Đăng nhập
|
/
Đăng ký
O

Oanhcui

Cấp bậc

Vàng đoàn

Điểm

835

Cảm ơn

167

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Ngành động vật nguyên sinh có đặc điểm gì nổi bật

Câu trả lời của bạn: 17:35 19/01/2022

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là: ... – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. – Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.


Câu hỏi:

tính khối  lượng muối Al2 (SO4) 3 thu đươc khí cho 5,4 gam Al tác dụng  hết dung dịch có chứa H2SO4 .cho sơ đồ phản ứng Al +H2S04 -> Al2 (So4) 3 +h2

Câu trả lời của bạn: 17:12 19/01/2022

nAl=5,427=0,2(mol)

PTHH

2Al+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2

 0,2               →→              0,1                 (mol)

mAl2(SO4)3=0,1.342=34,2(g)


Câu hỏi:

Trong các từ sau : châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép?

Câu trả lời của bạn: 17:11 19/01/2022

Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn

-Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng


Câu hỏi:

Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nỗi ông đồ trong bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn

Câu trả lời của bạn: 17:11 19/01/2022

Vũ Đình Liên đến với làng thơ rất lặng lẽ nhưng không kém phần sâu sắc. Trong phong trào Thơ mới, tên tuổi ông không đình đám như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,.. và các tên tuổi nổi bậc khác nhưng cũng đủ để làm nên một hiện tượng khác thường.

Có người viết nghìn bài mà ngỡ như chưa hề viết. Có người viết mấy bài mà đã có thể lưu danh đến ngày sau. Bởi Vũ Đình Liên đã bắt được cái hồn của thời đại. Không cần đi quá xa vào thế giới thần tiên như Thế Lữ, hay rong ruổi trong tình yêu như Xuân Diệu, lặng ngắm một chiều hoang tàn bên mộ cũ như Chế lan Viên, đau đớn dưới trăng khuya như Hàn Mạc Tử và càng không trở về với ngày xưa diễm lệ như Trần Huyền Trân,… Vũ Đình Liên tìm về với những rung động tinh tế của chính tâm hồn mình lòng thương người và tình hoài cổ mênh mang.

Hoài Thanh có nhận xét: “Có lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: “Ông đồ”. Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết…”

Có lẽ, trước thực tại phũ phàng, lớp trẻ năng động đã quá vội vàng lên đường tìm kiếm, khơi phá những miền đất nghệ thuật đang rộ nở muôn nơi, bỏ lại riêng ông âm thầm tìm về chốn cũ. Có thể nói thơ Vũ Đình Liên đã quá cũ so với đương thời nhưng lại có sức hút mãnh liệt khiến ai đọc tới cũng phải nao lòng.

Với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên đã may mắn đón lấy được tinh túy trên dòng chảy của thời gian bất tận. Có lẽ, ông đã chờ sẵn ở đó rất lâu và nhanh tay đón lấy khi nó vừa đến. Bài thơ ra đời năm 1937, ngay cái thời khắc phong trào Thơ mới rộ nở nhất, đẩy nền thơ cũ và thế hệ cũ vào vị trí khiêm nhường rồi biến mất sau đó. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, và các nhà thơ khác liên tục đã phá nền thơ cũ và tạo ra cái mới, mấy ai kịp nhìn lại thế hệ cũ đã rút lui như thế nào. Chỉ có Vũ Đình Liên làm điều ấy.


Bài thơ Ông đồ là tiếng nói thẳm sâu tận đáy lòng của Vũ Đình Liên trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp trong tâm hồn và đời sống người Việt. Không kêu ca hay uất hận nhưng nỗi tiếc thương vô hạn ẩn sâu trong từng câu từng chữ. Hình ảnh ông đồ là chứng nhân của lịch sử, của một thế hệ những con người đang rơi dần vào sự bế tắc cùng cực với sự bế tắc của đất nước. Sự bế tắc đã dẫn ông đồ từ địa vị thanh cao, đạo mạo đến chỗ mưu sinh bằng cách bán chữ giữa sự thờ ơ, vô tình của thế gian giữa chợ đời.

Và để bấu víu vào một cái gì đó chưa hẳn đã mất, Vũ Đình Liên đã khởi đầu bài thơ thật hào hứng:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”.

Từ “lại” nghe thật hãnh diện, xác định ngay vị trí của ông đồ trong ngày tết. Ông đến như định mệnh và từ lâu đã in đậm trong kí ức của con người khi ngày tết đến. Và không đẻ người đọc chờ đợi lâu, Vũ Đình Liên lập tức triển khai hình tường, phô bày trước mắt người đọc:

“Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Đọc lại câu thơ, ta như thấy trước mắt mình cái cảnh nhộn nhịp, cấp tập không ngừng của ngày tết xưa. Đâu đây là tiếng gọi nhau thăm hỏi, đâu đó là tiếng chào mời đón đưa của muôn người. Và ông đồ trên các góc phố, dưới tán cây che, chân dậm giấy, tay đưa nét bút thần kì như “phượng múa rồng bay” trước sự trầm trồ, thán phục của bao người.

Thế nhưng, sự đời đưa đẩy, số phận nổi trôi, đời người ngắn ngủi mà phong ba bão tố nhanh chóng càn quét qua đây. Năm sau trở lại, hình ảnh ông đồ vẫn trên phố cũ mà sao xa khác vô cùng:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.

Từ một khung cảnh náo nhiệt, trong sự tôn vinh tột độ, đột nhiên ông đồ rơi vào nghịch cảnh đáng thương. Vẫn là sân khấu ấy nhưng ông đồ đã mất hết người xem, một mình độc diễn vở kịch buồn.

Dường như Vũ Đình Liên đã cảm nhận thấy, đã dẫm lên cái đường ranh mong manh, mơ hồ mà tàn nhẫn của thời gian giữa thời đại cũ và thời đại mới. Ông đồ gắng gượng níu kéo cái tinh hoa một thời trong lòng người một cách bất lực nhưng không từ bỏ. Ở đây, dẫu chưa đạt đến trình độ đưa “cái thần” vào chữ viết như một tay tử tù của thời vang bóng, ít ra ông đồ cũng còn lại những ngón tay hoa.

Trên bước đường cùng với chút tài mọn tuy có lỡ làng, ông đồ ngỡ vẫn còn một góc đời riêng nhằm an bần lạc đạo hoặc thậm chí để ngậm ngùi! Và chính sự gắng gượng cuối cùng ấy lại đẩy ông đồ vào một tình thế dở khóc dở cười:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”.

Câu thơ rơi vào im lặng đáng sợ khiến người đọc hụt hẫng tiếc thương. Cơn mưa phủ xuống tâm hồn, che lại những vết thương đang âm ỉ cào cấu trong lòng. Đến đây, người đọc mới sực tỉnh nhận ra trong mình đã đánh mất đi tình yêu đối với cái quốc hồn quốc túy và vô tình đẩy một thế hệ như ông đồ vào nghịch cảnh bi đát ấy. Một thời đại sáng bừng hào khí “nghiêng cánh nhạn tách mái rừng Nhan Khổng – Vẫy đuôi kình toan vượt bể Trình Chu” đang le lói những tia sáng cuối cùng trước khi đi vào im lặng. Và cuối cùng là im lặng thực sự:

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.

Vũ trụ tuần hoàn, vòng sinh diệt bất tận càn quét trên mặt đất này. Những gì còn lại là sự gạn lọc tàn nhẫn của thời gian. Khung cảnh vẫn thế không có gì đổi thay, ngày tết vẫn tưng bừng rộn rã, hoa đào vẫn nở, người vẫn du xuân trẩy hội, nhưng nhân vật chính của ngày xưa đã mãi mãi không đến nữa. Câu thơ “Năm nay đào lại nở” biểu hiện cái quy luật tàn nhẫn như nụ cười chua chát của nhà thơ ném vào cuộc đời. Câu thơ theo sau đó như uất nghẹn trước tin dữ: “Không thấy ông đồ xưa” khép lại một cơn mê, để rồi nhà thơ truy vấn:


“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.

Ở đâu là ở đâu? Những người trong thế hệ cũ có thể ở đâu được? Hoặc là họ chấp nhận chuyển mình, bỏ khăn đóng áo dài khoác vào bộ đồ tây kệch cỡm, cắt tóc ngắn, “tối rượu sâm banh sáng sữa bò” để hòa hợp với cái thời đại nửa tây nửa ta ấy. Hoặc là tiếp tục giữ nguyên lối cũ sống lay lắt với thời gian.

Vũ Đình Liên đã không thể trả lời. Ông gửi niềm ưu tư ấy vào thời gian và mong tìm kiếm một sự đồng cảm ở người đọc. Ông đau đáu nhìn vào dòng đời đang trôi chảy như một kẻ mất hồn mong tìm thấy bản thể. Cũng cảnh cũng người nhưng người và cảnh đâu dễ thành thơ, nếu nhà thơ không là kẻ tri âm hay đồng điệu.


Câu hỏi:

Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
A pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỷ luật mang tính thống nhất
B pháp luật và kỉ luật là một không có điểm khác biệt
C pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỷ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo
D pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn

Câu trả lời của bạn: 17:10 19/01/2022

Dnhé


Câu hỏi:

Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (Báo Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ,...)

Câu trả lời của bạn: 17:09 19/01/2022

1. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
=> Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.

2. Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Hồ Xuân Hương - Khóc Tổng Cóc)
=>Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn: sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái.


Câu hỏi:

1.I ........ Like tea.
2. He ....... Play football in the afternoon.

Câu trả lời của bạn: 14:53 14/01/2022

1.I ....don't.... like tea.
2. He ..doesn't..... play football in the afternoon.


