
Nuug
Đồng đoàn
120
24
Câu 1:Virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp có hình dạng nào sau đây?
A. Hình cầu B. Hình đa diện. C. Hình que. D. Hình dấu phẩy.
Câu 2: Sinh vật nào sau đây Không phải nguyên sinh vật?
A. Trùng giày B. Trùng sốt rét C. Tảo silig D. Rêu
Câu 3: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng:
A. Hình túi B. Hình mũ C. Hình tai mèo D. sợi nấm phân nhánh
Câu 4: Nấm không thuộc giới thực vật vì sao?
A.Nấm không có khả năng sống tự dưỡng
B.Nấm là sinh vật nhân thực
C.Nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào
D.Nấm đa dạng về hình thái và môi trường sống
Câu 5: Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả?
A.Cây chuối B. Cây ngô C. Cây thông D. Cây mía
Câu 6: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 7: Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đa dạng về môi trường sống B. Đa dạng về hình thái
C. Đa dạng về lối sống D. Số lượng loài ít
Câu 8: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
A. Quả B. Hoa C. Nón D. Rễ
Câu 9: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Có xương sống. B. Hình thái đa dạng.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 10: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 11: Hệ rễ của thực vật rừng có vai trò gì?
A.Bảo vệ nguồn nước ngầm B. Hạn chế ngập mặn.
C.Giúp giữ đất chống xói mòn D. Điều hòa khí hậu
Câu 12: Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất?
(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.
(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.
(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (1), (3)
Câu 13: Thế giới sống được phân thành các nhóm theo trình tự nào?
A.Loài →chi→ họ →bộ →lớp→ ngành→ giới
B.Chi→ họ →bộ →lớp →ngành→ giới→ loài
C.Loài→ chi →bộ →họ →lớp→ ngành→ giới
D.Loài →chi→ lớp →họ→ bộ →ngành→ giới
Câu 14: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm B. Kim giao C. Bèo vảy ốc D. Bao báp
Câu 15: Khóa lưỡng phân sẽ được dùng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 16: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn B. Ngăn biến đổi khí hậu
C. Giữ đất, giữ nước D. Cung cấp thức ăn, nơi ở
Câu 17: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 18: Đâu là nguyên nhân quá trình hình thành nước ngầm trong các rừng cây?
A. Trời mưa nhiều, lượng nước mưa dư thừa
B. Hơi nước nhiều, độ ẩm không khí cao
C. Không có sự tiêu thụ nước mưa từ con người
D. Rễ và gốc cây cản, giữ nước khi trời mưa
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 20: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
C. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 21:Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh D. Cộng sinh
Câu 22: Tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?
A. Vì mặt trời không chiếu tới
B. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước
C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió
D. Vì chúng ta cảm giác đứng ở dưới tán cây sẽ mát hơn
Câu 23: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm (4) Ruột khoang
(2) Bò sát (5) Chân khớp
(3) Lưỡng cư (6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (5), (6)
C. (1), (4), (5), (6) D. (2), (3), (4), (6)
Câu 24: Loài chân khớp nào dưới đây có lợi với con người?
A. Ve bò B. Mọt ẩm C. Ruồi D. Bọ ngựa
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín?
A.Sinh sản bằng hạt B. Có hoa và quả
C. Thân có mạch dẫn D. Sống ở trên cạn
Câu 26: Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?
A. Giun kim B. Giun đất C. Giun quế D. Rươi
Câu 27: Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?
A. Tốc độ di chuyển nhanh
B. Có bộ xương ngoài bằng kitin
C. Có nọc độc
D. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể
Câu 28. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A.Một người đi chân trần trên cát
B.Sử dụng điện thoại cảm ứng.
Dùng tay bóp quả bóng tennis.
D.Quả táo đang rơi từ trên cây xuống đất.
Câu 29. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 30. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện giữa
A. hai vật cách xa nhau
B. hai vật tiếp xúc với nhau
C. không tiếp xúc với nhau
D. hai vật không tương tác với nhau
Câu 31: Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?
A. LọcB. Bay hơiC. Dùng nam châmD. Chiết.
Câu 32.Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để
A. Tăng ma sát lăn
B. Tăng ma sát nghỉ
C. Tăng ma sát trượt
D. Tăng quán tính
Câu 33. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tấn. B. miligam.
C. kiôgam. D. gam.
Câu 34. Ba khối kim loại : 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối đồng B. Khối sắt
C. Khối nhôm D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 35.Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát
B. Bánh xe đạp chạy trên đường
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động
D. Khi viết phấn trên bảng
Câu 36.Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N.m C. N.m2 D. N/m3
Câu 37. Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt.
Câu 38: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:
A. Nước sôi B. Nước cất
C. Nước khoáng D. Nước đá sản xuất từ nhà máy
Câu 39: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.B. Đun nóng nước.
C.Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 40.Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A.Ma sát làm mòn lốp xe.
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 41: Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:
A. Dung dịch. B. Huyền phù.C. Nhũ tương. D. Dung môi.
Câu 42: Khi cho một thìa đường vào một cốc nước và khuấy đều, ta thu được:
A. Dung môi B. Nhũ tương
C. Huyền phù D. Dung dịch
Câu 43: Chất rắn nào sau đây không tan trong nước?
A. Muối ănB.Calcium carbonate
C.ĐườngD. Viên C sủi
Câu 44: Muốn pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?
A. Nước ở nhiệt độ phòng. B. Nước nóng.
C. Nước lạnh. . D. Nước ấm.
Câu 45: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?
A. Lọc.B.Dùng máy li tâm.C. Chiết. D.. Cô cạn.
Câu 46: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. số chất tạo nênB. thể của chất.
C. mùi vị của chất.D. tính chất của chất.
Câu 47: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,
C. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào
D. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
Câu 48: Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?
A. Nước muối sinh lí.
B. Bột canh.
C. Nước khoáng.
D. Muối ăn (sodium chloride).
Câu 49: Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?
A. Nghiền nhỏ chất rắn.
B. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.
C. Dùng nước nóng.
D. Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 50: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
soạn văn bài Cô Tô lớp 6 tập 1