cỏ được trồng qua nhiều thế hệ học sinh, và ngày nay chúng tôi lại tiếp tục trồng thêm nhiều cây nữa để có thể có được một không gian xanh hơn. Những cái cây đó đem lại cho chúng tôi rất nhiều bóng tâm, và cúng cho chúng tôi một sân chơi lý tưởng trong giờ ra chơi và sau giờ học.
Có một sân bóng nhỏ trong góc sân, và hầu hết thời gian các bạn nam phải tranh nhau để được chơi ở đó. Chúng tôi không có phòng chuyên dành cho thể thao, vậy nên chúng tôi học giờ Giáo dục thể chất của mình ngay trên sân trường. Các bức tường được sơn màu vàng nhạt, và đôi chỗ đã bị bong tróc dưới tác động của thời gian. Mặc dù ngôi trường cũ kĩ, nó vẫn luôn sạch sẽ và ngăn nắp nhờ vào nỗ lực của cả học sinh và giáo viên.
Chúng tôi cố gắng để giữ trường học là một môi trường lành mạnh và thân thiện cho mọi người. Nó không phải là ngôi trường tốt nhất mà một người có thể tìm được, nhưng nó là nơi yêu thương của rất nhiều thế hệ học sinh, trong đó có tôi.
Câu trả lời của bạn: 11:21 02/05/2022
Vật tỏa nhiệt là quả cầu nhôm, giảm nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t = 35oC
Vật thu nhiệt là lượng nước trong cốc, tăng nhiệt độ từ t2 = 20oC lên t = 35oC
Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa = Qthu
=> m1c1(t1 - t) = m2c2(t - t2) (m1, m2 là khối lượng của quả cầu và nước; c1, c2 là nhiệt dung riêng của nhôm và nước)
=> 0,5.880(100 - 35) = m2.4200(35 - 20)
=> 28600 = 63000m2
=> m2 ≈≈ 0,45397 (kg)
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 11:19 02/05/2022
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo các nhóm và chu kỳ tuần hoàn, trong đấy chu kỳ là các hàng ngang và gồm các nguyên tố có cùng số lớp trong lớp vỏ electron. Trong mỗi chu kỳ từ trái sang phải: số nguyên tử tăng, bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. Ngoại trừ chu kỳ 1 chỉ gồm 2 nguyên tố, các chu kỳ còn lại chứa nguyên tố của các nhóm chính, từ chu kỳ 4 trở đi còn có nguyên tố trong 10 nhóm phụ. Chu kỳ 6 còn có 14 nguyên tố trong nhóm Lanthan, chu kỳ 7 nhóm Actini.
Nhận xét: mỗi chu kỳ bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khi hiếm (trừ chu kì 1 vì bắt đầu là phi kim H, kết thúc bởi khí hiếm He)
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:24 28/04/2022
Địa hình Nam Mĩ có đặc điểm là chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
+ Phía tây : Hệ thống Andes đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Orinoco -> Amazon -> La plata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
Câu trả lời của bạn: 16:03 26/04/2022
niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong bối cảnh nước ta bước đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19. Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc” này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần yêu nước của người Việt Nam đã được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn sức mạnh truyền thống yêu nước Việt Nam-nhân tố góp phần quyết định làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trong ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay
Đánh giá về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng (thực chất là sức mạnh truyền thống yêu nước Việt Nam được nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh) đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tại Đại hội lần thứ IV (12-1976), Đảng ta đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử của dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc”(1)
Chiến thắng 30-4-1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN.
