Đăng nhập
|
/
Đăng ký

Hồ Đăng Khôi

Cấp bậc

Sắt đoàn

Điểm

5

Cảm ơn

1

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Giúp mình với

Câu trả lời của bạn: 10:30 26/01/2022

√([+/|{√}|])√([+/∣∣{√/}∣∣])

super idol


Câu hỏi:

Viết bài văn phân tích 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí của tác giả chính Hữu

Câu trả lời của bạn: 16:46 11/01/2022

Viết bài văn phân tích 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí của tác giả chính Hữu

                                                                     Bài làm

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”


- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

Nhìn lại cả 7 câu thơ đầu những từ ngữ nói về người lính: đầu tiên là “anh” và “tôi” trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi mới gặp gỡ, dường như vẫn là hai thế giới riêng biệt. Rồi “anh” với “tôi” trong cùng một dòng, đến “đôi người” nhưng là “đôi người xa lạ”, và rồi đã biến thành đôi tri kỷ - một tình bạn keo sơn, gắn bó. Và cao hơn nữa là đồng chí. Như vậy, từ rời rạc riêng lẻ, hai người đã dần nhập thành chung, thành một, khó tách rời.

Hai tiếng “Đồng chí!” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo: đồng chí còn là những biểu hiện cụ thể và cảm động ở mười câu thơ sau.Như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm Cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới, câu thơ thứ 7 là một câu thơ đặc biệt.

Nội dung này được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của 1 tình cảm Cách mạng thiêng liêng: Tình đồng chí - một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị.Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã đánh dấu 1 bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến.ặc biệt là cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ Cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

@Hồ Đăng Khôi


Câu hỏi:

Giáo dục và văn hoá thời Trần được phát triển như thế nào?

Câu trả lời của bạn: 16:17 11/01/2022

Giáo dục và văn hoá thời Trần được phát triển như thế nào?

                                                   Giải

a) Giáo dục và văn hóa thời Trần được phát triển như thế nào?
* Giáo dục:
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1076, xây dựng Quốc Tử Giám => trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
=> Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục.
- Đạo Phật được coi trọng và phát triển.
* Văn hóa:
- Văn hóa dân gian đa dạng, phổ biến thường xuyên, tạo sự bình đẳng trong xã hội.
- Kiến trúc, điêu khắc phát triển, tiêu biểu là hình rồng thời Lý.
=> Nền văn hóa mang tính dân tộc – văn hóa Thăng Long.


Câu hỏi:

35136÷18

Câu trả lời của bạn: 16:13 11/01/2022

35136÷18=1952

mình sài máy tính nên không đặt tính được


Câu hỏi:

phát biểu cảm nghĩ về thầy(cô) giáo mà em yêu quý

Câu trả lời của bạn: 16:07 11/01/2022

Mỗi chúng ta, ai cũng mong sau này mình trở thành một người tài giỏi, sống có ích cho xã hội. Để làm được điều đó không thể vắng bóng công ơn của những người thầy, người cô dìu dắt chúng ta trên con đường chinh phục tri thức. Người xưa từng nói: “Cô giáo như mẹ hiền”. Cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta. Chắc hẳn trong lòng mỗi người, ai cũng có sự ngưỡng mộ nhất định dành cho cô giáo. Đối với bản thân tôi, cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn là người mãi luôn sống trong lòng tôi.


Gia đình tôi là người gốc Bắc, đến khi tôi học hết lớp ba thì có biến cố xảy ra và cả nhà quyết định chuyển vào Nam sinh sống. Lúc đó, tôi chỉ là một học sinh bình thường, không giỏi giang hay hơn ai gì cả. Chuyển đến một môi trường mới, một cuộc sống mới với bao lạ lẫm, tôi cảm thấy thật cô độc và buồn bã. Ngày đi học cũng đến. Tôi được người quen xin cho vào ngôi trường ở gần đó để theo học. Ngày đầu đến lớp, cô giáo chủ nhiệm bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi mỉm cười nhìn tôi thân thiện. Cô giới thiệu tôi với mọi người, hỏi han những câu chuyện và động viên tôi trong học tập. Tôi không nhớ hết ngày hôm ấy đã nói những gì nhưng cái dáng người mảnh mai, giọng nói trầm ấm của người con gái miền nam, mái tóc suôn dài óng mượt cùng đôi môi đỏ hồng của cô đã in sâu vào tâm trí tôi với những hình ảnh đẹp đẽ nhất,

