Ngô Khuê
Sắt đoàn
20
4
Câu trả lời của bạn: 07:26 13/01/2022
Câu 2: - Tác giả cho rằng cụm từ “trả nhớ về không” trong câu Mẹ tôi “trả nhớ về không” đã nhiều năm rồi có nghĩa gì vì khi chúng chi tiêu phải cẩn trọng đồng tiền đó.
Câu trả lời của bạn: 09:59 14/11/2021
Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tài sản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hào hùng của đất nước và con người Việt. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến, với cảm hứng yêu nước, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của những chiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở thành hình tượng đẹp nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để tô thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ.
"Tây Tiến" là tên của một đơn vị bộ đội được thành lập năm 19471947, giữa những ngày đầu vô cùng gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí thức trẻ. Đơn vị này hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang tới Thượng Lào, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào và phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Bài thơ được viết ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây) cuối năm 1948, lúc Quang Dũng rời xa đơn vị chưa lâu, Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi lại là Tây Tiến. Qua nỗi nhớ cảnh vật và con người Tây Tiến, bài thơ bày tỏ niềm ngưỡng mộ những người lính trong kháng chiến chống Pháp và ngợi ca một thời gian khổ mà anh hùng trong lịch sử dân tộc. Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả ba đoạn và bốn câu kết thúc của bài thơ.
Trước hết là khổ thơ đầu của bài, Quang Dũng thể hiện sự thể hiện nỗi nhớ của mình về đoàn quân Tây Tiến thông qua nỗi nhớ ấy ta thấy được những hình ảnh bi tráng thể hiện vẻ đẹp của những anh hùng Tây Tiến:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Nỗi nhớ ấy bắt đầu bằng tiếng gọi Tây Tiến ơi. Tiếng gọi đó sao mà nghe tha thiết như thế, nó như vọng vào không gian của con sông Mã, quay ngược lại với những kỉ niệm thời xưa. Một thời đạn bom đó đã để lại nỗi ám ảnh cho những người trực tiếp tham gia chiến đấu. Cách hiệp vần ở những chữ cuối mỗi câu khiến cho câu thơ càng vang xa, ngân mãi trong đêm: “ơi, vơi, hơi”. Nó giống như lúc những anh lính tây tiến trút hơi thở mệt mỏi sau một ngày hành quân. Hai địa danh Sài Khao và Mường Lát hiện lên khắc sâu vào nỗi nhớ của tác giả. Hai địa danh ấy gắn với những cuộc hành quân của đoàn quân tây tiến. “Đêm hơi” khiến cho độc giả nghĩ tới nhiều sự vật kì vĩ, đêm hơi có thể là đêm đầy sương và hơi sương, đêm hơi còn là đêm của không khí lạnh của rừng sâu, nhưng cũng có thể là sự di chuyển nhẹ nhàng của những chiến sĩ đoàn quân tây tiến hay chính là những hơi sương trong đêm hành quân ấy thể hiện những khó khăn vất vả của đoàn quân. Những khó khăn của những người lính tây tiến lại trở nên đẹp đẽ và nên thơ trong những vần thơ của Quang Dũng. Đó là những gian nan mà những người lính phải trải qua, chính những gian nan đó lại càng tô đậm vẻ đẹp bi tráng của họ… những triền dốc khiến người ta mới nhìn đã thấy ngại, hai từ thăm thẳm trong câu thơ khiến độ hun hút của những con dốc lại càng trở nên nguy hiểm biết bao nhiêu.chưa dừng lại đó,những hình ảnh hun hút, đầu súng của những người lính đang đùa giỡn với mây trời.
Câu trả lời của bạn: 07:03 10/11/2021
BÀI LÀM:
Nguyễn Tuân là một nhà văn của phong cảnh và con người tuyệt mĩ, không ưa những cái nhàn nhạt tầm thường. Ông đến với thể loại kí như một cách để thể hiện cá tính riêng biệt của mình và nhờ đó ông đã để lại cho văn học tập bút kí “Người lái đò sông Đà” đặc sắc. Bài kí ca ngợi cảnh sắc Tây Bắc cùng vẻ đẹp toát ra từ những con người lao động giản dị đời thường mà ông lái đò là kết tinh của những vẻ đẹp ấy.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp ở những giá trị xưa cũ của một thời vang bóng: một Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, một Bát Lê trong “Bát rượu máu”, những thú vui thưởng trà, đánh cờ xa xưa. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy đã cho ra đời tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Người lái đò đó là một nhân vật khuyết danh, có thể tìm kiếm ở bất kì nơi đâu giữa cuộc sống thường nhật, nhưng lại là sự hiện diện của cái đẹp phục vụ cho chủ nghĩa duy mĩ vốn theo suốt Nguyễn Tuân trong cuộc đời. Đó là một ông lão gần 70 tuổi, đã xuôi ngược dưới dòng Đà Giang hơn trăm lần và trực tiếp cầm lái hơn 60 lần. Dưới ngòi bút người nghệ sĩ, ông lái đò hiện lên với phẩm chất đáng trọng, trở thành biểu tượng của cái đẹp miền thác dữ sóng gầm.