Câu hỏi:

Hiện nay có 1 số bạn bắt chước các mốt quần áo và đầu tóc giống người nước ngoài. Em có suy nghĩ gì về những biểu hiện đó

Câu trả lời của bạn: 14:51 14/01/2022

Việc mốt quần áo, đầu tóc của người nước ngoài du nhập vào Việt Nam không còn là một vấn đề hiếm thấy. Việc nhiều thanh niên trẻ nước ta học theo các phong cách mới từ nước ngoài không hề có gì sai, cũng không vi phạm pháp luật. Những bù lại không được để chúng biến các bạn trẻ trở thành những kẻ đua đòi, chạy theo xu hướng mới, cũng không nên bắt chước những phong cách phản cảm, trái với thuần phong mĩ tục, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam


Câu hỏi:

When / he / watch / TV / sunddenly she / come / into his room.

Câu trả lời của bạn: 14:49 14/01/2022

When he was watching TV suddenly she came into his room.


Câu hỏi:

cho f(x) = 2x -10

f(0), f(-1),f(2)

Câu trả lời của bạn: 14:48 14/01/2022

f(0)=2.0−10=−10f(0)=2.0-10=-10

f(−1)=2.(−1)−10=−12

f(-1)=2.(-1)-10=-12

f(2)=2.2−10=−6


Câu hỏi:

Cho hàm số y=f(X)=-x mũ 2 +1, tìm f 1phần2 ,f(-1),ta được kết quả là

Câu trả lời của bạn: 14:47 14/01/2022

y=f(X)=-x ^2 +1

F(1/2)=-(1/2) ^2 +1=3/4

F(-1)=-(-1) ^2 +1=0


Câu hỏi:

số oxi hoá của N, Cr, Mn trong các nhóm ion nào sau đây lần lượt là +5,+6,+7
a.NO3- ,Cr2o7²- ,MnO4-
b.NO2- , CrO2- ,Mn4²-
C.NH4+ , CrO4²- , MnO4²-
D. NO3- , CrO2- , MnO4²-

Câu trả lời của bạn: 14:44 14/01/2022

A nhé


Câu hỏi:

Một thấu kính có tiêu cự 40cm thì thấu kính có độ tụ là
A.

0,25dp
B.

2,5dp
C.

4dp
D.

1dp

Câu trả lời của bạn: 14:43 14/01/2022

B nhé


Câu hỏi:

tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia có thương là 108 và số dư là 16
Số bị chia ....
Số chia ....

Câu trả lời của bạn: 14:43 14/01/2022

Số bị chia 1852....
Số chia .17...


Câu hỏi:

Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:

A. Thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

B. Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân C. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng.

D. A, B và C đều đúng

Câu trả lời của bạn: 12:36 14/01/2022

D nhé


Câu hỏi:

Cách xử lí hạt lúa giống phổ biến hiện nay là?

Câu trả lời của bạn: 12:36 14/01/2022

Xử lý giống trước khi gieo sạ

1/- Xử lý bằng nước muối (15%): Dùng nước sạch pha với lượng muối 15% (1 lít nước hòa vào 150g muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. - Cách thử nồng độ: Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha. Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là được. Nếu trứng chìm thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước. - Cho hạt lúa giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi (đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ sẽ được những cây lúa khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh.

2/- Xử lý bằng nước nóng (54 độ C): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54 độ C. Chú ý: Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54 độ C mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54 độ C cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lý 3-5 phút.

3/- Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong để ngâm cho 6-7 kg lúa giống trong thời gian từ 10-12 giờ. Căn cứ vào lượng lúa giống cần gieo sạ để tính toán lượng nước vôi trong cần pha cho phù hợp.

 4/- Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuS04 (1-4%), Bavistin, Daconil, Captan... pha nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được bà con nông dân sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruser Plus 312,5 FS để ngăn ngừa sự tấn công gây hại ngay từ đầu đối với bọ trĩ và một số côn trùng chích hút khác trên cây lúa như rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống mà với các biện pháp khác khó loại trừ.


Câu hỏi:

...... + H2SO4 => BaSO4 + ...... A. BaCo3
B. BaO
C. BaSO3
D. Cả A, B, C

Câu trả lời của bạn: 12:26 14/01/2022

D nhé


Câu hỏi:

Một khu vườn hình vuông có chu vi là 4000m. Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc-ta

Câu trả lời của bạn: 12:26 14/01/2022

Cạnh của khu vườn là:

4000 : 4=1000 (m)

Diện tích khu vườn đó là:

1000 x 1000=1 000 000 (m²)

Đổi: 1 000 000m²=100ha

Đáp số: 1 000 000 m²; 100ha


Câu hỏi:

Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn:
A. y = x^2 - x^4 + 1
B. y = x^2 + 2x - 2
C. y = x^3 + 2x
C. y = x + 2

Câu trả lời của bạn: 12:25 14/01/2022

 A nhé


Câu hỏi:

Tính bằng hai cách

(45:5)×8=

Câu trả lời của bạn: 12:24 14/01/2022

(45:5)×8=9x8=72

(45:5)×8=45x8:9=72


  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • ...
  • 13
  • 14
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay