Hòa Uwu
Sắt đoàn
85
17
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:46 25/12/2021
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
Câu trả lời của bạn: 20:42 25/12/2021
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho DHNTB giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.
+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Có một số đồng bằng nhỏ (Tuy Hòa) để phát triển trồng trọt, vùng gò đồi có thể phát triển chăn nuôi.
+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.
+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.
+ Sinh vật:
Rừng: Cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
Biển: Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.
Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).
+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư khá đông, cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).
+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).
+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.
* Khó khăn:
- Tự nhiên:
+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa. Tình trạng thiếu nước, hạn hán xảy ra phổ biến.
+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.
+Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Vùng có nhiều dân tộc ít người, trình độ phát triển không đồng đều.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:40 25/12/2021
- Mệnh đề là câu khẳng định có thể xác định được tính đúng hay sai của nó. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 19:33 10/12/2021
a. Mở bài: Giới thiệu món đồ chơi mà em muốn miêu tả
Mẫu: Hôm qua là sinh nhật tròn 9 tuổi của em. Vì thế, em được bố mẹ, anh chị và bạn bè tặng rất nhiều món quà. Món nào cũng đẹp, cũng xinh, nhưng em thích nhất là chiếc hộp nhạc mà ông ngoại tặng cho.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát đồ chơi:
Món đồ chơi đó có xuất xứ từ đâu? (cửa hàng, công ty sản xuất, đất nước sản xuất)
Kích thước (chiều cao, chiều rộng) và cân nặng của đồ chơi? (nếu không rõ, có thể so sánh với một đồ vật khác)
Chất liệu và màu sắc chủ đạo của món đồ chơi đó?
- Miêu tả chi tiết món đồ chơi:
Món đồ chơi đó gồm bao nhiêu bộ phận?
Mỗi bộ phận đó là gì? Có hình dáng, kích thước như thế nào?
Đâu là bộ phận của món đồ chơi khiến em đặc biệt yêu thích và ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên?
- Cách chơi món đồ chơi đó:
Món đồ chơi đó có cần pin, điện để hoạt động không?
Để chơi thì em sẽ phải làm gì ? (kéo dây cót, mở nắp, bật công tác…)
Em sẽ chơi nó như thế nào?
Sau khi chơi xong em sẽ làm gì để giữ gìn món đồ chơi?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho món đồ chơi đó
Mẫu: Em yêu quý chiếc hộp nhạc lắm. Em trân trọng đặt nó ở vị trí đẹp nhất trong phòng, cạnh chiếc cửa sổ. Mỗi tối, sau khi học bài, em sẽ mở hộp nhạc ra, để nghe và ngắm cô vũ công xoay vòng trong ấy. Cảm giác vừa vui vẻ vừa thư giãn đến lạ.
Câu trả lời của bạn: 19:30 10/12/2021
Từ giữa thế kỉ 18 những người dân làm nghề sơn mài từ miền Bắc, miền Trung di dân vào Đồng Nai, Gia Định và Bình Dương. Ban đầu khi đến Thủ Dầu Một Bình Dương họ chỉ lo khai khẩn đất hoang làm nông lo kinh tế gia đình. Sau này kinh tế ổn định trong thời gian rãnh rỗi để tưởng nhớ về quê hương họ đã cho ra đời những bức tranh sơn mài. Những người dân giàu có trong vùng biết đến tác phẩm tranh sơn mài họ đem lòng yêu thích và mua. Từ đó họ có nguồn thu nhập từ việc làm tranh sơn mài, làng sơn mài bắt đầu hình thành từ đây và nổi tiếng khắp miền Đông Nam Bộ được lưu truyền cho đến ngày nay. Nét đẹp truyền thống của sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ chính là sự tinh xảo, nhẹ nhàng, thanh thoát trong mỗi chi tiết, đường nét. Đặc biệt, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp được một số chuyên gia đánh giá có tính năng chịu đựng được cả ở vùng khí hậu hàn đới châu Âu khi không bị bong nứt hoặc biến dạng. Dẫu vậy, sản phẩm sơn mài truyền thống cũng đối mặt với nhiều thách thức do điều kiện kinh tế thị trường; nguyên vật liệu thiếu dần, giá thành cao; nguồn lao động thiếu hụt; phần lớn các cơ sở sản xuất còn tồn tại hoạt động thì nhỏ lẻ, khó khăn nguồn vốn; sản xuất gia công các công đoạn thiếu sự đồng bộ, gắn kết giữa các cơ sở trong sản xuất; nhu cầu khách hàng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao…Làm sao để làng nghề không bị mai một? Để vực dậy làng nghề truyền thống, Bình Dương đã lập hồ sơ xin công nhận nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và đến năm 2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận. Cũng thời điểm tỉnh Bình Dương bắt đầu xây dựng "Ðề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp” do các sở, ngành trong tỉnh thực hiện. Thế nhưng đề án vẫn không được thực hiện do "quả bóng" trách nhiệm được đá đi đá lại. Đến tháng 5/2017, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục giao thành phố Thủ Dầu Một phối hợp nghiên cứu “Ðề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp”. Riêng bản thân em em cần phải cố gắng giữ gìn và phát huy cũng như là quảng bá làng nghề truyền thống ấy. Đó là một nét đẹp và là niềm tự hào của người dân Bình Dương vì đã được"Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp"từ bao thế hệ nay.
Câu trả lời của bạn: 19:28 10/12/2021
1. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.
- Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.
Câu trả lời của bạn: 19:20 10/12/2021
Mk viết về cây phượng nha!
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!
Câu trả lời của bạn: 19:18 10/12/2021
Nguồn sáng là vật thể có khả năng phát ra ánh sáng.
Ví dụ như đèn led, đèn sợi đốt, mặt trăng, mặt trời...
Vật sáng bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Dựa vào định nghĩa ta chia vật sáng làm hai loại:
+ Nguồn sáng.
+ Vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Ví dụ: chiếc bút, mặt bàn, Mặt trăng….