Trong hệ giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị nổi bật và cơ bản nhất, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đối với người Việt Nam, yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là cái chi phối và là thước đo đạo lý làm người, bao gồm nhân phẩm, danh dự, lẽ sống, nghĩa vụ, lương tâm và hạnh phúc của con người. Giá trị đó được hình thành và phát triển trong suốt chiều sâu lịch sử dựng nước và giữ nước, được kết tinh, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Yêu nước của người Việt Nam không chỉ là phẩm chất tinh thần luôn được hun đúc thành truyền thống và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, thành sức mạnh tinh thần, “năng lực nội sinh” luôn thường trực trong lòng dân tộc, là nguồn lực không bao giờ cạn, bảo đảm cho sự trường tồn của đất nước qua mọi biến thiên của lịch sử. Nói về yêu nước truyền thống, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”.(2)
Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ yêu nước truyền thống chỉ là năng lực nội sinh, tiềm tàng trong lòng dân tộc. Để yêu nước truyền thống phát huy được vai trò to lớn của nó thì phải đặt trong bối cảnh của thời đại, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Thực tiễn lịch sử dân tộc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã minh chứng, sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược chính là do gắn với ý thức hệ phong kiến, tư sản hoặc tiểu tư sản, là những ý thức hệ đã lỗi thời khi mà thời đại mới đã được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Vì thế để nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sức mạnh của truyền thống yêu nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cần tiếp cận yêu nước với tính cách là giá trị truyền thống được kế thừa, có sự phát triển nhảy vọt về chất trong thời đại mới, gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là yêu nước dựa chắc trên lập trường, lợi ích của giai cấp công nhân, thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và của cả dân tộc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng và cùng với Đảng ta khơi dậy, phát huy trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Từ cách tiếp cận trên, giúp chúng ta lý giải, nhận thức đầy đủ, sâu sắc sức mạnh truyền thống yêu nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên các mặt chủ yếu:
Một là, truyền thống yêu nước Việt Nam là nhân tố cơ bản, tạo nên sức mạnh chính trị-tinh thần, thực chất là sức mạnh nhân tố con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Yêu nước của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là yêu nước truyền thống, song đã được nâng lên tầm cao mới, do được tiếp thêm sinh lực và được định hướng bởi mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân. Vì vậy, yêu nước đã được phát huy đến mức cao nhất, thể hiện ở tinh thần, ý chí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; bằng hành động cách mạng qua các phong trào: “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tay cày, tay súng”, “Tay búa, tay súng”; “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước...”. Yêu nước đó đã trở thành nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh chính trị-tinh thần, thực chất là sức mạnh nhân tố con người, đã giúp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi gian khổ, hy sinh trong suốt quá trình kháng chiến lâu dài, gian khổ, kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc đến đích thắng lợi cuối cùng. Nghị quyết Ðại hội lần thứ IV (12-1976) của Ðảng đã khẳng định: “Ðó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường và bền bỉ, anh dũng và thông minh, của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là các đảng bộ miền Nam, các cán bộ và chiến sĩ công tác ở miền Nam và hàng chục triệu đồng bào yêu nước chiến đấu trên tuyến đầu Tổ quốc đã luôn nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất hơn 30 năm dưới ách quân xâm lược. Ðó là thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thắng lợi của đồng bào miền Bắc vừa tự xây dựng, vừa chiến đấu để bảo vệ hậu phương lớn của cả nước, đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của để đánh Mỹ, cứu nước ở tiền tuyến lớn miền Nam, một lòng một dạ vì miền Nam ruột thịt”.(3) Maicơn Mắc Lia, nhà sử học người Mỹ, trong cuốn “Việt Nam-cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” đã nhận xét: “Lịch sử phải đánh giá họ (người Việt Nam-miền Nam cũng như miền Bắc) cao nhất về sức chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của con người”.
Hai là, truyền thống yêu nước Việt Nam là cơ sở cơ bản để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Yêu nước của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện khát vọng lớn lao và lợi ích cơ bản, chính đáng của tuyệt đại đa số người Việt Nam là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó chính là “mẫu số chung” để Đảng ta hoạch định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hình thành “thế trận lòng dân” vững chắc; động viên, tập hợp được đông đảo và rộng rãi nhất mọi tầng lớp nhân dân cống hiến sức người, sức của, tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nói về điều này, Đại tướng Văn Tiến Dũng trong một cuộc trả lời phỏng vấn các nhà báo và học giả phương Tây, đã nhấn mạnh: “Một lần nữa tôi muốn nói rõ rằng nguồn gốc mọi thắng lợi của chúng tôi là sức mạnh của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình trong thời đại ngày nay. Và Ban lãnh đạo chúng tôi biết khai thác, biết phát huy tất cả những sức mạnh đó để chiến thắng”.
