linh phạm
Sắt đoàn
20
4
Câu 1: Nguồn gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất cơ khí là?
A. Khí thải và bụi B. Nước thải, chất thải rắn
C. Tiếng ồn D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là?
A. Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí
B. Nước thải (dung dịch bôi trơn, làm mát khi cắt gọt)
C. Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công
D. Chất thải rắn (mảnh vụ kim loại, cặn dầu nhớt, thiết bị hư hỏng, ...)
Câu 3: Phương án nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí ?
A. Thay đổi công nghệ sản xuất với các nhiên liệu sạch, trang bị những dây chuyền, thiết bị sản xuất không làm ô nhiễm môi trường
B. Xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường
C. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm vật liệu
D. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức an toàn lao động cho công nhân
Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Người lao động không được giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm vật liệu
Câu 5: Đâu không phải là biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí?
A. Mỗi thiết bị sản xuất phải có hướng dẫn và quy tắc làm việc với thiết bị đó
B. Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động
C. Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động cần thiết
D. Xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường
Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
D. Người lao động không được giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm vật liệu
Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Chất thải trong quá trình sản xuất không được xử lí trước khi thải ra môi trường
Câu 8: Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?
A. Cảnh báo có điện B. Nguy hiểm đứt tay
C. Nguy hiểm kẹt tay D. Khu vực có tiếng ồn cao
Câu 9: Đâu không phải là biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí?
A. Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động
B. Người lao động thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí
C. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức an toàn lao động cho công nhân
D. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm vật liệu cho người lao động.
Câu 10: Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?
A. Cảnh báo có điện B. Nguy hiểm đứt tay C. Nguy hiểm kẹt tay D. Khu vực có tiếng ồn cao
Câu 11: Quan sát hình ảnh sau và cho biết người công nhân đã mắc phải nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí nào?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
Câu 12: Chọn đáp án sai: Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Cơ sở hạ tầng, thiết bị tham gia giao thông không được đảm bảo
Câu 13: Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí: Bỏng khi cắt bình nhiên liệu của xe cũ là?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
Câu 14: Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?
A. Cảnh báo có điện B. Nguy hiểm đứt tay C. Nguy hiểm kẹt tay D. Khu vực có tiếng ồn cao
Câu 15: Khi làm việc với các máy móc cơ khí, thiếu kính bảo hộ khiến người công nhên có thể bị mảnh vớ bắn vào mắt. Người công nhân đã mắc phải nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí nào?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
Câu 16: Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí: Điện giật khi chạm vào phần kim loại của máy là?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
Câu 17: Quan sát hình ảnh sau và cho biết người công nhân đã mắc phải nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí nào?
A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo
Câu 18: Đâu không phải biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí?
A. Mỗi thiết bị sản xuất phải có hướng dẫn và quy tắc làm việc với thiết bị đó
B. Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động
C. Nhà xưởng cần kín, không tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài
D. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức an toàn lao động cho công nhân
Câu 19: Phương án nào sau đây là Sai ? Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí có thể gây bệnh về hô hấp cho người lao động. Khí thải và bụi đó là :
A. Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại
B. Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mài, ...
C. Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm
D. Chất thải rắn: mảnh vụn kim loại, giẻ lau, bao bì, cặn dầu nhớt, thùng chứa hoá chất …
Tháng tư về cõng theo từng hạt nắng vàng ươm. Khẽ khựng lại đôi chút bên khu vườn đầy hương hoa cỏ dại, trong lòng tôi bỗng chốc rộn ràng. Ngoài kia đó, những cành đào, cành mai đã bắt đầu tắt nụ, chỉ còn sót lại vài ba nhánh lộc tàn xuân. Tiếng chàng tu hú gọi nàng hè sao mà nghe da diết. Tiếng sương mai gọi ngọn cỏ bồi hồi.
Hàng cau ba trồng đã trải qua dăm mùa thay yếm. Vậy mà, mỗi độ hoa bung vẫn sẽ đều toả hương quanh xóm, quanh làng. Từng cánh hoa trong trắng, nhỏ xinh cứ nép mình không lỡ hé như cô gái tuổi mười lăm đầy e ấp, dịu dàng. Khi hoa tàn thì cũng là lúc những trái cau xanh non vươn mình thế chỗ. Vào một ngày đẹp trời nào đó, những trái cau kia sẽ được bày trí lộng lẫy, trang hoàng trong “đám cưới trên đường quê” rực rỡ.
Hương quê quện trong gió thoảng, chẳng xồng xộc như nước hoa của pháp, cũng chẳng đậm đà như tinh chất đubai. Nhưng lại khiến cho ta say, ta mê, ta nhớ nhung chộn rộn. Hương quê lẫn trong bãi lúa, bờ dâu. Lẫn trong làn khói lam chiều bay bay mờ ảo. Lẫn trong loài hoa cỏ bợ mọc ven bờ, trong từng mớ rau hay trong búi rong riềng tím biếc. Từng gầu nước mẹ múc dưới giếng nước sân đình, dẫu chẳng mùi chẳng vị nhưng vẫn ngọt ngào, say đắm lòng ai.
Hương quê, hoà vào từng câu hát ru à ơi à mẹ hát “à à ơi…tối qua tát nước sân đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen…”. Chẳng phải là hương sen nồng nàn, ấm áp đây sao? Chẳng phải là vị quê quyện vào từng đôi khau sòng mẹ tát, từng tiếng hò, tiếng hát nơi sân đình cổ kính đây sao?
Hương quê, hoà cả vào tiếng chày giã gạo thâu đêm. Tiếng cuốc kêu đau lòng dạ con mà khóc. Tiếng chão tràng day dứt, nỉ non. Tiếng đàn ve trưa hè lột xác, tiếng đàn bò gọi bạn xa xa.
Rồi kia, từng bông hoa xoan tím biếc, cứ là là ý chừng như muốn hạ mình xuống rồi lại gắng bay lên, từng nụ, từng bông cứ lún phún, lún phún như những nọn tuyết non đầu mùa đông vậy. Chẳng toả hương ngan ngát nhưng cũng đủ mê đắm lòng người. Tím cả bầu trời, tím cả ước mơ của những người con xa quê lập nghiệp.
Có phải, vì chút hương quê thanh khiết dịu dàng mà dẫu ai đó có đi xa trăm xóm, nghìn làng thì cũng đều mong muốn quay về để hít hà cho thoả. Có phải, vì chút vị quê núp mình trong gió thoảng, ẩn mình trong gói bánh rong mẹ gói mà dẫu ai đó có biền biệt xứ người thì cũng đều khắc khoải, bồi hồi, ngóng mong từng giây phút đoàn viên. Rồi có phải, vì bông lúa, bông cau mà lòng ai đó vẫn luôn đau đáu nhớ thương về nơi gọi là “cố hương”.
Phải rồi. Quê hương mà. “Quê hương là chùm khế ngọt, là chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau”. Là con đường tuổi thơ tung tăng tới lớp, là nhánh sông cùng đám bạn tập bơi. Là khoảng không gian chú gà trống đỏ kiếm ăn quanh vườn. Là đôi mẹt bà bưng ra chợ bán. Là tiếng gõ thước đều đều văng vẳng của ông giáo trường làng.
Chẳng phải bỗng dưng mà lại có những nỗi nhớ gọi tên là da diết, cồn cào. Bởi, không thương không nhớ sao được nguồn nước ngọt ngào nơi quê mẹ nuôi ta lớn. Càng quyến luyến hơn những luỹ tre làng xanh ngát triền đê. Bịn rịn lắm mùi hương quê trong bánh chưng, bánh tét. Lại yêu thêm một chút hương cốm đầu mùa.
Quê Hương hai chữ thân thương kể sao cho mà hết. Chỉ biết rằng, dẫu có bôn ba xa xứ, lìa làng thì tất thảy đều sẽ chẳng thể nào quên một nơi trốn thiêng liêng gọi là “một thoáng hương quê” trong tiềm thức.
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên
Câu 2: Trong văn bản, tác giả định nghĩa quê hương là gì?
Câu 3: Chỉ ra một yếu tố tự sự, một yếu tố trữ tình trong đoạn văn sau: " Tháng tư về cõng theo từng hạt nắng vàng ươm. Khẽ khựng lại đôi chút bên khu vườn đầy hương hoa cỏ dại, trong lòng tôi bỗng chốc rộn ràng. Ngoài kia đó, những cành đào, cành mai đã bắt đầu tắt nụ, chỉ còn sót lại vài ba nhánh lộc tàn xuân. Tiếng chàng tu hú gọi nàng hè sao mà nghe da diết. Tiếng sương mai gọi ngọn cỏ bồi hồi.''
Câu 4: Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản trên.
Câu 5: Giải thích nghĩa của từ "mờ ảo" trong những câu văn sau: "Hương quê lẫn trong bãi lúa, bờ dâu. Lẫn trong làn khói lam chiều bay bay "mờ ảo"."
