Đặng Phương Trà 🍵
Cấp bậc
Điểm
0
Cảm ơn
0
Đã hỏi
Đã trả lời
Câu trả lời của bạn: 09:47 06/01/2022
Hồ Chí Minh- một vị lãnh tự vĩ đại và cũng là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thơ ca Việt Nam.Bài thơ “cảnh khuya”là một trong những bài thơ mà Hồ Chí Minh lấy cảm hứng từ ánh trăng,và ta cũng thấy được những sáng tạo,mới mẻ của Bác qua bài thơ này.Tiếng suối ko còn đơn thuần nữa mà trở nên trong trẻo,ngọt ngào như tiếng hát xa.Ánh trăng lồng với bóng cây cổ thụ tạo nên một hình ảnh lung linh,huyền ảo,nên thơ.Cả một bầu trời đêm trở nên đẹp lạ lùng trong những sự lo lắng,trầm tư của Bác.Khung cảnh ấy khiến Bác say mê đến lạ!Tất cả những điều đó đã gợi lên cho ta thấy Bác có tâm hồn của một thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.Câu thwo ko chỉ cho ta thấy cốt cách của người nghệ sĩ mà còn mở ra cung bậc cảm xúc mới làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt đỉnh của Người.Đó là phẩm chất chiến sĩ của một vị chủ tịch suốt đời lo cho dân,cho nước.Bác thật vĩ đại làm sao!Sự hi sinh cao cả của người mãi mãi để lại trong lòng bao thế hệ lòng biết ơn sâu sắc.Ko ngủ vì lo cho nỗi nước nhà,lo cho dân,cho nước,lo cho tương lai sau này của đất nước.Phẩm chất chiến sĩ ở Bác còn thể hiện ở phong thái ung dung,đường hoàng của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường.Bài thơ khép lại với một hình ảnh thật đpẹ,hình ảnh người cha già dân tộc đang ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc nhưng trong lòng trăn trở trước ngọn đèn dầu lo cho vận mệnh đất nước nhân dân,cái hình ảnh ấy mãi là niềm tự hào là điểm tựa vững chắc cho thế hệ mai sau phấn đấu noi gương,sống xứng đáng với sự hi sinh của Người,như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Yêu Bác trong lòng ta trong sáng hơn”.
Câu trả lời của bạn: 09:44 06/01/2022
Ở câu 1 bài Cảnh Khuya tác giả đã sd biện pháp so sánh độc đáo giúp ta hình dung được suối từ xa vọng lại êm ái,trong trẻo,ngọt ngào như tiếng hát.Tác giả đã so sánh âm thanh tiếng suối với tiếng hát xa.Cách so sánh này làm cho âm thanh tiếng suối vô hồn,lạnh lẽo trở nên sống động,hút hồn.Không gian chìm trong sự yên tĩnh nhưng vẫn mang hơi ấm của con người,vẫn ấm tiếng người,tiếng hát.Cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi,yêu thương.Như vậy,sd BPTT so sánh đã làm cho lời thơ sâu sắc hơn,giúp ta cảm nhận được sự giao cảm tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên.
Ở câu thứ 2 tác giả đã sd thành công BPTT điệp ngữ “lồng”giúp ta hình dung được ánh trăng lồng vào cổ thụ,bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa xinh xắn.Điệp từ “lồng”kết hợp với phép tiểu đối làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp,đường nét,hình khối,lung linh ánh sáng.Nét đậm là hình dáng vòm cổ thụ trên cao lấp lánh ánh trăng.Nét nhạt là bóng cây,bóng lá lung linh,xao động trên mặt đất làm cho 3 vật thể cách xa nhau đan cài quấn quýt,hòa quyện vào nhau,soi sáng cho nhau tạo nên khung cảnh rất hữu tình.Như vậy,bức tranh đêm rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp,thật nên thơ,lung linh ánh sáng,mang lại những nét đẹp cổ kính,đầy quyến rũ.Qua bức tranh ấy,ta cảm nhận được tâm hồn nhà thơ – tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.
Ở câu thứ 2 tác giả đã sd thành công BPTT điệp ngữ “lồng”giúp ta hình dung được ánh trăng lồng vào cổ thụ,bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa xinh xắn.Điệp từ “lồng”kết hợp với phép tiểu đối làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp,đường nét,hình khối,lung linh ánh sáng.Nét đậm là hình dáng vòm cổ thụ trên cao lấp lánh ánh trăng.Nét nhạt là bóng cây,bóng lá lung linh,xao động trên mặt đất làm cho 3 vật thể cách xa nhau đan cài quấn quýt,hòa quyện vào nhau,soi sáng cho nhau tạo nên khung cảnh rất hữu tình.Như vậy,bức tranh đêm rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp,thật nên thơ,lung linh ánh sáng,mang lại những nét đẹp cổ kính,đầy quyến rũ.Qua bức tranh ấy,ta cảm nhận được tâm hồn nhà thơ – tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.
Câu trả lời của bạn: 09:31 06/01/2022
“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan.Bài thơ cho ta thấy cảnh đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà và nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.Mở đầu bài thơ là bức tranh phong cảnh thấm đẫm nỗi buồn hiu quạnh. Hai câu thơ đầu đã mở ra ko gian,thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ trung địa,đây đồng thời cũng là nét đặc trưng phong cách của Bà Huyện Thanh Quan:chiều tà và bóng hoàng hôn.Cảnh vật cỏ cây chen đá lá chen hoa,rậm rạp um tùm nhưng cũng có phần hoang dã,vô trận tự . Điệp từ “chen” gợi sức sống mãnh liệt của muôn loài trước cái cằn cỗi của đất đai ,cái khắc nghiệt của thời tiết,đồng thời từ chen còn gợi lên thiên nhiên có phần hoang dã,âm u. Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang. Con mắt tinh tế của nhà thơ phát hiện ra nét đặc trưng của người và cảnh trước tiên nên bà đã dùng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh đặc trưng ấy. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Cụm từ "nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? "ta với ta" như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan Câu kết của bài ,ta cảm nhân đucợ tâm trạng nhớ thương nhà ,nỗi buồn thầm lặng ,cô đơn của nữ thi sĩ.Đọc bài thơ,chúng ta them yêu Tổ Quốc với bao phong cảnh tuyệt vời và càng trân trọng nhwungx tấm long ưu ái non sông đất nước.