Ba là, truyền thống yêu nước Việt Nam là một nhân tố tạo cơ sở thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Giá trị yêu nước truyền thống Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được nâng lên tầm cao mới, là giá trị mang tính công lý được cả nhân loại tiến bộ thừa nhận. Đó là yêu nước vì quyền tự do, độc lập, tự quyết của dân tộc; yêu nước vì quyền sống, quyền được hưởng hòa bình, hạnh phúc của con người… Do đó, nó là sự nghiệp chính nghĩa. Tính chính nghĩa và công lý chính ấy chính là cơ sở để vận động các lực lượng quốc tế yêu chuộng hòa bình ủng hộ cuộc kháng chiến vì nền độc lập của Việt Nam. Trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “nhân dân Việt Nam chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn và vì sự tôn trọng sự thực và công lý”.
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ và thắng Mỹ, Đảng ta đã luôn dựa chắc vào yêu nước chân chính của người Việt Nam với những giá trị bền vững của công lý để tăng cường đoàn kết quốc tế, hình thành nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Vì thế có thể khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chính là hiện thân của công lý, là biểu tượng sáng ngời của chính nghĩa thắng phi nghĩa, của văn minh thắng bạo tàn, của hòa bình độc lập dân tộc thắng chủ nghĩa thực dân, bắt nguồn từ yêu nước truyền thống Việt Nam được phát triển lên tầm cao mới và phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bốn là, yêu nước truyền thống Việt Nam là một nhân tố phát huy sự sáng tạo trong hoạch định và thực hành Chiến tranh nhân dân giành thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngay từ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), yêu nước truyền thống đã giữ vai trò là một căn cứ để hoạch định và thực hành đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, càng thể hiện rõ, đó là: Chiến tranh toàn dân, toàn diện; sử dụng bạo lực tổng hợp, bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần, phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn, đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng ba mũi giáp công: Quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch giành thắng lợi cuối cùng. Đường lối và phương pháp thực hành chiến tranh nhân dân của Đảng đã được chứng minh bằng thực tiễn thực hành chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Kỷ niệm 45 năm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong bối cảnh tinh thần yêu nước của dân ta được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ nhằm chiến thắng đại dịch Covid-19, đặt ra vấn đề, để yêu nước truyền thống Việt Nam phát huy được sức mạnh to lớn của nó đối với sự nghiệp cách mạng, chúng ta cần phải luôn đổi mới, bổ sung, phát triển làm phong phú nội hàm, nâng “tầm” yêu nước truyền thống Việt Nam, gắn với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu trả lời của bạn: 16:01 26/04/2022
Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi là
Q=Q1+Q2=m1c1Δt+m2c2Δt=0,4.880(100−20)+1.4200(100−20)=364160(J)
Câu trả lời của bạn: 16:00 26/04/2022
Mặt phẳng ngang, không ma sát nên hệ hai xe lăn là kín. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
(m1+m2)→v=m1→v1+m2→v2(m1+m2)v→=m1v1→+m2v2→
⇒→v=m1→v1+m2→v2m1+m2(1)⇒v→=m1v1→+m2v2→m1+m2(1)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của xe 1 thì (1)
⇒v=m1v1–m2v2m1+m2=0,3.2–2.0,80,3+2≈–0,43(m/s)⇒v=m1v1–m2v2m1+m2=0,3.2–2.0,80,3+2≈–0,43(m/s)
Sau va chạm 2 xe chuyển động cùng chiều xe 2 (trước va chạm) với tốc độ 0,43(m/s).
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 16:00 26/04/2022
Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt:
Trán
Đỉnh
Thái dương
Chẩm
Thùy đảo
Hệ viền
Thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm bao phủ gần hết bề mặt não (xem hình Các thùy não); thùy đảo nằm ở sâu dưới rãnh Sylvian . Thùy viền (hệ viền) là một khu vực hình chữ C ở sát bờ phía trong của mỗi bán cầu đại não; nó bao gồm một số phần của các thùy lân cận.
