Câu 2: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 3. Kéo một chiếc hộp gỗ trên bàn thông qua lực kế. Kết quả cho thấy khi lực kế nhỏ hơn 12N hộp gỗ vẫn đứng yên, khi lực kế chỉ 12N hộp gỗ chuyển động thẳng đều. Hãy cho biết ma sát có đặc điểm nào trong những nhận xét dưới đây?
A. Ma sát lăn của chiếc hộp với mặt bàn có độ lớn là 12N.
B. Ma sát trượt của miếng gỗ với mặt bàn co độ lớn nhỏ hơn 12N.
C. Ms nghỉ của miếng với mặt bàn nhỏ hơn 12 N, còn ms trượt có giá trị là 12N.
D. Khi lực kéo bằng 12N thì giữa miếng gỗ và mặt bàn không còn lực ma sát.
Câu 4. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 750000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1452000 N/m2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tàu đang lặn sâu xuống B. Tàu đang nổi lên từ từ
C. Tàu đang chuyển động theo phương ngang
D. Các phát biểu trên đều đúng
Câu 6:.Hãychọn phương án đúng khi thảo luận về bình thông nhau.
A. Trong bình thông nhau, nhánh nào tiết diện càng lớn thì áp suất chất lỏng ở đấy càng nhỏ.
B. Trong bình thông nhau, nhánh nào tiết diện càng lớn thì áp suất chất lỏng ở đấy càng lớn.
C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
D. Trong bình thông nhau chứa một chất lỏng đứng yên đồng nhất. Tại cùng một độ cao so với mặt thoáng áp suất tại hai điểm bất kỳ trên hai nhánh có thể khác nhau.
Câu 7. Độ lớn của lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào đâu? Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các phương án dưới đây.
A. Trọng lượng của vật chiếm chỗ. B. Hình dạng của vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
D. Phụ thuộc vào cả 3 yếu tố A, B, C trên.
Câu 8. Nhúng ngập 3 miếng kim loại khác nhau (đồng, nhôm, bạc) có cùng thể tích vào trong cùng một chất lỏng, biết trọng lượng riêng của bạc lớn hơn trọng lượng riêng của đồng, trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm. ý kiến nào sau đây là đúng khi nhận xét về lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật?
A. Fbạc > Fđồng > Fnhôm B. Fbạc < Fđồng < Fnhôm
C. Fđồng > Fbạc > Fnhôm D. F bạc = Fđồng = Fnhôm
Câu 9. Ba quả cầu đặc được làm bằng 3 chất khác nhau là đồng, bạc, nhôm có khối lượng bằng nhau cùng được nhúng ngập trong nước. Hãy so sánh lực đẩy mà nước tác dụng lên chúng? Lựa chọn phương án đúng trong các phương án so sánh dưới đây.
A. Fnhôm > Fđồng > Fbạc. B. Fnhôm < Fđồng < Fbạc.
C. Fnhôm = Fđồng = Fbạc. D. Cả ba trường hợp trên đều không đúng.