Gia Nghĩa Lê
Sắt đoàn
30
6
Câu trả lời của bạn: 20:57 23/01/2022
Ê-đi-xơn là một nhà bác học người Mĩ. Ông sinh năm 1847, mất năm 1931. ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ.
Câu trả lời của bạn: 12:49 13/01/2022
a) ON=MN-OM=6-2=4cm
b)OA=1/2 ON=2
MA=2+2=4
Câu trả lời của bạn: 12:48 13/01/2022
1. Nam gets _ _ _up _ _ _ _ and goes to school
2. What is your date of _ _ birth_ _? - It’s 12th July
3. Eat a healthy diet to have a strong body.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 12:47 13/01/2022
Không dùng đc vì chỉ dùng cho dòng xoay chiều
Vì máy biến thể hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Điện xoay chiều gây ra sự biến thiên từ trường trong lõi sắt thì mới sinh ra hiệu điện thế cảm ứng
Còn dòng điện không đổi không gây ra hiện tượng trên.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 12:47 13/01/2022
Các bộ phận của máy tính: CPU (hay còn gọi là “cây”), ổ đĩa, bàn phím, màn hình, máy in, nguồn điện, cáp nối, cổng USB…
Cách bật/tắt một số thiết bị như máy tính, màn hình, máy in….
– Khi tắt máy tính, các em nên tắt máy theo đúng qui tắc sau:
– Kích chọn nút Start, chọn Shut Down (hoặc Turn Off), chọn tiếp Shut Down( hoặc Turn Off).
– Cách khởi động máy tính: nhấn phím cóng tắc nguồn
b) Sử dụng bàn phím
– Phân biệt được hai nhóm phím, đó là: nhóm kí tự và nhóm phím chức năng
– Phân biệt việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ. Chẳng hạn, các kí tự viết thường ta gõ phím bình thường, nhưng muốn viết hoa kí tự đó thì ta gõ tổ hợp phím Shift + kí tự cần viết hoa hoặc nhấn phím Caps Lock (khi đó đèn sẽ đỏ trên bàn phím) sau đó gõ các kí tự cần viết hoa. Hoặc đối với những phím mà có hai kí tự thì nếu cần gõ kí tự dưới thì ta gõ binh thường nhưng nếu cần gõ kí tự trên thi ta gõ tổ hợp phím Shift + kí tự cần viết. Các phím có hai kí tự đó là phím số 1 và dấu !, phím số 2 và dấu phím dấu phẩy (,) và dấu lớn nhỏ hơn(<)…
– Gõ một dòng kí tự tuỳ chọn: gõ bình thường một dòng có chứa các kí tự trên bàn phím.
c. Sử dụng chuột
– Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
– Nhấp chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay (Hình 3).
– Nhấp đúp chuột: Nhấp chuột nhanh hai lần liên tiếp.
– Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 12:47 13/01/2022
Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.
Câu trả lời của bạn: 12:45 13/01/2022
chọn A
Câu trả lời của bạn: 16:20 11/01/2022
Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt, những bãi nương dâu, màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Câu trả lời của bạn: 16:19 11/01/2022
tổng số vở có là: 15*115=1725 (quyển)
tổng số học sinh của hai khối là: 115+107=222 (học sinh)
ta có 1725 chia 222 bằng 7 dư 171
vậy mỗi bạn sẽ được 7 quyển và còn sư 171 quyển vở
Câu trả lời của bạn: 16:19 11/01/2022
Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh là nhà thơ chiến sĩ viết về người lính và hai cuộc chiến tranh, đặc biệt tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội và tình yêu quê hương. Tác phẩm ''Đồng Chí'' được viết vào năm 1948, in trong tập ''Đầu súng trăng treo'', là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Ở bảy câu thơ đầu, tác giả đã cho chúng ta thấy cơ sở để hình thành nên tình đồng chí đồng đội của những người lính cách mạng :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !''
Đầu tiên tác giả cho ta thấy tình đồng chí của họ bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân :
''Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá''
Hai câu thơ có kết cấu sóng đôi, đối ứng với nhau :''quê hương anh-làng tôi'', ''nước mặn đồng chua-đất cày lên sỏi đá'', cách giới thiệu thật bình dị, chân thật về xuất thân của hai người lính họ là những người nông dân nghèo. Thành ngữ : ''nước mặn đồng chua'',''đất cày lên sỏi đá'' gợi ra sự nghèo khó của những vùng ven biển bị nhiễm mặn, đất khô cằn không trồng trọt và khó canh tác được. Qua đó, ta có thể thấy đất nước đang trong cảnh nô lệ, chiến tranh triền miên dẫn đến cuộc sống của những người nông dân rất nghèo khổ, khó khăn nhiều thứ. Từ hai miền đất xa lạ, ''đôi người xa lạ'' nhưng cùng giống nhau ở cái ''nghèo'':
''Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.''