Binh pháp Tôn Tử từng nói :”Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, cho nên ông đò đã bất khả chiến bại hơn trăm lần trước con sông vì ông thuộc nằm lòng đối thủ của mình. Ông lái đò là người mưu trí, dũng cảm và đã thuộc nằm lòng quy luật tự nhiên của sông núi và thác dữ. Hằng ngày đối diện với thủy quái sông Đà đã tôi luyện cho ông bản lĩnh và sự tự tin, cũng như sự từng trải trước những đòn hiểm độc của nước và đá. Nước reo làm thanh viện, gió xô sóng, sóng xô đá nhưng ông vẫn bình tĩnh và phá vỡ cả ba vòng vây của trùng vi thạch trận. Mỗi vòng ông lại có một binh pháp riêng: Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”. Dù bị thương nhưng ông vẫn nén vết đau vì biết rằng mình là chỉ huy của cả thuyền, phải trở thành chỗ dựa cho anh em để vượt qua sự hung hãn của con sông hay làm mình làm mẩy. Qua được trùng vi thạch trận thứ nhất, ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt” phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước” và với động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …” ông đã dễ dàng vượt qua trùng vi thạch trận thứ 2. Mỗi trùng vi thạch trận lại bố trí thêm nhiều cửa tử và cửa sinh ít dần. Nếu không phải là người giàu kinh nghiệm và dũng cảm hết mực, con thuyền ông lái đã có thể tan xác dưới ngọn nước phía dưới. Bước vào trùng vi thứ ba lại là một hành trình gian nan hơn: ít cửa hơn nhưng “bên phải, bên trái toàn là cửa chết cả”. Cửa sinh nằm ở ngay giữa đống đá hậu vệ, ông đò lại như một dũng tướng đang cưỡi trên lưng con chiến mã mà “cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa” mà vượt qua thác nước để thuyền dần xuôi về nơi nước yên. Có thể nói rằng ông lái đò là dũng tướng, con thuyền là chiến mã, bọn giặc là đá và nước để rồi con người ấy kiêu hãnh vượt lên trên những kẻ thù và đưa con thuyền mình về với đích. Qua đoạn trích này ta hiểu rõ vì sao ông đò đã qua được cửa ải nước hàng trăm lần. Bởi lẽ sự dũng cảm, mưu trí và tài hoa của ông đã bồi tụ và giúp đỡ con thuyền về tới đích. Ông quả thực là người lái đò mang vẻ đẹp hùng dũng như một người dũng sĩ đang tham gia chiến đấu ngoài sa trường.
Ông đò đích thực là một người nghệ sĩ có tay lái ra hoa. Mỗi bước chuyển mình đều mềm mại và khéo léo, như thể cái máu nghệ sĩ đã ăn sâu vào tiềm thức. Ông đang làm công việc lái đò mệt nhọc nhưng đã đạt đến trình độ của người nghệ sĩ lái đò trên sông nước. “Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được. Thế là hết thác”. Con thuyền vừa lái, vừa lượn như một dòng lụa mềm mại đang bay bổng trước dòng thác lũ. Cái chất nghệ sĩ tài hoa thể hiện ở nghệ thuật chèo đò một lần nữa nâng vẻ đẹp của người lao động bình thường lên thành tuyệt mĩ. Vừa dũng mãnh, vừa tài hoa, ông đò đích thị là hiện thân của người nghệ sĩ của cái đẹp trong lao động sản xuất, chất chứa niềm tự hào và ngưỡng mộ của văn sĩ ưa những vẻ đẹp tuyệt mĩ như Nguyễn Tuân.
Không chỉ là một dũng sĩ giữa cuộc sống mưu sinh lao động, ông đò hiện ra là một người dân lao động bình thường với cuộc sống giản dị như bao người khác. Họ coi cuộc vượt thác như một điều gì đó rất đỗi giản dị và quen thuộc dẫu nó có gian khổ và nguy hiểm như nào. Giữa ánh lửa bập bùng, họ ngồi bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, tuyệt nhiên không ai nhắc về cuộc vượt thác cam go vừa trải qua lúc chiều. Những người anh hùng ấy suy cho cùng vẫn là một người lao động bình dị, họ mang trong mình những nét đẹp rất mộc mạc như bao người dân lao động khác mà thôi.