Câu 6: Chỉ ra vè nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong phần in đậm: "Rồi kia, từng bông hoa xoan tím biếc, cứ là là ý chừng như muốn hạ mình xuống rồi lại gắng bay lên, từng nụ, từng bông cứ lún phún, lún phún như những nọn tuyết non đầu mùa đông vậy. Chẳng toả hương ngan ngát nhưng cũng đủ mê đắm lòng người."
Câu 7: Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả " Quê Hương hai chữ thân thương kể sao cho mà hết. Chỉ biết rằng, dẫu có bôn ba xa xứ, lìa làng thì tất thảy đều sẽ chẳng thể nào quên một nơi trốn thiêng liêng gọi là “một thoáng hương quê” trong tiềm thức."
Câu 8: Nội dung của văn bản có tác dụng như thế nào đối với cảm xúc của em về quê hương?
em hãy thiết kế bản vẽ mặt bằng ngôi nhà 1 tầng của em với các yêu cầu và dữ liệu sau:
kích thước đất xây dựng: 8m x 16m
diện tích ngôi nhà: khoảng 90 đến 100m^2
số thành viên trong gia đình: 4 người
số phòng và công năng dự kiến: 1 phòng khách, 3 phòng ngủ, 1 phòng bếp+ăn, 2 phòng vệ sinh tường bao 220mm, tường ngăn 110mm.
Yêu cầu vẽ trên trấy A4 ngang với tỉ lệ 1:100; vẽ khung, bản vẽ, khung tên và kích thước đầy đủ.
Câu 1: Người ta chia khoa học thành nhóm nào sau đây?
A. Khoa học tự nhiên B. Khoa học xã hội
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Khái niệm về kĩ thuật:
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Khái niệm về công nghệ:
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp
C. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4 : Đâu không phải là đặc điểm mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên ?
A. Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên như làm thay đổi môi trường, khí hậu...
B. Tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch, an toàn.
C. Công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội.
D. Công nghệ giúp quản lí, khai thác, khám phá tự nhiên hiệu quả.
Câu 5: Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực khoa học?
A. Công nghệ hóa học B. Công nghệ cơ khí
C. Công nghệ xây dựng D. Công nghệ điện- điện tử
Câu 6: Công nghệ nào sau đây không thuộc lĩnh vực kĩ thuật?
A. Công nghệ cơ khí B. Công nghệ xây dựng
C. Công nghệ điện D. Công nghệ sinh học
Câu 7: Phân loại công nghệ dựa vào căn cứ nào sau đây?
A. Theo lĩnh vực khoa học B. Theo lĩnh vực kĩ thuật
C. Theo đối tượng áp dụng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Ứng dụng của kính hiển vi điện tử nghiên cứu:
A. Cấu trúc siêu nhỏ B. Gen C. Vi rút D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực khoa học?
A. Công nghệ thông tin B. Công nghệ vận tải
C. Công nghệ trồng cây trong nhà kính D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Theo đối tượng áp dụng có công nghệ nào sau đây?
A. Công nghệ ô tô B. Công nghệ vật liệu
C. Công nghệ nano D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ thể hiện ở đặc điểm nào?
A. Khoa học là cơ sở của kĩ thuật
B. Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có; công nghệ mới lại giúp kĩ thuật phát triển.
C. Sản phẩm công nghệ mới thúc đẩy khoa học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Khoa học có mối quan hệ như thế nào đối với kĩ thuật?
A. Khoa học giúp kĩ thuật tiến bộ
B. Kĩ thuật tạo cơ sở cho khoa học phát triển
C. Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật
D. Khoa học và kĩ thuật không có sự tác động qua lại
Câu 13: Yếu tố nào sau đây thúc đẩy công nghệ phát triển?
A. Cơ sở khoa học của xã hội và con người B. Nhu cầu của xã hội và con người
C. Trình độ khoa học của xã hội và con người D. Đáp án khác
Câu 1 : Hãy lập sơ đồ hệ thống kĩ thuật của máy xay sinh tố, quạt bàn.
Câu 2 : Hãy lập sơ đồ hệ thống kĩ thuật của bàn ủi, hệ thống chiếu sáng trong gia đình.
Xác định phép liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn sau :" có 1 đám mây khác ngoài cửa hàng...chúng xoay mạnh như sóng trong tâm trí tôi
(Trong văn bản những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê)
Câu 1:150g dung dịch HCl 5% có chứa khối lượng HCl là:
A.5g B.7,5g C.16,5g D.6,5g
Khối lượng Mol của CO là