
Nguyễn T. Thu Trang
Kim cương đoàn
4,580
916
Câu trả lời của bạn: 20:42 21/11/2020
TRƯỜNG THCS...
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
BIÊN BẢN CUỘC HỌP SƠ KẾT THI ĐUA
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20-11)
CỦA CHI ĐỘI LỚP 9A
Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng .. năm...; tại lớp 9A.
- Lí do cuộc họp:............
- Thành phần cuộc họp:.....................
- Chủ tọa và thư kí cuộc họp:.............
Nội dung và tiến trình cuộc họp:
1. Bạn Hồng Trang, Chi đội phó, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.
2. Bạn Thu Nga, Chi đội trưởng, báo cáo kết quả đợt thi đua...
3. Những ý kiến thảo luận, bổ sung.
4. Cô giáo Hồng Nhung, Tổng phụ trách Đội tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong” đợt thi đua.
Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ.
Chủ tọa Thư kí
(Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:41 21/11/2020
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy /Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.” Có thêm một ngày mới chính là món quà kì diệu mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Được ngắm nhìn cảnh một ngày mới bắt đầu trên quê hương thì chính là một điều tuyệt vời.
Khi mọi vật còn đang chìm trong giấc ngủ say nồng thì bỗng nhiên tiếng “ Ò…ó…o” của chú gà trống vang lên rộn rã như chiếc đồng hồ báo thức báo hiệu một ngày mới đã sang. Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm lay động cả những hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu của những chiếc lá như tấu lên những bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Những chú chim cũng cất tiếng hó đầu tiên sau một giấc ngủ dài. Khí trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hòa quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời.
Bầu trời phía Đông đổi dần từ màu xám nhạt sang hồng phớt. Mặt trời như quả cầu lửa từ từ nhô lên, ban phát những tia nắng đầu tiên xuống trần gian, đánh thức vạn vật. Ngoài đồng những bông lúa nghiêng mình thì thầm trò chuyện sau một giấc ngủ dài. Những con bướm sặc sỡ như khoe sắc đẹp tuyệt vời của mình bay dập dìu trong không gian. Thi thoảng có một vài chú chim hót líu lo trên cành cây gần đó. Điểm thêm vào bức tranh tuyệt diệu này là hình ảnh những người nông dân cần cù chịu khó chăm sóc cho đồng ruộng của mình. Con người cũng bắt đầu chuẩn bị bắt đầu công việc của mình cho một ngày làm việc hiệu quả. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bánh hay những bác rao bán những ổ bánh mì nóng giòn. Tiếng xe cộ đi lại ngày một tấp nập hơn, tiếng gọi nhau í ới của những bạn học sinh làm vang động cả một vùng không gian. Các bạn học sinh trong bộ đồng phục gọn gàng màu trắng cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm đang tung tăng dạo bước, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ trao đổi với nhau về bài tập về nhà. Các quán hàng tạp hóa bên đường cũng đang được mở ra để phục vụ cho mọi người. Trên dòng sông thì những bác thuyền chài đang trở về với những mẻ cá đầy ăm ắp không phụ lòng công sức của con người đã bỏ ra.
Đó là một ngày mới bắt đầu trên quê hương tôi. Càng ngắm tôi càng thấy yêu quê mình hơn. Tôi hứa sẽ học thật giỏi để mai này xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.
Câu trả lời của bạn: 09:48 17/11/2020
Người ta vẫn bảo chó là loài vật trung thành và tình nghĩa nhất nên em rất yêu quý loài vật này. Năm đó, gia đình em có nuôi một chú chó, em gọi nó với cái tên thân thương là Mun. Mun được cậu em ở trong Nam gửi về cho em khi bà em vào đó thăm cậu mợ..
Mun có bộ lông xù rất đẹp, thân có mặt đen huyền. Chiếc đuôi công d
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:44 17/11/2020
Trong cuộc sống, bên cạnh những tình cảm ruột thịt thiêng liêng thì tình bạn cũng là một giá trị tinh thần không thể thiếu. Tình bạn được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương đến từ những người xa lạ, được hình thành khi họ có chung sở thích, quan điểm, lí tưởng sống… Tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, không phải tình bạn nào cũng mang lại ý nghĩa thiêng liêng đó. Một tình bạn đẹp là tình bạn đi lên từ những cảm xúc trong sáng, cùng nhau phát triển, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị, giàu nghèo,… Tình bạn không đẹp là tình bạn tồn tại dựa trên những vụ lợi, ích kỉ, cùng nhau đi xuống thậm chí cùng nhau sa ngã vào tệ nạn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để xây dựng một tình bạn đẹp? Điều này cần phải đến từ sự tin tưởng, thấu hiểu từ cả hai phía, luôn có ý thức xây dựng tình bạn dựa trên những quan điểm, lối sống tích cực, tránh những suy nghĩ ích kỉ, hơn thua, ganh ghét. Có như vậy, chúng ta mới có được những người bạn tốt và được mọi người yêu quý, trân trọng.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:42 17/11/2020
Tôi đi học được chắp bút bởi ngòi bút trữ tình tha thiết của Thanh Tịnh và gợi ra vô vàn cảm xúc trong lòng bạn đọc. Nói khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng. Trừ những cuộc đời bất hạnh, chúng ta hầu như ai cũng có một kỉ niệm của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã di
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:35 17/11/2020
Chiếc bút mực trông đẹp làm sao! Cây bút xinh xinh dài bằng một gang tay em. Thân viết tròn như ngón tay giữa của mẹ, càng về phía sau càng thon như búp măng non. Toàn thân bút khoác chiếc áo màu xanh nhẹ nhàng. Nắp bút bằng sắt mạ kền sáng lóa gắn thêm một que cài cũng mạ vàng sang trọng. Trên nắp bút có khắc dòng chữ "Hero" rất sắc nét. Mở nắp ra, em thấy ngòi bút nhọn nhỏ xinh cũng mạ vàng sáng lấp lánh. Bên trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su trắng, được bao bọc bằng một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết để d
Câu trả lời của bạn: 09:32 17/11/2020
Nói khoác và biện pháp tu từ nói quá giống và khác nhau ở những điểm sau:
Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về quá độ, quy mô tính chất... sự việc và hiện tượng.
Khác nhau:
Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý. Mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói khoác là một tính cách của con người trong đời sống, làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.
Câu trả lời của bạn: 09:30 17/11/2020
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:27 17/11/2020
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam là nơi đúc kết kinh nghiệm cũng như lưu giữ những giá trị lịch sử, đặc biệt là thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, chúng ta không thể không nhắc tới truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy". Bởi đây là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tìm hiểu về một vị vua anh minh, tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng - An Dương Vương.
An Dương Vương là vị vua có công xây dựng và lập ra đất nước Âu Lạc. Suốt cả cuộc đời của mình, ông đã tạo dựng được những điều lớn lao mà không phải ai cũng có thể làm được. Thế nhưng, vì một chút tự tin thái quá, tin tưởng người con rể - nội gián - con trai của kẻ thù, cùng với sự tự phụ, tự mãn, ông đã khiến sự nghiệp cả đời mình dựng lên sụp đổ và cũng làm tan vỡ cả hạnh phúc của gia đình.
Trước hết, ta thấy ở An Dương Vương là một vị vua có tài có đức, biết trọng dụng người tài, biết nhìn xa trông rộng, có tài thao lược nên nhận được sự ủng hộ của muôn dân và cả thần linh. Nói ông là một vị vua có tài bởi vì chính ông là người đã gây dựng sự nghiệp của mình bằng việc lập ra đất nước Âu Lạc - đất nước mà do ông làm chủ. Mặc dù có nhiều người tài trong xã hội lúc bây giờ nhưng liệu mấy ai có đủ chí khí, tài năng mà đứng lên lãnh đạo để lập ra một đất nước của riêng mình? Nếu không có tài thao lược dẫn dắt, có đức năng hợp lòng dân thì liệu có thể xây dựng được cho mình một đế chế riêng như vậy chăng?
Không chỉ vậy, ông còn tỏ ra là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Bởi khi đó, nước ta chỉ là một vương quốc nhỏ ở phía Nam, thường xuyên bị các cường quốc bên cạnh nhòm ngó. Chính vì vậy, ông đã tìm kiếm một vùng đất để xây dựng một thành trì vững chãi chống lại quân thù. Nơi vùng đất ông chọn là vùng Phong Khê, Đông Anh ngày nay, ông lệnh cho quân lính của mình xây dựng một thành trì vững chắc có hình xoáy ốc, bên ngoài đào hào sâu, nhằm chống lại những cuộc tấn công của kẻ thù. Ngoài ra, ông cũng luôn chuẩn bị vũ khí (nỏ thần) để nghênh chiến kẻ thù bất cứ lúc nào. Nếu như không phải là một vị vua anh minh, biết nhìn xa, thì liệu An Dương Vương có thể có được những quyết định đúng đắn như vậy hay không?
Hơn thế, An Dương Vương còn là một người luôn có lòng kiên trì, quyết tâm hoàn thành công việc, dù việc đó có khó khăn đến thế nào đi nữa. Tương truyền, An Dương Vương cho "xây thành ở đất Việt Thường, nhưng h
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:24 17/11/2020
Mỗi một chúng ta ai cũng có quê hương, quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời. Dẫu có đi đâu người ta cũng nhớ vè quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. Em lớn lên bên một dòng sông hiền hòa, cánh đồng bát ngát, con đường tấp nập…Và có lẽ dòng sông đã là sức hấp dẫn cho những người xa quê.
Nhìn từ xa dòng sông như co rắn bạc khổng lồ uốn lượn khắp xóm làng. Buổi sáng dòng sông mới đẹp làm sao!!!Xuồng ghe qua lại để trao đổi hàng hóa. Những đoàn thuyền đánh cá thả lưới trắng xóa ra khơi.Trên bờ cỏ những hạt sương còn đọng lại như những viên pha lê lấp lánh. Bình minh dần dần lộ ra phía chân trời khiến cho nó nhuộm một màu vàng rực.
Vào những ngày hè oi ả, em thèm thùa dòng nước mát lành vỗ về chúng em. Sông ôm chúng em vào lòng như người mẹ yêu thương đàn con của mình. Chúng bắt nước nhau tung tóe. Có vài đứa lặn hụp như những vận động viên bơi lội cừ khôi.Hai bên bờ những ruộng ngô, lúa, mía…Trên những cánh ruộng bà con nông dân bận rộn với mùa thu hoạch. Những chiếc nón trắng nhấp nhô trên cánh đồng lúa chín rộ như những cánh buồm nhấp nhô trên một biển lúa vàng hoe. Hoàng hôn buông xuống, bao trùm một màu hồng. Những đàn cò trắng bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn. Đây cũng là lúc những bà mẹ tất bật với việc giặt giũ. Còn các ông bố thì đi xách nước lên nhà để sử dụng. Cập bờ sông những đứa trẻ thả diều tiếng sáo diều vi vu, thánh thót. Khác với buổi chiều ồn ào tấp nập, buổi tối dòng sông mang một vẻ yên ả lạ thường.Những gợn sóng lăn tăn vỗ vào bờ như những đứa trẻ tinh nghịch đừa giỡn với nhau.