Nguyễn Tuân thực sự đã để lại cho văn học tập tùy bút cực đặc sắc. Thoát khỏi những suy tưởng, nuối tiếc những vẻ đẹp của một thời vang bóng, Nguyễn Tuân đã đưa những áng văn về gần hơn với đời sống hiện tại, ca ngợi những vẻ đẹp ở những người lao động bình dị. Con người trong văn Nguyễn Tuân vẫn luôn là những người mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng là chất nghệ sĩ toát ra từ những con người bình thường, con người lao động hằng ngày. Đó cũng làm nên nét riêng của văn Nguyễn Tuân, biến ông trở thành người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp như một nhà văn nào đó từng ca ngợi.
Văn thơ xét cho cùng đều bắt nguồn từ cuộc sống và cũng quay lại để phục vụ đời sống. Gắn liền tác phẩm của mình với cuộc sống hằng ngày, Nguyễn Tuân đã viết nên những tác phẩm đặc sắc để ca ngợi những con người lao động thời đại mới – những người mang phẩm chất cao quý đáng được đời sau ngưỡng mộ và trân trọng.
Câu trả lời của bạn: 10:42 09/11/2021
Câu chuyện về những chú lùn và người thợ đóng giày dạy chúng ta rằng đôi khi tất cả những gì chúng ta cần là một ai đó tin vào chúng ta. Niềm tin này có thể được chuyển thành hành động, từ đó có thể giúp chúng ta đạt được ước mơ của mình.
Câu chuyện về thần tiên và người thợ đóng giày là một trong những câu chuyện tôi thích nhất. Câu chuyện này nói về hy vọng, tin tưởng vào bản thân và hành động tử tế. Hành động nhân ái (tặng giày) không chỉ thực hiện được ước mơ của người thợ đóng giày mà còn giúp anh làm được nhiều đôi giày hơn cho những đứa trẻ kém may mắn hơn mình.
Câu trả lời của bạn: 19:02 08/11/2021
Tính giai cấp là 1 thuộc tính tất yếu của văn học, thể hiện qua tổng hòa các đặc điểm về đề tài, chủ đề, tư tưởng cúng các biện pháp nghệ thuật phản ánh lợi ích, ý thức, tư tưởng, tình cảm, tâm lí cách sống của 1 tầng lớp, giai cấp nhất định.
⇒Tóm lại, tính giai cấp trong văn học không phủ nhận chủ nghĩa nhân đạo mà nâng nó lên theo con đường chân chính Điều này càng được làm sáng tỏ khi trình bày về ĐCS , biểu hiện tập trung cao độ của giai cấp công nhân trong Chủ nghĩa xã hội.
Câu trả lời của bạn: 16:36 08/11/2021
Vào ngày sinh nhật tròn sáu tuổi của em, bố mẹ đã tặng cho em một món quà rất đặc biệt và ý nghĩa, đây cũng là quà chúc mừng em bắt đầu bước chân vào cánh cổng trường học. Món quà đó là một chú chó con, rất đáng yêu, em rất yêu quý nó và coi nó như một người em của mình vậy.
Con chó của em tên là Milu, là một con chó cái, năm nay nó đã được hơn một tuổi rồi, chỉ mới nuôi được một năm nhưng trông nó rất cao và to lớn, là một chú chó lai nên thân hình nó trông rất vạm vỡ, hơn hẳn các chú chó ta khác. Milu có một bộ lông rất đẹp, lông của nó có màu vàng nâu vừa dài lại vừa bóng mượt khiến cho ai cũng muốn vuốt ve, đặc biệt là chiếc đuôi dài với lông xù ra trông như một chiếc chổi lông thực sự. Hai đôi chân to và chắc nịch, bàn chân dày cộp, to hơn cả bàn tay của em, ở mỗi bàn chân sau còn có thêm một ngón, mẹ em bảo đó là huyền đề, con chó có huyền đề là những con chó rất khôn. Milu nhà em chạy rất nhanh và khỏe, nhiều lần em đi học về Milu mừng nhảy chồm lên người em, khiến em ngã ngửa, em ngã cũng phải vì Milu còn nặng cân hơn em, nó phải 35 kg còn em mới được 30 kg. Điểm em thích nhất ở con chó chính là đôi tai của nó, Milu có một đôi tai rất không cân đối với khuôn mặt bởi vì quá to, đôi tai to dựng đứng hướng về phía trước trông rất oai nghiêm. Mỗi khi con chó mừng chủ về hay được ai lại gần vuốt ve thì đôi tai lại cụp xuống ngả về hai bên trông rất đáng yêu, thế nhưng chỉ cần có tiếng người lạ hay tiếng động khác thường là đôi tai lại như lò xo bật thẳng đứng lên ngay. Milu có một đôi mắt rất đặc biệt, ban ngày nhìn đôi mắt nó to tròn và đen láy, thế nhưng ban đêm khi có ánh đèn rọi vào, mắt nó lại có màu xanh ngọc bích, có lẽ vì đôi mắt đặc biệt ấy nên loài chó có thể nhìn thấy mọi vật vào ban đêm. Chiếc mõm to với những chiếc ria mép đen nhánh, dài và cứng khiến cho ai mới đầu nhìn cũng sợ, thế nhưng nó lại rất ngoan, chỉ sủa chứ không cắn người bao giờ. Con chó nhà em rất thích ăn đồ ngọt, đặc biệt là bánh kẹo, chỉ cần nghe thấy tiếng động của vỏ bánh kẹo là nó từ đâu phi tới và ra vẻ muốn được ăn, mỗi lần cho ăn kẹo em lại được xem nó diễn trò bởi chỉ cần ném kẹo lên là Milu sẽ nhảy lên và dùng miệng của mình chộp lấy rất chính xác.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Milu và coi nó là một thành viên trong gia đình, nó không chỉ trông nhà để cho gia đình có những giấc ngủ thật ngon mà còn là niềm vui và người bạn trung thành của mọi người. Em sẽ chăm sóc cho Milu thật tốt bởi Milu chính là một người em, người bạn thân thiết của em.
Câu trả lời của bạn: 09:59 08/11/2021
I/. ĐỌC - HIỂU.
Câu 1: - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 dòng).
Câu 2: - Trên đường hành quân ra trận, hình ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm lòng chiến sĩ ,trên đường hành quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ mộng .
Câu 3: - Thiên nhiên trong đoạn thơ được miêu tả gián tiếp.
Câu 4: - Bằng những nghệ thuật điêu luyện, Quang Dũng dã thể hiện nét tài hoa của mình trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ. Bằng nghệ thuật ngôn từ độc đáo Quang Dũng dã thể hiện nét tài hoa của mình trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ.
Câu trả lời của bạn: 09:09 08/11/2021
Trường em mỗi năm đều vận động phong trào nuôi heo đất để cuối năm góp lại chút tiền mua đồ dùng học tập tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi, nơi ấy, các bạn còn nhiều thiếu thốn cần sự giúp đỡ từ mọi người.
Năm nào em cũng được mẹ mua cho con lớn đất để tiết kiệm. Qua ti vi và sách báo, em được biết những học sinh nơi miền núi xa xôi thiếu từng cuốn vở, chiếc bút, từng cái áo ấm ngày đông rét, từng đôi dép để đi, em thương các bạn vô cùng. Những quần áo cũ không mang nữa, em xếp lại một góc, những sách vở đã học, đồ dùng không dùng đến em cất cẩn thận để quyên góp gửi các bạn. Hàng ngày, em nhổ tóc sâu cho bà, làm việc nhà giúp mẹ, nếu được bố mẹ thưởng em đều nhét vào chú lợn đất để dành. Ngày tổng kết cuối năm, đập vỡ chú lợn đất, mẹ và em ngồi tính được 500.000 đồng, cộng với số tiền thưởng em được nhận khi đạt danh hiệu học sinh giỏi em gửi vào thùng quyên góp của nhà trường gửi đến các bạn. Dù biết đó là số tiền không quá lớn nhưng em rất hạnh phúc vì được đóng góp phần mình giúp đỡ những khó khăn thiếu thốn của các bạn.
Bố mẹ em cũng rất vui vì em đã biết chia sẻ với mọi người. Mẹ bảo "lá lành đùm lá rách" là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, con đã biết yêu thương, sẻ chia với các bạn nhỏ thiếu may mắn, mẹ rất vui và tự hào. Mẹ mong rằng trong tương lai con sẽ giúp đỡ được nhiều người hơn nữa, con nhé". Lời mẹ dặn khiến em càng hiểu được rằng vai trò của tình thương yêu là rất quan trọng, em sẽ cố gắng thật nhiều để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa trong cuộc sống.
Câu trả lời của bạn: 08:59 08/11/2021
Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 08:53 08/11/2021
Đáp án:
số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn 0
số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0
Số hữu tỉ 0 không phải là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm