Phương Nhi
Sắt đoàn
10
2
Câu hỏi ôn tập Sinh 8
Câu 1: Tiết ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên là vai trò của?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu
D. Huyết tương
Câu 2: Nhóm máu A không truyền được cho người có nhóm máu B vì?
A. Hồng cầu bị kết dính
B. Kháng thể bị kết dính
C. Huyết tương bị kết dính
D. Tiểu cầu bị kết dính
Câu 3: Mỗi chu kì co dãn của tim là 0,8s tróng đó tim được nghỉ ngơi hoàn toàn
bao nhiêu giây (s) để phục hồi khả năng làm việc?
A. 0,3s
B. 0,4s
C. 0,5s D. 0,7s
Câu 4: Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu là?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu D. Huyết tương
Câu 5: Mao mạch phân nhánh nhiều, thành mạch mỏng phù hợp với chức năng?
A. Trao đổi chất C. Máu vận chuyển theo 1 chiều
B. Nối động mạch với tĩnh mạch D. Máu lưu thông dễ dàng
Câu 6: Vết thương chảy máu nhanh, nhiều, thành tia là dạng chảy máu gì?
A. Mao mạch B. Tĩnh mạch
C. Động mạch D. Tĩnh mạch và mao mạch
Câu 7: Chứa hêmôglôbin (Hb) có chức năng vận chuyển O2 và CO2 là?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu D. Huyết tương
Câu 8: Gặp trường hợp ngưng thở do ngạt khí, bạn có thể làm gì?
A. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực thiếu khí.
B. Tiến hành hà hơi thổi ngạt.
C. Ép tim nếu nạn nhân ngừng tim.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán của?
A. O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.
B. CO2 từ máu vào tế bào, O2 từ tế bào vào máu.
C. O2 từ máu vào phế nang, CO2 từ phế nang vào máu.
D. CO2 từ máu vào phế nang, O2 từ phế nang vào máu.
Câu 10: Khi gặp người bị đuối nước, ta cần ưu tiên bước nào trước? A. Loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược.
B. Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
C. Móc họng để nạn nhân ói ra nước.
D. Thực hiện ép tim
Câu 11: Câu nói “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
A. Tránh bị nghẹn hoặc hóc khi nuốt
B. Thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ nhiều hơn
C. Do ăn nhiều nên cần nhai kĩ
D. Do ăn ít nên cần nhai kĩ
Câu 12: Khi nuốt thức ăn, nắp thanh quản đóng lại vì?
A. Giúp nuốt dễ hơn
B. Thức ăn không bị lọt vào khí quản
C. Thức ăn không bị sặc lên mũi
D. Hiệu quả tiêu hóa tăng
Câu 13: Trong nước bọt có loại enzim gì giúp biến đổi tinh bột chín thành đường
mantôzơ?
A. Pepsin
C. Pepsinogen
B. Lipaza
D. Amilaza
Câu 14: Biện pháp để tăng dung tích sống, giảm lượng khí cặn trong phổi là?
A. Hít thở bình thường
B. Thường xuyên hít thở sâu (hít vào, thở ra gắng sức)
C. Tập nín thở càng lâu càng tốt
D. Lao động gắng sức
Câu 15: Vì sao không nên đốt củi hoặc than trong phòng kín?
A. Dễ bị ngạt khí CO dẫn đến tử vong.
B. Thiếu khí O2 do cần cho sự cháy.
Câu 16: Miễn dịch có được sau khi tiêm vacxin là loại miễn dịch gì?
A. Bẩm sinh
C. Nhân tạo
B. Tập nhiễm D. Đáp án khácCâu 17: Thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ở đâu?
A. Dạ dày C. Thực quản
B. Ruột già
D. Ruột non
Câu 18: Prôtêin trong thức ăn bị phân hủy bởi enzim pepsin nhưng prôtêin trong
thành dạ dày và ruột non thì không, vì sao?
A. Do enzim pepsin không đủ
B. Do lớp niêm mạc được phủ bởi lớp chất nhầy
C. enzim pepsin chỉ có tác dụng với thức ăn
D. Đáp án khác
Câu 19: Chất dinh dưỡng được tích lũy hoặc loại bỏ, chất độc bị khử là chức năng
của?
A. Gan
B. Thận
C. Ruột già
D. Ruột non
Câu 20: Những chất không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa gồm?
A. Lipit, nước, vitamin
B. Nước, muối khoáng, vitamin
C. Đường, nước, prôtêin
D. Sữa, đường, cháo
Câu 21: Với vết thương chảy máu nhanh, nhiều (chảy máu động mạch) ở tay, cần
sơ cứu bằng cách?
A. Bịt miệng vết thương càng chặt càng tốt
B. Đến ngay bệnh viện
C. Buộc garô rồi băng miệng vết thương lại
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 22: Đau bụng bên phải, sốt nhẹ và buồn nôn là dấu hiệu nhận biết của bệnh gì?
A. Đau ruột thừa C. Đau dạ dày
B. Đau đại tràng D. Đau tá tràng
Câu 23: Bộ phận nào không thuộc ống tiêu hóa ở người?
A. Lưỡi C. Hậu môn
B. Ruột thừa D. Cả A và B đều đúng
Câu 24: Để tránh cong vẹo cột sống, cần lưu ý điều gì?
A. Ngồi đúng tư thế, mang vác đều 2 bên.B. Ăn uống đủ chất, lao động gắng sức
C. Thường xuyên rèn luyện TDTT
D. Chỉ mang vác bên vai thuận
Câu 25: Để hạn chế bệnh tim mạch, chúng ta cần:
A. Ăn không quá mặn hoặc quá ngọt
B. Giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái
C. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, hêrôin…
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
A. Thanh quản B. Thực quản
C. Khí quản D. Phế quản
Câu 27: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
D. Tất cả các phương án trên
Câu 28: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?
A. Động mạch chủ
B. Động mạch vành tim
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Tĩnh mạch phổi
Câu 29: Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ?
A. Dạ dày B. Gan
C. Phổi D. Não
Câu 30: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit C. Côlesterôn
B. Ơstrôgen D. Testosterôn
Câu 31: Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết áp
lớn nhất ?
A. Động mạch cảnh ngoài
B. Động mạch chủ
C. Động mạch phổi
D. Động mạch thận.
Câu 32: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến
sẵn
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
D. Tất cả các phương án trênCâu 33: Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?
A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)
B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ
hãi kéo dài
Câu 34: Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có
A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn
Câu 35: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong
cơ thể.
A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn =>
hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa =>
hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh
dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống
tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 36: Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu
hóa?
A. Vitamin C. Protein
B. Gluxit D. Lipit
Câu 37: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ
phận nào dưới đây ?
A. Khoang miệng
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Tất cả các phương án
Câu 38: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị.
2. Tiết nước bọt
3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
A. 1,2,4,6
B. 1,4,6,7
C. 2,4,5,7
D. 1,4,6,7
Câu 39: Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày:
A. Hòa loãng thức ăn
B. Thức ăn thấm đều dịch vị
C. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn
D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài
Câu 40: Nhờ đâu mà ruột non có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng với hiệu quả cao?
A. Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp
B. Niêm mạc ruột non có các lông ruột, lông ruột cực nhỏ
C. Ruột non rất dài
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 41: Các chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp và không còn chất độc được
vận chuyển qua:
A. Tĩnh mạch chủ dưới
B. Tĩnh mạch chủ trên
C. Mao mạch máu
D. Mạch bạch huyết