Ngày tháng trôi đi, tôi dường như đã quen hơn với môi trường ở đây. Mỗi tuần, cô đều gặp riêng tôi để hỏi han, vì cô biết tôi lạ lẫm với môi trường mới, cần phải thích nghi nhiều thứ nên sợ tôi không theo kịp mọi người. Trên lớp, cô quan tâm đến tôi nhiều hơn, ân cần bảo ban cho tôi học tập, tỉ mỉ giải đáp những thắc mắc của tôi. Và cứ thế, tôi tiến bộ từng ngày, thành tích học tập cũng được cải thiện đáng kể. Cô chính là người truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu thương để tôi vươn lên. Khi nhìn thành tích học tập của tôi, nét mặt cô không khỏi vui mừng, xúc động. Suốt cả năm học, tôi có những tiến bộ vượt bậc, đến cuối năm tôi đứng trong top những bạn học sinh giỏi xuất sắc của trường. Không chỉ tôi mà cả gia đình tôi luôn thấy biết ơn và trân trọng những công ơn to lớn mà cô dành cho tôi.


Câu hỏi:

Câu thơ 

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra"

Thuột thể thơ gì?

Câu trả lời của bạn: 16:04 11/01/2022

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra"

Thuộc thơ lục bạc

Giải thích

vì thơ lục bát có các từ : núi Thái Sơn , trong nguồn chảy ra


Câu hỏi:

Kết bài văn biểu cảm

Câu trả lời của bạn: 16:01 11/01/2022

Kết bài văn biểu cảm

                                                                  ↓↓Trả lời↓↓

Nêu cảm nhận về đối tượng một cách khái quát nhất, tình cảm thể hiện đối với nhân vật...


Câu hỏi:

(23.45+76,55)x x = 24,3
Bài này là tìm x ạ

Câu trả lời của bạn: 16:00 11/01/2022

Câu hỏi:(23.45+76,55)x x = 24,3

                                                            Giải

(23,45+76,55)×x=24,3(23,45+76,55)×x=24,3

100×x=24.3100×x=24.3

x=24,3:100x=24,3:100

x=0,243


Câu hỏi:

Nhân dịp Tết mẹ dẫn em đi siêu thị mua đồ , mẹ đem theo 2 000 000 đồng. Mẹ mua cho em một bộ đồ hết 45%  số tiền mẹ có . Hỏi mẹ còn lại 

                        bao nhiêu tiền

Câu trả lời của bạn: 15:57 11/01/2022

Nhân dịp Tết mẹ dẫn em đi siêu thị mua đồ , mẹ đem theo 2 000 000 đồng. Mẹ mua cho em một bộ đồ hết 45%  số tiền mẹ có . Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu tiền

                                                         Bài giải:

Số tiền mẹ còn lại là :

→→2000000×(100%−45%)=11000002000000×(100%-45%)=1100000 ( đồng )

      Đáp số:1100000


Câu hỏi:

Nhân dịp Tết mẹ dẫn em đi siêu thị mua đồ , mẹ đem theo 2 000 000 đồng. Mẹ mua cho em một bộ đồ hết 45%  số tiền mẹ có . Hỏi mẹ còn lại 

                        bao nhiêu tiền

Câu trả lời của bạn: 15:55 11/01/2022

Nhân dịp Tết mẹ dẫn em đi siêu thị mua đồ , mẹ đem theo 2 000 000 đồng. Mẹ mua cho em một bộ đồ hết 45%  số tiền mẹ có . Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu tiền

                                                         Bài giải:

Số tiền mẹ còn lại là :

→→2000000×(100%−45%)=11000002000000×(100%-45%)=1100000 ( đồng )

      Đáp số:1100000


Câu hỏi:

Chọn câu trả lời đúng
A.Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau gọi là đa giác đều
B. Hình bình hành có 2 cạnh bên bằng nhau gọi là đa giác đều
C hình thou có 4 góc bằng nhau là đa giác đều
D hình chữ nhật có 4 góc bằng nhau là đa giác đều

Câu trả lời của bạn: 15:49 11/01/2022

C hình thou có 4 góc bằng nhau là đa giác đều


Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay