Tâm Nguyễn
Sắt đoàn
35
7
Câu trả lời của bạn: 21:57 04/03/2022
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng No-ben về văn học (1913). Ông để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín… và trên 1500 bức họa và một số lượng ca khúc rất lớn. Ông đã có những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca Ấn Độ và thế giới. Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tính nhân văn cao cả và chất trữ tình, chất triết lý nồng đượm.
Bài thơ “ Mây và Sóng” viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập “Si-su” (Trẻ thơ) ra đời năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập thơ “Trăng non” năm 1915. Vốn rất am hiểu về tâm lý, những tình cảm và ước mơ của trẻ em, vì vậy trong tập thơ, ông đã lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ và những câu chuyện gần gũi với các em nhất để ca ngợi những nét hồn nhiên, tình cảm đẹp và dễ thương trong tâm hồn trẻ. Trong “Mây và Sóng”, bằng cách hóa thân vào lời trò chuyện ngây thơ của em bé với mẹ, Ta -go đã làm hiện lên tình thương yêu mẹ, tình yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng tuyệt vời trong tâm hồn trẻ em. Từ đó, gieo vào trong lòng độc giả những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt trên đời.
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo- “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng.
Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết có trò chơi khác hay hơn
Con là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là em bé. Mẹ là đối tượng để em bé đối thoại và biểu cảm. Xem như có hai lượt thoại của em bé với mẹ mình. Mỗi phần thuật lại lời rủ rê của thiên nhiên, thuật lại lời từ chối, lí do từ chối của em bé và bày tỏ trò chơi do em bé sáng tạo ra. Hình ảnh mẹ, tình yêu mẹ chỉ được hiện lên qua lời của con, kết thúc mỗi phần, hình ảnh thơ được tỏa sáng và gợi nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử và những vấn đề mang tính triết lý.
Thử nghe cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về những người trên mây:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Em bé tâm sự với mẹ về lời rủ rê của những người trên mây. Lời rủ rê ấy thủ thỉ, tâm tình, gần gũi, gợi lên trong em bé một thế giới phóng khoáng, tự do, sinh động, thú vị! Nếu lên với mây, em sẽ được bay bổng trên bầu trời cao rộng, trong ánh sáng và những sắc màu tươi đẹp, lung linh của “bình minh vàng” và “vầng trăng bạc”. Rất thú vị là em được vui chơi thoả thích, vô tư không cần biết đến thời gian. Trẻ em nào chẳng thích được mải miết vui chơi, mà ở đó lại là một thế giới thơ mộng, mời gọi, hấp dẫn! Em bé rất thích được đi cùng những người trên mây nên mới hỏi: “Nhưng làm thế nào mà mình lên đó được?” Phần nào em bé đã bị lôi cuốn bởi những người bạn trên mây. Theo lời họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”, rất dễ dàng và nhẹ nhàng, em sẽ được bay bổng trên mây cao như đi vào cõi mơ vậy.
Nhưng không! Dẫu sao thì việc xa rời mẹ mình là điều rất khó đối với em:“Mẹ mình đang đợi ở nhà”,“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”. Thường thì trẻ em rất ham vui, thích được làm bạn với thiên nhiên. Chúng có thể vui chơi với bất cứ thứ gì chúng có thể tìm được giữa vạn vật xung quanh mình, có khi chỉ với một cành cây khô gãy cũng trở thành một thứ đồ chơi đầy thú vị của chúng.“ Em bé ơi, em sung sướng biết bao/ Khi em ngồi suốt cả buổi mai trong đất bụi/ Chơi với một cành cây gãy…Với bất cứ một thứ gì em đã tìm ra/ Em đều tạo được những trò chơi thú vị (Đồ chơi- tập Trăng non). Ở đây, em bé rất thích đi chơi nhưng lại yêu mẹ hơn. Làm sao em có thể rời mẹ hiền để đi chơi xa như thế! Khước từ lời mời gọi để mẹ ở nhà khỏi phải chờ đợi, để luôn được gần mẹ, em bé quả là đứa con ngoan, hiếu thảo, luôn thương yêu mẹ, không thể rời mẹ mình để đi chơi được.
Rồi với trí tưởng tượng tuyệt diệu, em bé đã sáng tạo ra trò chơi rất thú vị: “Con là mây và mẹ là mặt trăng /Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm”. Em đã sáng tạo ra một trò chơi tuyệt vời, chính em bé làm mây và mẹ làm mặt trăng ngay trong mái nhà êm ấm của mình là bầu trời xanh thẳm. Như thế, em bé không chỉ được hoà hợp cùng thiên nhiên thơ mộng mà còn được gần gũi trong vòng tay yêu thương của mẹ hiền, của gia đình em. Tình yêu thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu mẹ đã thắp sáng và nâng cánh cho trí tưởng tượng tâm hồn trẻ thơ bay bổng, đắm mình trong giấc mơ hạnh phúc cùng người mẹ yêu quý của mình. Phải chăng tình yêu là khởi nguồn cho sự sáng tạo và tình yêu mẹ là khởi nguồn cho những sáng tạo kỳ diệu của con người?