Ánh trăng soi mình xuống dòng sông và điểm thêm những ngôi sao. Những chiếc thuyền câu với những tiếng "leng keng" nghe thật vui tay. Đặc biệt vào những ngày l
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:22 17/11/2020
Trong kí ức tuổi học sinh của mình, kỉ niệm sâu đậm nhất đối với tôi có lẽ đó chính là ngày khai trường đầu tiên của mình. Ngày khai trường ấy dù cách đây nhiều năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn nhớ rõ từng sự kiện, từng cảm xúc của tôi. Có lẽ bởi đó chính là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ ngoài gia đình và người thân của mình, nên không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, bồi hồi. Lạ lẫm với tất cả mọi thứ, lo lắng với những thứ mới lạ xung quanh mình, đó là những cmar giác mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Trước khi bước chân vào lớp Một, tôi vẫn là một đứa bé vô cùng ngây thơ, hồn nhiên sống trong sự bao bọc, che chở yêu thương của bố mẹ và cả gia đình. Ngoài mái nhà của mình và những nơi công cộng của địa phương mình thì tôi chưa từng đến một không gian, một môi trường nào khác, vì vậy mà không gian trường học đối với tôi lúc đó mà nói nó vô cùng mới mẻ. Để cho tôi bớt lạ lẫm thì bố mẹ tôi thường xuyên nói chuyện với tôi về trường học, mẹ tôi nói đó cũng giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy, vì ở đó sẽ có thầy cô yêu thương, dạy dỗ tôi tựa như bố mẹ, hơn nữa tôi còn có những người bạn mới, khi đi học tôi sẽ thích thú và có nhiều niềm vui.
Được bố mẹ động viên hàng ngày thì tôi cũng dần quen với tên gọi “trường học”, hơn nữa, khi nhìn anh trai và các anh chị trong xóm ngày nào cũng đến trường cũng khiến tôi vô cùng tò mò. Bởi mỗi khi đi học về anh trai của tôi sẽ kể đủ thứ chuyện, nào là hôm nay anh được điểm mười môn toán, anh được cô giáo khen vì lao động tốt, hay hôm nay anh chơi những trò chơi mới thú vị ra sao. Câu chuyện của anh vô cùng hấp dẫn nên lúc nào tôi cũng chú ý lắng nghe, tôi càng tò mò hơn về trường học, nơi mà ngày nào anh tôi cũng rất vui vẻ khi trở về.
Khi biết mình sắp phải đi học, tôi không hề sợ hãi mà ngược lại tôi lại có chút mong chờ, vì không biết ở đó như thế nào, sẽ vui vẻ ra sao. Trước ngày khai trường, mẹ tôi đã đi chợ và mua về cho tôi rất nhiều sách vở mới, cặp xách mới làm tôi rất vui, và dù còn chưa biết chữ nhưng tôi cũng mang sách ra bàn học, nâng niu mở từng trang sách, động tác rất nhẹ nhàng vì tôi rất sợ chẳng may mình nhỡ tay thì quyển sách xinh đẹp này sẽ rách. Trong cuốn sách ngoài những thứ tôi chưa thể hiểu thì còn có rất nhiều những hình vẽ đầy đủ màu sắc, những bức tranh đều rất đẹp.
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường của mình
Ngoài sách vở mới thì mẹ còn mua cho tôi một chiếc cặp sách màu hồng, trên đó có in hình của búp bê baby tóc vàng, đây chính là chiếc cặp đeo, chúng dùng để đựng sách vở để cho tôi đến lớp. Và một món quà đặc biệt của mẹ dành cho tôi nhân dịp tôi vào lớp Một, đó chính là một bộ váy rất đẹp, chiếc váy có hai phần, phần áo tay bồng và phần chân váy xếp li vô cùng điệu đà, tôi vui lắm vì ngày khai trường sắp tới này tôi không chỉ có cặp xách mới, sách vở mới mà còn được trưng diện một bộ quần áo đẹp. Tôi càng mong chờ hơn đến ngày khai trường, mong nó nhanh nhanh đến.
Cuối cùng, ngày khai trường cũng đến, đó là ngày mùng hai tháng chín, mẹ tôi đã dậy thật sớm để giúp tôi chuẩn bị đồ ăn sáng và quần áo, đồ dùng. Hôm ấy vì háo hức nên tôi cũng dậy từ rất sớm mà không cần mẹ phải gọi như những ngày bình thường, mọi hoạt động của tôi cũng nhanh nhẹn khác lạ, từ đánh răng rửa mặt đến ăn sáng mà không lề mề, ủ rũ như những buổi sáng khác. Trong lúc ăn sáng cả ông bà và bố mẹ ai cũng đều nói em sắp là học sinh lớp một rồi, đến lớp phải ngoan nhé, làm tôi vui vô cùng vì nghĩ mình đã lớn hơn rồi, từ nay mình sẽ hàng ngày đến trường như anh trai của mình.
Hôm nay, vì mẹ bận việc nên bố đã giữ nhiệm vụ đưa tôi đến trường. Ngồi trên chiếc xe đạp của bố tôi rất hồi hộp vì sắp tới đây tôi đã được đến trường học, và ở đó tôi sẽ khám phá được tất cả những niềm vui, những điều kì diệu mà anh trai của tôi thường nói. Trên đường đi tôi cứ ríu rít hỏi bố: “Bố ơi sắp đến trường rồi phải không ạ?” rồi “Ở trường có nhiều bạn không bố”, những câu hỏi liên tiếp, dồn dập khiến bố tôi không trả lời kịp. Bố chỉ phì cười mà nói “Sắp đến rồi, ở đấy có rất nhiều bạn nha” làm tôi đã hồi hộp càng thêm hồi hộp.
Khi đến trường học tôi có chút lo lắng, sợ hãi vì ở đây rất đông người, có những bạn chỉ tầm tuổi tôi, cũng có những anh chị lớn tuổi hơn mình, không khí vô cùng nhộn nhịp, ồn ào. Nhìn nhiều bạn cũng nắm tay bố mẹ đến trường nhưng đến nơi thì òa khóc nức nở làm tôi cũng rất muốn khóc theo. Nhưng có bố bên cạnh tôi không sợ hãi nữa, gương mẫu đứng vào hàng đầu tiên nên tôi được cô giáo tuyên dương và bố em thì rất tự hào. Đó là những kỉ niệm giản đơn nhưng có lẽ không bao giờ tôi có thể quên được về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Câu trả lời của bạn: 09:19 17/11/2020
Cả hai bài thơ đều viết về hình ảnh những người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Qua hai bài thơ ta có thể thấy được lòng yêu nước cũng như tinh thần kháng chiến của những người lính, ở bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu ta thấy những người lính đều xuất thân từ những người nông dân, cùng chung giai cấp, chung cảnh ngộ: Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Tuy vậy họ vẫn cùng chung mục đích chiến dấu, chung nhiệm vụ, chung lí tưởng cao đẹp: ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cầm súng chiến đấu giành độc lập, tự do. Những người lính đã cùng trải qua, cùng gắn bó với nhau cuộc sống khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường: sự thiếu thốn về vật chất, cùng chịu đựng cái đớn đau của dịch bệnh. Từ đó nảy nở tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng, ở bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ta thấy được hình ảnh những người lính lái xe trong hoàn cảnh đặc biệt: điều khiển những chiếc xe không đầy đủ phương tiện, không đảm bảo an toàn. Tuy vậy họ vẫn ung dung, bình thản vẫn bất chấp mọi khó khăn gian khổ, coi thường hiểm nguy. Họ vẫn lạc quan yêu đời, sống trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên. Hình ảnh trái tim là hình ảnh hoán dụ giàu ý nghĩa. Đó là trái tim yêu nước, trái tim dũng cảm, là linh hồn, sức mạnh, trí tuệ, tình cảm của người lính. Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính giúp ta thấy được hình ảnh những người lính yêu nước, dũng cảm, chiến đấu hết mình, mặc khó khăn, gian khổ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Câu trả lời của bạn: 09:15 17/11/2020
Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp SƯU cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. Maysao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.
Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.
Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.
Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”.
Câu trả lời của bạn: 09:07 17/11/2020
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam - một hồn thơ dạt dào cảm hứng lãng mạn về thiên nhiên đất nước, con người trong thời đại mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh.
Đề tài “Con người lao động” đã khơi gợi cảm hứng bất tận cho tất cả các nhà thơ nhưng đối với Huy Cận ông cũng chọn đề tài ấy để viết về ngư dân trên vùng biển Hạ Long tươi đẹp:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Câu thơ mở đầu miêu tả cảnh mặt trời như hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống dưới đáy đại dương để lại trên biển và phía chân trời một màu tím của hoàng hôn. Nghệ thuật so sánh “Mặt trời như hòn lửa” gợi tả cảnh mặt trời lúc hoàng hôn trên biển với bao màu sắc rực rỡ một vẻ đẹp kì vĩ tráng lệ. Trong khoảnh khắc bao sắc màu rực rỡ đã thay vào màu đen của màn đêm. Với trí tưởng tượng phong phú cùng với nghệ thuật ẩn dụ những con sóng giống như chiếc then cài, màn đêm là cánh cửa. Vũ trụ bao la rộng lớn giống như một ngôi nhà trong trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh và màn đêm kia như thử thách lòng can đảm của con người. Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy ta lại bắt gặp hình ảnh: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Phép tu từ hoán dụ “đoàn thuyền đánh cá” chỉ những người ngư dân họ đang bắt đầu một ngày lao động mới. Từ “lại” chỉ sự lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục đã trở thành thói quen. Đó là tinh thần lao động hăng say quên cả mệt mỏi, quên cả thời gian của những người ngư dân, của những con người lao động mới của miền Bắc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đêm tối mặt biển bỗng trở nên nhộn nhịp bởi tiếng hát của những người ngư dân cất lên. Câu hát hòa cùng với làn gió mát của biển khơi thổi căng cánh buồm để đưa con thuyền ra khơi nhanh hơn. Bút pháp khoa trương “Câu hát căng buồm” tác giả muốn nói tới sức mạnh của những con người lao động. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng trong niềm khí thế cùng với buổi đầu ra khơi trong niềm tin vào một chuyến ra khơi thành công, tốt đẹp:
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
Trong câu hát của những người ngư dân có gọi tên các loài cá: cá bạc, cá thu… Phép tu từ so sánh “Cá thu như đoàn thoi” vừa gợi về hình ảnh sống động vừa là lời ca ngợi nguồn tài nguyên phong phú ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Với trí tưởng tượng độc đáo kết hợp với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn để rồi đôi mắt của nhà thơ như đang được ngắm nhìn đoàn cá thu như những chiếc thoi đưa dệt nên những tấm vải lớn lấp lánh muôn màu sắc. “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi” câu thơ như lời mời gọi đoàn cá vào lưới. Câu hát của những người ngư dân không chỉ thổi căng cánh buồm vừa thể hiện sức mạnh, vừa thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời. Câu hát ấy không chỉ ngợi ca về vùng biển giàu có nước ta mà nó còn hữu ích trong công việc đánh bắt cá. Nó đã trở thành bài ca trong lao động.
Với trí tưởng tượng phong phú cùng với ngòi bút thơ đầy lãng mạn bay bổng nhà thơ đã đưa người đọc đến hình ảnh thật là đẹp:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Trước mắt nhà thơ đoàn thuyền đánh cá giống như những con thuyền thơ lướt nhẹ trên mặt biển và in đầy trăng sao. Và giờ đây đoàn thuyền ấy cùng với những người ngư dân đang “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”. Những người ngư dân của thời đại mới thực sự làm chủ biển khơi, làm chủ cuộc đời, trang bị phương tiện tiên tiến, hiện đại, những con người ra khơi để thăm dò “bụng biển” đánh bắt tài nguyên đem về xây dựng đất nước. Bằng trí tưởng tượng kết hợp cách nói khoa trương gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh đoàn thuyền đánh cá đang “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những con thuyền to lớn, tư thế hùng dũng, hiên ngang, giống như những thuyền chiến còn con người đang thả lưới vây giăng chuẩn bị bước vào trận chiến đấu mới trên mặt trận lao động. Nhà thơ đã nâng tầm vóc con người lên sánh ngang cùng biển rộng vũ trụ.
Đã bao đời, người ngư dân có mối quan hệ chặt chẽ với biển cả. Họ thuộc biển như thuộc lòng bàn tay. Bao loài cá họ thuộc tên, thuộc dáng, thuộc cả thói quen của chúng:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”
Trên mặt biển đêm, ánh trăng long lanh dát bạc, cá quẫy đuôi, sóng sánh trăng vàng. Bài ca “gọi cá” vẫn tiếp tục ngân vang, lúc náo nức, lúc thiết tha. Trăng thức cùng ngư dân, trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền, như “gõ nhịp” phụ họa cho tiếng hát. Trăng chiếu sáng cho người kéo được những mẻ cá đầy. Thiên nhiên con người thật là hòa hợp.
Bóng đêm đang tan, ngày đang đến, nhịp độ công việc càng sôi nổi, khẩn trương:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
Bao công lao vất vả đã được đền bù. Dáng người ngư dân đang choãi chân nghiêng người, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao! Bóng dáng họ in trên nền trời hồng của buổi bình minh. Những tia nắng sớm chiếu trên khoang cá đầy làm lấp lánh thêm “vẩy bạc, đuôi vàng" và màu sắc phong phú của bao loài cá cũng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ. Nhịp điệu câu thơ cuối của khổ thơ trên chậm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phản ánh tâm trạng thoải mái của ngư dân trước kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi.
Nếu những người ngư dân ra khơi cất cao tiếng hát thì khi hoàn thành họ cũng cất cao tiếng hát:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Với bút pháp khoa trương lại một lần nữa nhà thơ tưởng tượng câu hát của người ngư dân, câu hát cùng gió thổi căng cánh buồm đưa con thuyền về bến nhanh hơn. Dường như thiên nhiên và con người có sự hòa hợp. Tiếng hát còn thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời niềm vui trước thành quả lao động của những ngày vất vả trên biển. Câu hát xuất hiện ở khổ đầu giờ lại lặp lại ở khổ cuối tạo cho bài thơ đầu cuối tương ứng. Bút pháp khoa trương cùng trí tưởng tượng nhà thơ đã hình dung trước mặt mình là khung cảnh tráng lệ, sôi động. Mặt biển rộng lớn trở thành trường đua với hai đối thủ là con người và mặt trời. Và chắc hẳn con người sẽ thắng bởi họ đã một lần chiến thắng biển khơi với những khoang thuyền đầy cá. Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biểu, "Mặt trời đội biển nhô màu mới” một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh, của người.
Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 10:42 16/11/2020
Danh từ: vầng trăng, ánh trăng, khu rừng, gió, lá cây, đàn cò, mây, Tiếng chuông, chùa, mặt trăng.
Động từ: toả, thổi,,rơi, bay, bắt đầu
Câu trả lời của bạn: 10:39 16/11/2020
Hai câu thơ sau cũng không phải là tả tình thuần tuý.
Có ba tiếng tư cố hương trực tiếp tỏ tình; còn lại từ ngữ tả cảnh và tả người. Hành động ngẩng đầu là động tác tất yếu để kiểm nghiệm câu hỏi: "sương hay trăng?". Từ chỗ phát hiện ánh trăng đã thấy cả vầng trăng. Trăng cũng cô đơn lạnh lẽo như mình nên Lí Bạch cúi đầu nhớ cố hương. Cả ngẩng đầu và cúi đầu là biểu hiện ra bên ngoài nỗi nhớ quê hương. càng nhìn trăng càng nhớ quê da diết.
Chủ thể trữ tình đã hiện rõ nêu bật lên tâm trạng của nhà thơ là xúc động tình quê.
Tuy nhiên với bài thơ này, nói xúc cảnh sinh tình không đủ. Tình ở đây là nhân mà cũng là quả. Vì sao? Vì nhớ quê, trằn trọc thao thức không ngủ được nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê nhiều hơn.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 10:37 16/11/2020
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào di
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 10:35 16/11/2020
Hôm nay ở lớp, cô giáo kể cho chúng em nghe rất nhiều mẩu chuyện ngắn về những người mẹ ở trên thế giới. Nghe cô kể, em nhận ra rằng, dù ở bất kì đâu trên thế giới này, dù ở giai cấp nào, thì mẹ vẫn luôn là người yêu thương con nhất, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con.
Mẹ em là công nhân may ở nhà máy may của xã. Hằng ngày mẹ đi làm từ sáng, đến chiều mới về. Vì sợ em không ăn uống đầy đủ, mà mẹ luôn dậy từ sớm, nấu cơm cho em ăn trong cả ngày. Buổi tối, về đến nhà, mẹ lại tất bật với những việc dọn dẹp, giặt giũ. Hôm nào cũng mãi đến khuya mới đi ngủ. Nhìn những quầng thâm dưới khóe mắt mẹ, em hiểu được sự mệt mỏi, vất vả mà mẹ đang chịu đựng. Dù thế, mẹ chẳng khi nào để cho bản thân nghỉ ngơi cả. Mẹ cứ luôn cần mẫn làm việc, như chú ong chăm chỉ xây đắp cho mái ấm.
Mẹ luôn quên đi bản thân mình, dành tất cả sự quan tâm, ưu tiên cho em. Mẹ mua cho em những chiếc váy mới, những chiếc nơ thật xinh, cho em ăn những chiếc bánh ngon lành, những bữa thịt nướng cùng bè bạn… CÒn mẹ, vẫn bộ áo quần cũ sờn chỉ ấy, vẫn những bữa cơm đạm bạc. Mẹ bảo mẹ thích ăn rau, mẹ không thích đi chơi. Nhưng em biết là mẹ đang nói dối. Chỉ là mẹ muốn nhường hết cho em mà thôi.
Ôi, tình mẹ bao la đến vô bờ bến. Suốt đời mẹ tần tảo hi sinh vì con cái mà chẳng đòi hỏi gì. Mẹ lúc nào cũng chỉ mong con mình được vui vẻ, được sung sướng là đã mãn nguyện rồi. Chính vì tình cảm nồng ấm vô tư ấy, đã khiến cho những người con cũng vì vậy mà tự nhiên quyến luyến, yêu thương mẹ hết lòng.
Đối với em, mẹ là người quan trọng nhất. Mỗi ngày em luôn cầu mong mẹ có thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ và yêu đời. Và để góp phần đưa ước mong đó thành sự thật, em đã học tập chăm chỉ, vâng lời thầy cô, bố mẹ. Em cũng cố gắng giúp mẹ tất cả những công việc nhà mình có thể làm. Tất cả chỉ vì một khát vọng duy nhất, để mẹ luôn luôn hạnh phúc ở cạnh bên.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 10:34 16/11/2020
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều di
Câu trả lời của bạn: 10:32 16/11/2020
Hơn ''bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước” - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giờ' đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay thì trách nhiệm của mỗi người chính là bảo vệ nguồn nước.
Nhắc đến nước, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa... Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe.
Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định ấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.
Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc... Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lý do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước váy bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhi