
Nguyễn Quang Huy
Sắt đoàn
0
0
Cho đoạn văn sau :
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết trong thời kì nào? Tìm luận điểm của đoạn văn?
b, Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
c, Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào để so sánh với tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Theo em, việc sử dụng hình ảnh đó có tác dụng gì?
"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".
(Nguyễn Quỳnh)
Câu 1 Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2Chỉ rõ công dụng của dấu ba chấm trong câu văn: “Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".
Câu 3Tìm cụm chủ - vị, phân tích và cho biết tác dụng của cụm chủ - vị đó trong câu văn sau: “Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,… mà người ta gọi là loài chim giang hồ”.
Câu 4 Nêu nội dung của đoạn văn trên.
Câu 5 Qua đoạn văn trên tác giả muốn gửi gắm tới người đọc điều gì?
Câu 6Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) với câu chủ đề: “Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.