Sự sáng tạo ấy còn được nhân lên ở phần sau – cuộc chuyện trò của em bé với mẹ về những người trong sóng:
“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.
Sóng như vị sứ giả của đại dương đến rủ em, vẽ ra trước mắt em một chân trời kì thú. Trong không gian ngập tràn tiếng hát, những người trong sóng mải miết ngao du, từ nơi này đến nơi khác, từ sáng đến hoàng hôn mà không cần biết mình đã đến những đâu. Những con sóng không ngớt vỗ bờ, muôn đời với bản hòa ca bất tận, thế giới biển khơi thần bí gợi lên bao khao khát,…Em bé ước gì được thỏa thích rong chơi với những người trong sóng ! Và theo lời của sóng: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Nhẹ nhàng và linh nghiệm, em sẽ được làn sóng nâng đón, đưa đi hết nơi này đến nơi khác… Cũng như trả lời với những người trên mây, em bé lại khước từ lời mời của những người trong sóng:“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.
Sóng như hiểu rõ sự lựa chọn rất người lớn của em nên vui vẻ lướt qua: “Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua”. Em bé cũng ước muốn được đến khám phá cái xứ sở phóng khoáng, mênh mông kia cùng sóng lắm, nhưng như vậy là phải rời xa mẹ, mà rời xa mẹ là điều em không thể, không nỡ nào, bởi em luôn rất cần tình thương của mẹ. Như trong một bài thơ khác, tác giả đã viết:
“ Bé có hàng đống vàng, đống ngọc,
Thế nhưng bé đã đến mặt đất này
Như một kẻ ăn xin.
Không phải tự nhiên mà bé đã đến, cải trang như vậy.
Cậu bé ăn xin, trần truồng, yêu mến này
Muốn làm ra thảm hại vô cùng
Để có thể xin cả kho báu tình thương của mẹ”
(Cung cách của bé)
Đối với em bé mẹ là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ! Từ đó, em đã tưởng tượng trò chơi độc đáo hơn cả trò chơi với những người trên mây:“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn/ Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ/ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Con là “sóng”- mẹ là “bến bờ kì lạ”, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn lòng tiếp đón con. Trăm con sóng ở đại dương, sóng nhỏ, sóng to, sóng chìm, sóng nổi, có con sóng nào không về với bến bờ? Có hình ảnh nào đẹp hơn những con sóng lăn ,lăn mãi vào bến bờ vô hạn? Vui mắt biết bao khi được ngắm lúc những con sóng chạm bờ rào rạt? “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”, con vô tư, hồn nhiên, tha hồ đùa nghịch, vui thích trong vòng tay che chở bao dung của mẹ! “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời và chia cách được.
Trong vũ trụ bao la, trong ngôi nhà rộng lớn của thiên nhiên mà con tưởng tưởng ra ấy, ở đâu cũng có tình mẫu tử! Tình mẫu tử luôn có ở khắp nơi trên thế gian này, thiêng liêng và bất diệt! Từ xưa đến nay, hình ảnh sóng và bến bờ không lạ trong thơ văn, nhưng ở đây lại trở thành hình ảnh thơ độc đáo bởi nó đã ngợi ca, nâng tình mẹ con lên tầm kích vũ trụ, đem đến cho độc giả thông điệp đậm chất nhân văn về tình mẹ cao cả trên đời!
Không những thế, từ những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm về một số vấn đề khác trong cuộc sống. Những trò chơi trên mây và trong sóng tượng trưng cho bao thú vui hấp dẫn trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Khi con người đứng trước những quyến rũ và cám dỗ, muốn khước từ chúng thì cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Trong bài thơ, cả hai lần em bé đều sáng tạo ra hai trò chơi để vừa được đến với thiên nhiên nên thơ, hấp dẫn, vừa được hạnh phúc bên người mẹ yêu quý, nhân hậu, chính tình yêu đã thôi thúc em bé tưởng tượng ra một thế giới độc đáo, lạ thường, chính tình yêu đã thăng hoa cho sự sáng tạo của con người? Và đối với chúng ta, hạnh phúc không phải điều gì bí ẩn, không ở đâu ở xa xôi mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng. Nhờ đó, sự hóa thân thành em bé trong bài “Mây và sóng”như người trẻ nhất mà cũng già nhất để gửi gắm những thông điệp quý giá về tình yêu dành cho thế giới tâm hồn trẻ thơ, thế giới thiên nhiên và cuộc sống muôn vẻ xung quanh ta, đặc biệt là tình yêu dành cho người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng bất tử trên đời này.
Câu trả lời của bạn: 09:37 04/03/2022
Chàng Mồ côi sống một cuộc đời buồn tủi. Để kiếm kế sinh nhai, hàng ngày chàng ra sông đánh cá đem ra chợ tỉnh gần đó bán.
Một hôm chàng đi đánh cá như thường lệ, chàng quăng lưới ngoài sông từ tờ mờ sáng, nhưng mãi đến mặt trời lặn chàng vẫn chưa bắt được gì. Con sông như bị ma quỷ phù phép. Trời đã sẩm tối, nhưng chàng Mồ côi không đành lòng về tay không, chàng quăng lưới lần cuối cùng. Kéo lưới lên, chàng thấy một con cá nhỏ ngũ sắc quẫy bên trong.
- Làm gì với mi đây? Mi cũng yếu ớt như ta! Chàng Mồ côi than thở, đoạn thả con cá ngũ sắc xuống nước.
Chàng quăng lưới lần nữa, và khi chàng kéo lưới lên, vẫn chỉ có con cá nhỏ ngũ sắc bên trong lưới!
- Cá bé bỏng tội nghiệp, sẽ chẳng có ai thèm đoái hoài đến mi ngoài chợ! Chàng Mồ côi thở dài, một lần nữa thả con cá trở lại dòng nước.
Chàng quyết định thử vận may một lần sau cùng, và khi chàng kéo lưới lên, vẫn luôn luôn là con cá nhỏ ngũ sắc quẫy bên trong!
“Thôi được”, chàng Mồ côi tự nhủ, “có lẽ số phận đã run rủi mi đến với ta,” và chàng mang con cá nhỏ ngũ sắc về nhà, thả trong một chậu nước. Từ ngày có cá trong nhà, chàng Mồ côi không còn cô đơn nữa. Mỗi khi ngắm cá bơi lội tung tăng trong làn nước mát, chàng cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn. Nhưng cũng từ ngày đó, đã xảy ra nhiều chuyện lạ. Mỗi khi chàng đánh cá trở về, nhà cửa đã tinh tươm, sạch sẽ, trên bàn bày sẵn một đĩa thức ăn ngon lành, nóng sốt. Chàng Mồ côi nát óc nghĩ xem ai đã quan tâm đến mình, bởi chàng chẳng còn ai thân thích trên đời. Chàng những muốn làm sáng tỏ sự tình. Ngày hôm sau, chàng vờ ra sông như thường lệ, nhưng lén quay về ngay. Đến cửa, qua một khe hở chàng tò mò dòm vào trong nhà. Những gì trông thấy khiến chàng bàng hoàng. Từ trong chậu, con cá quẫy ra ngoài khiến nước bắn tung tóe, và một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp bước ra giữa muôn vàn giọt nước nhỏ. Nàng xắn tay áo bắt tay vào việc. Bàn tay khéo léo của nàng chỉ khẽ cử động, mà như có ngàn bàn tay đang làm việc - chổi lướt trên nền nhà, giường tự xếp gọn trong nháy mắt, bát đĩa tự cọ rửa và sắp xếp ngay ngắn, và, chưa kịp đếm đến năm, bữa ăn đã sẵn sàng trên bàn.
Chàng Mồ côi không chờ hơn nữa. Chàng ào vào trong nhà, quỳ gối trước người đẹp van nài:
- ở lại với ta. Xin đừng bao giờ để ta thui thủi một mình! Hãy làm vợ ta!
- Vâng. Nếu chàng muốn, em sẽ ở lại cùng chàng, người đẹp trả lời, đưa tay cho chàng.
Quá sung sướng, chàng Mồ côi không thốt nên lời. Nhưng chàng vẫn còn buồn phiền vì lẽ đẩy người vợ đẹp đến thế vào cảnh bần hàn.
- Đừng băn khoăn chuyện ấy, người vợ an ủi chàng, hãy đóng một chuồng lợn.
- Một chuồng lợn phỏng có ích gì? Chúng mình không có lợn.
- Đừng hỏi, hãy làm những gì em bảo, người vợ nài nỉ.
Chàng Mồ côi nghe lời, làm một cái chuồng lợn, khi chàng làm xong người vợ bảo:
- Giờ hãy xây một chuồng bò!
- Chuồng bò? Chàng Mồ côi ngạc nhiên hỏi. Nhưng chúng mình đâu có bò!
- Đừng hỏi, hãy làm những gì em bảo, người vợ khăng khăng.
Chàng Mồ côi lại nghe lời, xây một chuồng bò, khi chàng làm xong người vợ lại bảo:
- Bây giờ chỉ còn phải đóng một chuồng gà.
Lần này, chàng Mồ côi không hỏi han gì, lặng lẽ đóng chuồng gà. Xong xuôi, người vợ ra cửa, vỗ tay ba lần. Đến lần thứ ba thì nghe có tiếng lợn ủn ỉn trong chuồng lợn, bò rống ùm ùm trong chuồng bò, gà cục tác trong chuồng gà.
Từ đó trở đi, chàng Mồ côi cùng người vợ trẻ sống sung sướng bên nhau, no đủ và hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc thường chẳng bền lâu. ở chính cái làng họ sinh sống có một lão trại chủ phong lưu, xưa kia chàng Mồ côi từng đến cầu hôn con gái út của lão. Nhưng hồi ấy lão không rõ con người, không những tống chàng ra cửa lão còn xua chó đuổi theo.
Nay thấy chàng Mồ côi khấm khá, lão chủ trại tìm gặp chàng hỏi thẳng băng:
- Ta ngạc nhiên thấy một chàng trai như anh lấy một con cá làm vợ! Cả làng hỏi nhau điều gì khiến anh lú lẫn. Sao anh không lấy một người con gái đàng hoàng? Con gái út của ta chẳng phải rất hợp với anh đó sao?
“Chủ trại vậy mà có lí, mình chưa nghĩ tới điều này”, chàng Mồ côi băn khoăn, “một con người không thể lấy cá làm vợ, hẳn nhiên là thế.” Chàng đi tìm người vợ cá của mình, vẻ mặt rầu rĩ.
- Chàng có chuyện gì vậy? Nàng hỏi. Tại sao chàng nhìn em như thế?
- Chỗ của một con cá là ở giữa đàn cá, không phải giữa con người. Hãy thu dọn tư trang của nàng và trở về nơi từ đó nàng ra đi, chàng Mồ côi cục cằn đáp.
- Chao ôi, xin đừng nói vậy! Người vợ thở dài, giật lùi mấy bước.
- Cả thiên hạ chế nhạo ta đã lấy một con cá làm vợ thay vì một người phụ nữ, nàng cứ mặc vẩy cá lại hơn, mặc len, mặc vải mà làm gì! Hãy trở về nơi từ đó nàng ra đi! Chàng Mồ côi cả quyết ngắt lời.
- Xin đừng! Xin đừng! Vợ chàng cầu xin, lời cầu xin vỡ òa thành những tiếng nấc nghẹn ngào. Rồi nàng lao ra khỏi nhà, chạy về phía dòng sông.
- Chạy đi, trở về nơi từ đó nàng ra đi! Chàng Mồ côi cười khẩy. Mặc dầu vậy người vợ còn ngoái lại, nói với chàng bằng giọng sầu bi.
- Chàng sẽ hối tiếc, nhưng lúc đó thì quá muộn rồi!
Chỉ nghe “tũm” một tiếng và người vợ mất hút trong dòng nước. Chàng Mồ côi quay về nhà, nhưng chàng sững sờ vì kinh ngạc: Lợn, bò, gà đàn đàn lũ lũ diễu qua bên cạnh chàng, hướng về phía dòng sông.
- Thôi đi! Các ngươi đi đâu vậy? Chàng gọi chúng. Chàng toan vồ lấy chí ít là một con gà nhưng không được.
- Cả các ngươi nữa, hãy trở về nơi từ đó các ngươi ra đi! Một giọng nói từ dưới sông vọng lên. Trước khi chàng Mồ côi kịp tĩnh trí: Lợn, bò, gà, tất cả chìm nghỉm, biến mất trong làn nước.
“Ôi dào! Ta vẫn sống được chẳng cần đến các ngươi!” chàng Mồ côi nhún vai. “Chủ trại sẽ gả con gái út cho ta, ta chẳng thua thiệt lắm đâu!”
Khi chàng Mồ côi đến gặp chủ trại ngỏ lời cầu hôn, lão ta vặc lại.
- Đồng ý, ta sẽ gả con út của ta cho anh, nhưng trước tiên, hãy nói cho ta hay, anh có bao nhiêu lợn, bò, gà, vịt?
Chàng trai đành thú thật sự tình.
- Ngươi tưởng ta sẽ gả con gái út của ta, con gái cưng nhất của ta, vào cảnh khổ cực ấy ư? Khi mà ngươi không có nổi một con gà trong chuồng? Ngươi ảo tưởng quá đấy! Chủ trại quát to và đuổi ngay kẻ xấc xược.
Chàng Mồ côi quay về nhà. Buồn làm sao, cô đơn làm sao! Chàng cảm thấy một nỗi lo âu không sao chịu nổi. Chàng bước ra ngoài, đi về phía dòng sông. Đến nơi, chàng ngồi trên một tảng đá, gục đầu bật khóc.
Một con chó chạy qua, dừng lại hỏi:
- Tại sao chàng khóc?
- Không khóc sao được! Vợ ta bỏ đi rồi, giờ đây ta nhớ tiếc nàng vô hạn. Mồ côi giải thích, nghe xong con chó bảo:
- Giá chàng đừng xua đuổi nàng. Dứt lời con chó chạy mất bỏ mặc chàng.
Một con sẻ ngô bay đến đậu trên vai anh chàng đang khóc. Nó líu lo hỏi:
- Tại sao chàng khóc?
- Không khóc sao được! Vợ ta bỏ đi rồi, ta nhớ tiếc nàng cay đắng. Chàng Mồ côi trả lời trong nước mắt.
- Giá chàng đừng xua đuổi nàng, chim sẻ líu lo và bay vút đi.
Một con ếch nhảy tới gần:
- Chàng trai trẻ, tại sao chàng khóc? Nó hỏi vẻ thông cảm.
- Vợ ta bỏ đi rồi, nàng để ta lại một mình, ta nhớ tiếc nàng chua xót!
- Chàng đã xua đuổi nàng rồi bây giờ chàng hối hận! Nhưng tôi sẽ vẫn giúp chàng. Hãy mang đến cho tôi hai livrơ(*) bột.
- Ngươi muốn bao nhiêu bột ta cũng sẵn lòng, chàng Mồ côi sung sướng trả lời. Chàng chạy vội về nhà, mang đến số bột con ếch yêu cầu.
- Chỉ một lát nữa chàng sẽ thấy người vợ yêu dấu. Nhưng phải nhớ kĩ điều tôi nói đây: Tuyệt đối không được cười, nếu không sẽ hỏng bét! Nói rồi con ếch quay ra ngốn ngấu bột. Khi đã chén sạch sành sanh, nó khát quá cúi xuống sông uống nước. Nó uống, uống và uống mãi, đến khi nước sông cạn đi trông thấy. Chàng Mồ côi thấy vậy rất ngạc nhiên, sao lòng sông cạn sạch nhanh đến thế. Khi con ếch hút đến những ngụm nước cuối cùng, chàng Mồ côi trông thấy vợ mình dưới đáy sông. Nàng đang chăm chú quay xa vẻ cần mẫn. Bánh xa quay cực nhanh, đến một lúc thì phát ra gió thổi tung váy xống của người vợ.
“Nàng không thể ngồi yên lấy một lúc,” chàng Mồ côi nghĩ. ý nghĩ đó có vẻ hài hước quá khiến chàng không nhịn được phá lên cười, cười rung cả bụng. Thấy cảnh ấy, con ếch cũng phì cười. Và - kinh sợ chưa! - bao nhiêu nước con ếch đã uống ộc ra hết. Nước sôi réo, tuôn ào ạt, chưa kịp đếm đến năm, dòng sông đã đầy ắp trở lại.
- Tôi đã bảo chàng, rằng không được cười cơ mà! Con ếch trách mắng chàng trai trẻ. Tại sao chàng không chạy ngay đến chỗ vợ mình, ôm nàng trong vòng tay mà đưa về nhà?
- Đừng giận, anh ếch thân mến, hãy cố hút cạn dòng sông một lần nữa. Tôi van anh!
Con ếch nhận lời, và chàng Mồ côi mang đến chỗ bột khác. Ngay khi con ếch ăn hết sạch, nó khát khô cổ uống một hơi cạn nước sông. Khi nó uống đến giọt nước cuối cùng thì người vợ hiện ra dưới đáy sông, vẫn miệt mài quay xa.
Lần này chàng Mồ côi không do dự một giây. Chàng chạy đến bên vợ, ôm nàng trong vòng tay, nài nỉ:
- Hãy về cùng ta. Không bao giờ ta bỏ nàng nữa. Chúng ta sẽ bên nhau trọn đời.
- Trước hết, ngươi phải hỏi xem ta có muốn trao con gái duy nhất của ta cho ngươi không đã! Một giọng nói quyền uy vang lên sau lưng chàng Mồ côi. Ngoái lại, chàng đứng chôn chân. Trước mặt chàng là vua Rồng. Chỉ đến lúc bấy giờ chàng trai mới vỡ lẽ vợ chàng là con gái vua Rồng, trị vì tất cả các dòng sông. Nàng là một công chúa!
- Ta sẽ định cho ngươi nhiều thử thách. Nếu ngươi làm được khiến ta hài lòng, và nếu ngươi thắng ta, ta sẽ trao cho ngươi con gái của ta. Nhưng khốn cho ngươi nếu ngươi thất bại! Vua Rồng đe dọa. Ông suy nghĩ giây lát xem sẽ bắt chàng trai trẻ làm gì, đoạn tuyên bố:
- Ngươi thấy cánh rừng kia không? Ngày thứ nhất, ngươi phải đốn hạ tất cả cây trong rừng và đào trốc gốc. Ngày thứ hai, ngươi dọn sạch tất cả các gốc và thân cây ấy, rồi ngươi cày đất. Ngày thứ ba, ngươi gieo hạt trồng một cánh đồng lúa. Vô phúc cho ngươi nếu ngươi không hoàn tất!
Chàng Mồ côi buồn bã:
- Không bao giờ ta có thể hoàn tất một thử thách như thế này...
- Đừng than phiền nữa, vợ chàng bảo, việc đó có khó gì! Cầm lấy rìu này và ngày mai chàng đến khu rừng. Chặt mỗi bên hai cây rồi khắc biểu tượng của em lên gốc chúng. Trong khi làm việc, đừng nghĩ đến ai khác ngoài em.
Sáng sớm hôm sau, chàng Mồ côi vào rừng và bắt đầu chặt một cây ở bên thứ nhất. Công việc nặng nhọc và vô cùng khó khăn. Thân cây cứng như đá, khiến chiếc rìu tóe lửa. Chàng Mồ côi không nghĩ đến ai khác ngoài vợ mình. Đến gần trưa, chàng hạ được hai cây, trên mỗi cây chàng khắc biểu tượng của vợ. Phía bên kia, công việc còn nặng nhọc hơn. Gần tối, khi chàng hạ nốt hai cây còn lại và khắc xong biểu tượng của vợ lên gốc cây, thì bỗng - kỳ diệu làm sao! - cả khu rừng gãy răng rắc, cây cối bị đốn sát đất và toàn bộ gốc rễ tự chúng long lên.
Chàng Mồ côi vừa kịp định thần thì vua Rồng đã đứng ngay trước mặt.
Vô cùng kinh ngạc, ông ngắm cả rừng cây bị đốn hạ, chẳng nói chẳng rằng, mãi sau ông mới lầm rầm qua kẽ răng:
- Ngày mai, ngươi dọn sạch toàn bộ cánh rừng và cày đất.
Lo lắng không yên, chàng Mồ côi đi xin lời khuyên của công chúa Rồng.
- Việc đó chẳng khó lắm, nàng cười, nói. Chàng cầm lấy khúc gỗ tròn này và ngày mai dùng nó lăn mỗi bên một thân cây. Rồi bằng chiếc xẻng này, vạch biểu tượng của em xuống đất, giữa rừng. Trong khi chàng làm việc, đừng nghĩ đến ai khác ngoài em!
Hôm sau, trời vừa sáng, chàng Mồ côi vào rừng. Chàng dùng khúc gỗ tròn lăn thân cây thứ nhất ra khỏi rừng. Công việc vô cùng khó nhọc. Thân cây nặng như chì. Mặt trời đã nhô cao bên trên đường chân trời, chàng Mồ côi, mồ hôi đầm đìa, lăn thân cây thứ hai, ở phía bên kia, ra bìa rừng. Thân cây này còn nặng hơn thân cây trước. Trong lúc lao động cực nhọc, chàng Mồ côi chỉ nghĩ đến vợ mình, công chúa Rồng. Rồi chàng lấy xẻng vạch biểu tượng công chúa Rồng xuống đất, giữa rừng, thầm hứa mãi mãi chung thủy với nàng.
Biểu tượng của công chúa vừa vạch xong dưới đất thì xảy ra một điều kỳ diệu: Tất cả các thân cây tự động lăn khỏi rừng, chồng lên nhau thành một đống, gốc rễ thành một đống nữa. Và đất tự cày! Chàng Mồ côi ngắm nhìn, khâm phục vô cùng cánh đồng đẹp đẽ, trong lòng thầm cảm ơn vợ đã giúp mình.
Vua Rồng đã đến tự lúc nào đang bước lại phía chàng. Ông đảo mắt nhìn, đoạn gay gắt nói:
- Phải thừa nhận ngươi khéo léo đấy. Nhưng đừng quên ngày mai ngươi phải gieo hạt cho cả cánh đồng này với hai nắm thóc và hãy giờ hồn nếu từ bây giờ đến tối mai chỉ một hạt thóc không nảy mầm và không thành lúa chín!
Chàng Mồ côi cúi đầu buồn bã xin lời khuyên của vợ.
- Làm sao ta có thể gieo hạt cả một cánh đồng rộng lớn như thế chỉ với hai nắm thóc, làm sao cho hạt nảy mầm và lúa chín trước khi trời tối?
- Chàng đừng rối lên và đừng gục đầu xuống nữa! Công chúa Rồng an ủi. Việc này dễ thôi. Hãy lấy một nắm thóc và gieo ở một bên thành hình biểu tượng của em. Bên kia cũng làm như thế với nắm thóc thứ hai. Trong khi chàng làm việc, đừng nghĩ đến ai khác ngoài em!
Rạng sáng hôm sau, chàng Mồ côi ra đồng. Đúng lúc chàng định gieo hạt thì một cơn gió mạnh nổi lên, làm những hạt thóc bay tứ tung, rồi mưa cuốn chúng đi. Chàng Mồ côi quỳ gối gieo từng hạt thóc thành hình biểu tượng công chúa Rồng mỗi bên ruộng. Suốt thời gian làm việc, chàng không nghĩ đến ai khác ngoài vợ mình. Trời sắp tối thì chàng cũng vừa gieo xong hạt thóc cuối cùng xuống đất - kỳ diệu hơn mọi điều kỳ diệu! - gió lặng, mưa ngừng, những hạt thóc tự chúng vận động trên khắp cánh đồng thành những hàng lối đẹp, rồi nảy mầm, mọc lên và chín vàng dưới con mắt khâm phục của chàng trai.
Vua Rồng đến đúng lúc lúa chín. Nhìn thấy việc anh chàng làm được, ông sửng sốt không thốt lên được một lời.
Chàng Mồ côi cúi rạp mình trước vua Rồng và hỏi con gái ông làm vợ.
- Chờ đã, chờ đã! Vua Rồng chưa thôi làm khó dễ. Ngươi chỉ là một kẻ phàm trần tầm thường, không thể có được con gái ta dễ dàng như thế! Ông suy nghĩ đến một thử thách khác, và cuối cùng bảo chàng:
- Gieo hạt một cánh đồng và cấy lúa, chưa là gì cả! Từ giờ cho đến sáng mai ngươi phải gặt hết số lúa này, và đóng vào bao ngay ngắn. Vô phúc cho ngươi, nếu thiếu một hạt!
Chàng Mồ côi nước mắt lã chã, đến báo tin này với vợ.
- Một việc như thế, không ai có thể làm được, dù có là các vị thần bất tử!
- Đừng khóc! Việc này quả là phức tạp, nhưng nếu chàng quyết tâm và không nghĩ đến ai khác ngoài em, chàng có thể làm được! Công chúa Rồng nói, đoạn đưa cho chàng bốn cái bao rỗng. Hãy đặt mỗi góc ruộng một cái bao, rồi cắt bông lúa xếp hình biểu tượng của em trên mỗi bao!
Chàng Mồ côi mang bao ra đồng. Chàng vừa xếp xong biểu tượng công chúa Rồng bằng bông lúa trên bao thứ nhất thì trời đầy mây che khuất mặt trăng.
Trời bỗng tối sầm đến nỗi cách một bước không trông thấy gì. Chàng trai mò mẫm xếp hình biểu tượng, trong đầu chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Vợ chàng, công chúa Rồng.
Khi chàng xếp xong biểu tượng Công chúa Rồng trên bao thứ tư thì điều kỳ lạ xảy ra. Mây tan, và trong ánh hồng của rạng đông, chàng Mồ côi thấy lúa tự gặt, hạt chui đầy các bao. Nhưng than ôi! Thiếu mất hai hạt.
- Hai hạt đó nằm trong mề hai con chim trĩ đang đậu trên một cành cây kia, vua Rồng cười ha hả. Nhưng nếu ngươi muốn ta sẽ cho ngươi mượn cây cung và một mũi tên của ta: Bắn chúng đi!
“Làm sao ta có thể bắn được hai con chim trĩ với độc một mũi tên?” Chàng Mồ côi nghĩ bụng. Chàng băn khoăn không biết công chúa Rồng sẽ khuyên mình thế nào. Bỗng tiếng nói của người yêu dấu văng vẳng bên tai chàng:
- Hãy cầm lấy mũi tên và cắt làm đôi.
Chàng Mồ côi làm theo, ngắm cẩn thận và lần lượt bắn hạ hai con chim trĩ. Quả nhiên chàng tìm lại được hai hạt lúa trong mề mỗi con.
- Ngươi khiến ta vừa lòng, vua Rồng phán, ngươi xứng đáng gia nhập gia đình ta. Tuy nhiên ta còn một việc nữa, việc cuối cùng cho ngươi. Ngươi sẽ đến vương quốc khỉ. Nếu ngươi mang được về cho ta cái trống của lũ khỉ, ta hứa lời hứa của vua Rồng sẽ gả con gái ta cho ngươi. Nhưng sẽ khốn cho ngươi, nếu ngươi thất bại!
- Ta phải làm gì đây, chao ôi! Mang về cho cha nàng cái trống của lũ khỉ, muốn vậy phải đi đến vương quốc khỉ! Chàng Mồ côi khốn khổ kể lại với công chúa Rồng.
- Cố nhiên việc này không dễ, công chúa suy nghĩ hồi lâu. Cuối cùng nàng nói:
- Chàng hãy đến vương quốc của loài khỉ. Đến đó, lũ khỉ sẽ hỏi: Tên chàng là gì? Đừng nói gì cả cho đến khi chúng hỏi: Tên chàng có phải là khỉ không? Chàng gật đầu xác nhận. Còn đây là một chiếc cốc có khoan một lỗ nhỏ dưới đáy. Không được dùng chiếc cốc nào khác để uống! Bây giờ, hãy đi đi, và chỉ nghĩ đến em thôi!
Chàng Mồ côi du hành đến vương quốc khỉ. Chàng vừa đến nơi lũ khỉ lập tức xúm xít quanh chàng.
- Chàng tên là “Người” phải không? Lũ khỉ hỏi, nhưng chàng Mồ côi lắc đầu.
- Có lẽ tên chàng là “Cá”? Lũ khỉ hỏi, và chàng Mồ côi lại lắc đầu.
- Vậy tên chàng là “Khỉ”? Con khỉ nhỏ nhất hỏi. Chàng Mồ côi gật đầu.
Lũ khỉ vui mừng nhảy múa, chúng gõ trống và chuẩn bị mở tiệc khoản đãi khách. Chúng vần ra những thùng rượu, liên tục rót đầy cốc của chàng trai còn chúng thì nốc cả thùng. Cốc của chàng Mồ côi luôn cạn. Lũ khỉ vừa rót đầy, rượu lại rò ra qua lỗ thủng. Lát sau lũ khỉ bắt đầu lảo đảo, chân đứng không vững nữa, chúng ngã đè lên nhau, say xỉn, nằm la liệt bất tỉnh nhân sự.
Chờ cho con khỉ cuối cùng ngủ say, chàng Mồ côi rón rén đến gần cái bệ trên đó treo cái trống. Chàng lấy trống, và ba chân bốn cẳng chạy cho nhanh.
Chàng chạy, chạy đến đứt hơi tới trước vua Rồng, hổn hển đặt cái trống trước mặt ông. Vua Rồng mỉm cười phán:
- Nào, bây giờ thử xem ta và ngươi ai đánh trống mạnh hơn! Vua Rồng cầm dùi, nện mạnh vào tang trống khiến mặt đất cũng phải rung chuyển.
- Xin thôi! Xin thôi! Nhạc phụ! Người làm thủng lỗ tai chúng con mất. Đến lượt con thử, Người cho phép chứ ạ?
Vua Rồng đưa cho chàng dùi trống, và chàng Mồ côi bắt đầu đánh những tiếng tùng...tùng..., thùng....thùng..., mạnh đến nỗi núi cũng phải rùng mình, nước sôi sùng sục và cả trái đất rung rinh.
- Thôi! Đủ rồi! Vua Rồng ù tai, hét lên. Ngươi làm ta điếc tai quá! Thấy chàng trai trẻ vẫn còn muốn đánh trống nữa, ông vội nói thêm:
- Để đấy! Hãy lấy con gái ta nếu ngươi muốn rồi để cho ta yên! Nhưng ta báo trước, ngươi phải đối xử tử tế với con gái ta! Nói đoạn, vua Rồng nhảy xuống nước. Ông lặn nhanh đến nỗi tạo thành một vực xoáy ngay nơi ông biến mất.
Chàng Mồ côi nắm tay công chúa Rồng. Vô cùng hạnh phúc, họ mỉm cười nhìn nhau âu yếm khôn tả. Từ đó, họ cùng nhau chung sống trong tình yêu và hòa thuận.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:34 04/03/2022
Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hằng ngày. “Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống. “Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.
Câu trả lời của bạn: 09:22 04/03/2022
Em không đồng ý vì: + Mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau, nhưng dù thế nào thì hạnh phúc đó phải lành mạnh và chân chính, phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cuộc sống. + Cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu.
Câu trả lời của bạn: 09:19 04/03/2022
a )a ) Ví người ít tiếp xúc với bên ngoài nên hiểu biết hạn hẹp.
=>=> Câu thành ngữ đó là : Ếch ngồi đáy giếng.
b )b ) Chỉ sự làm việc đến cùng , không có thể làm hơn được nữa.
=>=> Câu thành ngữ đó là : Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
c )c ) Ví tình thế đang lúc nguy ngập, lặp lại được lối thoát.
=>=> Câu thành ngữ đó là : Chết đuối vớ được cọc.
Câu trả lời của bạn: 08:14 28/12/2021
b.Kiến tha lâu đầy tổ