Mặc dù các chức năng cụ thể được quy định cho mỗi thùy, nhưng hầu hết các hoạt động đều đòi hỏi sự phối hợp của nhiều vùng trong cả hai bán cầu. Ví dụ, mặc dù thùy chẩm là cần thiết để xử lý hình ảnh thị giác, nhưng các phần của thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy trán ở cả hai bên cũng xử lý các kích thích thị giác phức tạp.
Các thùy não.
Chức năng của các thùy não được định khu rộng ở một bên bán cầu đại não. Các hoạt động thị giác, xúc giác và vận động ở phía bên trái của cơ thể chủ yếu là do bán cầu phải chi phối và ngược lại. Một số chức năng phức tạp nhất định liên quan đến cả hai bán cầu não, nhưng chủ yếu vẫn là do một bán cầu (bán cầu não) chi phối. Ví dụ, bán cầu trái thường chiếm ưu thế về ngôn ngữ, và bàn cầu phải chiếm ưu thế đối với sự định hướng không gian.
Vỏ não (xem hình Các vùng của não) chứa
Vùng cảm giác sơ cấp
Vùng vận động sơ cấp
Nhiều vùng khác có liên quan, bao gồm các vùng liên hợp đơn thức và đa thức
Các vùng của não.
Các vùng cảm giác sơ cấp nhận được các kích thích cảm giác bản thể, thính giác, thị giác và vị giác từ đồi thị, cũng là nơi nhận các kích thích từ các cơ quan cảm giác chuyên biệt và các thụ thể cảm giác ngoại biên. Các con đường khứu giác bỏ qua đồi thị và đi trực tiếp vào các vùng chuyên biệt của vỏ não. Kích thích cảm giác được xử lý tiếp trong các vùng liên hợp có liên quan đến một hoặc nhiều giác quan.
Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp.
Mỗi vùng liên hợp đơn thức nằm cạnh vùng cảm giác sơ cấp tương ứng và xử lý thông tin từ khu vực đó ở mức cao hơn so với vùng cảm giác sơ cấp.
Các vùng liên hợp đa thức không bị giới hạn bởi bất kỳ chức năng vận động hoặc cảm giác đơn thuần nào mà nhận được thông tin tập hợp từ nhiều vùng cảm giác và vận động của não. Các vùng liên hợp đa thức ở thùy trán, thùy thái dương, và thùy đỉnh phiên giải dữ liệu cảm giác, phản hồi vận động và các thông tin khác với những trí nhớ bản năng và thu được. Sự phiên giải này tạo thuận cho học tập và tư duy, cách diễn đạt và hành vi.
Thùy trán
Các thùy trán nằm ở trước rãnh trung tâm. Chúng rất cần thiết cho việc lên kế hoạch, thực hiện việc học và hành vi có mục đích; chúng cũng là nơi có nhiều chức năng ức chế. Có một số vùng chức năng riêng biệt ở thùy trán:
Vỏ não vận động sơ cấp là phần sau nhất của hồi trước trung tâm. Vỏ não vận động sơ cấp ở một bên kiểm soát tất cả các cơ quan vận động ở phía đối diện của cơ thể (thể hiện trên một bản đồ không gian được gọi là homunculus xem hình Homunculus); 90% sợi vận động từ mỗi bán cầu bắt chéo qua đường giữa tại thân não. Do đó, tổn thương vỏ não vận động của một bán cầu sẽ gây ra yếu hoặc liệt chủ yếu ở phía đối diện của cơ thể.
Vỏ não trán trong (đôi khi được gọi là khu vực trước trán trong) rất quan trọng đối với ý thức và vận động. Nếu tổn thương ở vùng này rộng và kéo dài đến phần trước nhất của vỏ não (cực trán), bệnh nhân đôi khi trở nên mất ý thức (thờ ơ, mất chú ý và đáp ứng chậm).
Vỏ não trán ổ mắt (đôi khi được gọi là vùng trước trán ổ mắt - xem hình Các vùng của não) giúp điều chỉnh hành vi xã hội. Bệnh nhân có tổn thương ở vùng trán ổ mắt có thể có cảm xúc không ổn định, thờ ơ với những tác động từ hành động của họ, hoặc cả hai. Các biểu hiện háo hức, lạc quan, thiếu tế nhị và thờ ơ với các hoạt động xã hội có thể diễn ra xen kẽ nhau. Chấn thương cấp tính hai bên ở khu vực này có thể làm cho bệnh nhân hoạt ngôn mãnh liệt, bồn chồn, và xâm phạm bừa bãi trong hoạt động xã hội. Mất ức chế và hành vi bất thường có thể xảy ra khi lão hóa và trong nhiều thể sa sút trí tuệ có thể là kết quả của sự thoái hoá của thùy trán, đặc biệt là vỏ não trán ổ mắt.
Vỏ não trán sau dưới bên trái (đôi khi được gọi là vùng Broca hoặc vùng trước trán sau dưới-xem hình Các vùng của não) kiểm soát chức năng biểu đạt ngôn ngữ. Tổn thương vùng này gây ra thất ngôn (suy giảm khả năng biểu đạt từ ngữ).
Vỏ não trán lưng bên (đôi khi được gọi là vùng trước trán lưng bên) điều khiển các thông tin mới thu được - hay còn được gọi là trí nhớ ngắn hạn. Tổn thương vùng này có thể làm giảm khả năng lưu giữ thông tin và xử lý nó trong thời gian hiện tại (ví dụ như đánh vần ngược lại các từ hoặc thay đổi giữa chữ và số theo tuần tự).
Homunculus.
Các vùng của vỏ não điều khiển các chức năng vận động và cảm giác cụ thể ở phía đối diện của cơ thể. Lượng không gian vỏ não kiểm soát một bộ phận cơ thể là khác nhau; ví dụ, vùng vỏ não điều khiển bàn tay lớn hơn vùng điều khiển vai. Bản đồ của các vùng này được gọi là homunculus ("người thu nhỏ").
Thùy đỉnh
Một số vùng ở thùy đỉnh có các chức năng cụ thể.
Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp, nằm ở sau rãnh Rolando (hồi sau trung tâm) ở thùy đỉnh trước, tích hợp các kích thích cảm giác thân thể để nhận biết và nhớ lại hình dạng, kết cấu và trọng lượng. Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp ở một bên nhận được tất cả các thông tin đầu vào cảm giác thân thể từ phía đối diện của cơ thể. Tổn thương thùy đỉnh trước có thể gây ra khó nhận ra vật thể qua xúc giác (mất nhận thức xúc giác).
Các vùng từ hồi sau bên đến hồi sau trung tâm tạo ra các mối liên hệ thị giác-không gian và tích hợp những thông tin này với các cảm giác khác để tạo ra nhận thức về quỹ đạo của các vật chuyển động. Những vùng này cũng đóng vai trò trung gian cho cảm giác bản thể (nhận thức về vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian).
Các phần của thùy đỉnh giữa của bán cầu ưu thế có liên quan đến các khả năng như tính toán, viết, định hướng trái phải và nhận biết ngón tay. Tổn thương ở hồi góc có thể gây ra những thiếu sót trong việc viết, tính toán, định hướng phải trái và gọi tên ngón tay (hội chứng Gerstmann).
Thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế tích hợp phía đối diện của cơ thể với môi trường, cho phép mọi người nhận thức được không gian môi trường này và rất quan trọng đối với các khả năng như vẽ. Tổn thương cấp tính ở thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế có thể gây mất chú ý nửa người phía bên đối diện (thường là bên trái), dẫn đến giảm nhận thức về phần cơ thể đó, môi trường của nó và bất kỳ tổn thương nào liên quan đến phía nửa người đó (mất nhận thức bệnh tật). Ví dụ, bệnh nhân tổn thương lớn ở thùy đỉnh phải có thể phủ nhận sự tồn tại của liệt nửa người trái. Bệnh nhân bị các tổn thương nhỏ hơn có thể mất khả năng học các kỹ năng vận động (ví dụ: mặc quần áo, các hoạt động khác mà cần phải học mới làm được) - một thiếu sót về vận động-không gian có tên là thất dụng.
Thùy thái dương
Các thùy thái dương rất quan trọng trong việc nhận cảm âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc. Bệnh nhân bị tổn thương thùy thái dương phải thường mất khả năng hiểu được các kích thích âm thanh không phải lời nói (ví dụ: âm nhạc). Tổn thương thùy thái dương trái làm suy giảm nặng sự nhận biết, trí nhớ và sự hình thành ngôn ngữ.
Thùy chẩm
Thùy chẩm có chứa
Vỏ não thị giác sơ cấp
Các liên hợp thị giác
Tổn thương ở vỏ não thị giác sơ cấp dẫn tới một dạng mù vỏ não; được gọi là hội chứng Anton, bệnh nhân không thể nhận ra vật thể bằng cách nhìn và không nhận thức được sự thiếu hụt này của bản thân, thường mô tả bịa đặt về những gì họ nhìn thấy.
Động kinh liên quan đến thùy chẩm có thể gây ảo giác, thường bao gồm các đường hoặc mạng lưới màu chồng lên nhau ở thị trường đối bên.
Thùy đảo
Thùy đảo tích hợp các thông tin cảm giác và tự chủ từ các tạng. Nó đóng vai trò trong các chức năng ngôn ngữ nhất định, được chứng minh bằng triệu chứng thất ngôn ở những bệnh nhân có tổn thương thùy đảo. Thùy đảo xử lý cảm giác đau, nhiệt và có thể cả vị giác.
Thùy viền
Thùy viền (hệ viền) bao gồm các cấu trúc nhận thông tin đầu vào từ các vùng khác nhau của não và tham gia vào những hành vi liên hợp, phức tạp (ví dụ như trí nhớ, học tập, cảm xúc). Tổn thương ảnh hưởng đến hệ viền thường gây ra nhiều dạng thiếu sót.
Bệnh nhân có các ổ sinh động kinh ở các phần hệ viền - phần cảm xúc phía trong của thùy thái dương thường có cơn động kinh cục bộ phức tạp, đặc trưng bởi cảm giác không kiểm soát được và rối loạn thần kinh tự chủ, nhận thức hoặc cảm xúc. Đôi khi, những bệnh nhân như vậy có những thay đổi về tính cách, đặc trưng bởi không biết đùa, tôn thờ triết học và ám ảnh. Bệnh nhân có thể có ảo giác khứu giác và viết vô độ tâm thần (thôi thúc viết không thể dừng).
Sinh lý bệnh
Rối loạn chức năng não có thể là cục bộ hoặc toàn bộ. Các quá trình cục bộ và toàn bộ có thể biểu hiện như các thiếu sót hoặc trở thành ổ hoạt động động kinh. Những quá trình này cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống dưới vỏ, làm thay đổi ý thức (ví dụ: gây sững sờ hoặc hôn mê) hoặc tích hợp suy nghĩ (ví dụ: gây sảng).
Rối loạn chức năng cục bộ thường do
Các bất thường về cấu trúc (ví dụ: khối uáp xe, đột quỵ, chấn thương, dị dạng mạch, tăng sinh tế bào đệm, mất myelin,)
Các biểu hiện phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của tổn thương. Tổn thương có đường kính < 2 cm hoặc tiến triển rất chậm có thể không có triệu chứng. Các tổn thương lớn hơn, các tổn thương tiến triển nhanh (qua nhiều tuần hoặc hàng tháng thay vì hàng năm) và các tổn thương ảnh hưởng đến cả hai bán cầu nhiều khả năng là có triệu chứng. Các tổn thương khu trú trong chất trắng có thể làm tổn thương kết nối giữa các vùng của não và gây ra hội chứng mất kết nối (không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của ≥ 2 vùng não, mặc dù giữ được các chức năng cơ bản của mỗi vùng).
Rối loạn chức năng toàn bộ là do
Bệnh lý chuyển hóa - ngộ độc (thường gặp)
Viêm lan tỏa
Bệnh mạch máu
Chấn thương
Ung thư di căn
Rối loạn chức năng toàn bộ cũng có thể xảy ra do những bệnh lý trong một khu vực cụ thể của não bộ (ví dụ áp xe, khối u, chấn thương), nếu chúng làm tăng áp lực nội sọ hoặc gây thoát vị.
Những bệnh lý này ảnh hưởng nhiều mặt chức năng của não.
Phục hồi
Phục hồi sau chấn thương não phụ thuộc một phần vào các đặc điểm sau của não:
Tính mềm dẻo của phần não còn lại
Sự dư thừa
Tính mềm dẻo (khả năng của một vùng não có thể thay đổi chức năng của nó) của não ở mỗi người là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi tuổi và tình trạng sức khoẻ chung. Tính mềm dẻo thể hiện rõ nhất ở độ tuổi đang phát triển. Ví dụ: nếu các khu vực ngôn ngữ của bán cầu ưu thế bị tổn thương nghiêm trọng trước 8 tuổi, thì bán cầu đối diện thường có thể đảm bảo chức năng ngôn ngữ gần như bình thường. Mặc dù khả năng phục hồi sau tổn thương não là đáng kể sau thập kỷ đầu tiên của cuộc đời, nhưng tổn thương nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu sót vĩnh viễn. Tái tổ chức lại chức năng não sau khi bị tổn thương ở người lớn là ít gặp, mặc dù sự mềm dẻo vẫn có ở một số vùng nhất định của não trong suốt cuộc đời.
Sự dư thừa đề cập đến khả năng nhiều vùng não, thay vì một vùng thực hiện cùng một chức năng.
Các hội chứng rối loạn chức năng não
Các hội chứng đặc hiệu bao gồm
Mất nhận thức
Mất trí nhớ (bao gồm mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua)
Thất ngôn
Thất dụng
Các bệnh lý tâm thần (ví dụ: các bệnh lý trầm cảm, loạn thần, lo âu) đôi khi có các triệu chứng tương tự nhau. Nói khó, bệnh lý thần kinh vận động, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thất ngôn.
Câu trả lời của bạn: 15:59 26/04/2022
N2O5: Đinito pentaoxit
K2O: Kali oxit
CaO: canxi oxit
SO2:Lưu huỳnh dioxit
Câu trả lời của bạn: 15:58 26/04/2022
Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu trả lời của bạn: 15:58 26/04/2022
1. Chọn một ô trong cột bạn muốn sắp xếp.
2. Trên tab Dữ liệu, trong nhóm Sắp xếp & Lọc, hãy thực hiện một trong các thao tác sau: Để sắp xếp theo thứ tự tăng dần, hãy bấm. (Sắp xếp từ A đến Z).
Câu trả lời của bạn: 15:57 26/04/2022
Hãy nói rằng bạn cần tính tổng các giá trị với nhiều hơn một điều kiện, chẳng hạn như tổng doanh thu sản phẩm trong một khu vực cụ thể. Đây là một trường hợp tốt cho việc sử dụng hàm Sumifs trong công thức
Câu trả lời của bạn: 15:55 26/04/2022
B. Zn+2HCl->ZnCl2+H2
Câu trả lời của bạn: 15:55 26/04/2022
3. It is not difficult to remember 3R
4. Millions of old car tires are thrown away every year.
5. I promise I will study harder.
Câu trả lời của bạn: 15:55 26/04/2022
nhiệt lượng cần cho nước là:
Qthu vào ấm= m1.c1.(t2-t1)= 0,3.85.380=9690J
nhiệt lượng do ấm thu vào là:
Qthu vào nước= m2. c2.(t2-t1)= 1.4200.85= 357000J
nhiệt lượng cần có để đun sôi ấm nước là:
Qthu vào ấm +nước= 9690+ 357000= 366690J