Từ ''đôi'' đã gợi lên một sự thân thiết, chung nhau nhưng chưa thể bộc bạch đấy thôi. Nói là ''chẳng hẹn''nhưng thật sự họ đã có hẹn với nhau. Bởi anh với tôi đều có chung lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu để thoát khỏi sự nô lệ của thực dân Pháp, cùng nhau tự nguyện vào quân đội để rồi ''quen nhau''. Đó chẳng phải là đã có hẹn hay sao? Một cái hẹn không lời nhưng mà mang bao ý nghĩa cao cả từ trong sâu thẳm tâm hồn của những chiến sĩ.
Tình đồng chí còn được nảy nở từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu :
''Súng bên súng, đầu sát bên đầu''
Câu thơ là bức tranh tả thực tư thế sẵn sàng, sát cánh bên nhau của người lính khi thi hành nhiệm vụ. Vẫn là hình ảnh sóng đôi, nhịp nhàng trong cấu trúc ''Súng bên súng, đầu sát bên đầu''.''Súng'' biểu tượng cho sự chiến đấu, ''đầu'' biểu tượng cho lí trí, suy nghĩ của người lính. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chí hướng và lí tưởng. Và tình đồng chí, đồng đội càng trở nên bền chặt và nảy nở hơn khi họ cùng nhau chia sẽ mọi khó khăn, vất vả ở cuộc sống chiến trường :
''Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỷ''
Ở núi rừng Việt Bắc thì những cái lạnh giá buốt làm cho những chiến sĩ của chúng ta rất lạnh, đôi khi họ còn bị sốt rất cao do phải sống trong một môi trường khắc nghiệt như vậy. Nhưng vượt lên trên tất cả những khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt của thời tiết thì họ đã chia sẽ chăn cho nhau để giữ ấm. Chăn không đủ thì những đêm rét buốt họ đắp chung nhau một chiếc chăn để giữ ấm. Chính cái ''chung chăn'' ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để rồi họ trở thành ''đôi tri kỷ''. ''Tri kỷ'' thân thiết, gắn bó, hiểu tâm tư tình cảm của nhau. Mà là ''đôi tri kỷ'' thì lại càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Chính vì thế câu thơ nói đến sự khắc nghiệt của thời tiết, của chiến tranh nhưng sao ta vẫn cảm nhận được cái ấm của tình đồng chí, bởi cái rét đã tạo nên cái tình của hai anh lính chung chăn.
Câu thơ cuối là một câu thơ đặc biệt chỉ với hai tiếng ''Đồng chí'' khi nghe ta cảm nhận được sự sâu lắng chỉ với hai chữ ''Đồng chí'' và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận : cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau.
Tình đồng chí của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính các mạng,
Bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ thông qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Bài thơ mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được.
Câu trả lời của bạn: 16:18 11/01/2022
A. 2 lần.
Câu trả lời của bạn: 21:07 09/01/2022
Bài 1:
Câu trả lời của bạn: 21:04 09/01/2022
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội.
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội.
- Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
- Khi nói đến đạo đức cần chú ý:
+ Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
+ Mang tính tự giác.
+ Hành vi đạo đức phải phù hợp với những lợi ích chân chính của con người, yêu cầu của xã hội.
- Đạo đức là hình thái ý thức xã hội chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã hội nên:
+ Đạo đức mang tính giai cấp.
+ Quan niệm đạo đức cũng thay đổi theo sự phát triển của lịch sử.
+ Đạo đức mang tính dân tộc.
Câu trả lời của bạn: 21:03 09/01/2022
Câu a che chở, thanh thản, dẻo dai, sẵn sàng.
Câu trả lời của bạn: 21:03 09/01/2022
số học sinh khối 4 có là: 28x11=308 hs
Câu trả lời của bạn: 21:02 09/01/2022
Ta có: v=54km/h=15m/sv=54km/h=15m/s
+ Chọn chiều (+) là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
Theo định luật II - Niutơn, ta có: →a=→Fm→a=−Fm=−30001000=−3m/s2a→=F→m→a=−Fm=−30001000=−3m/s2
+ Mặt khác, ta có:
v2−v20=2as↔0−152=2.(−3)s→s=37,5m
Câu trả lời của bạn: 21:01 09/01/2022
Động vật nguyên sinh gồm những đại diện: Trùng kiết lị, trùng roi, trùng dày, trùng sốt rét..