
Trân Châu
Sắt đoàn
20
4
Câu trả lời của bạn: 21:03 02/11/2021
Đáp án: Mg
Giải thích: Khi thiếu Mg lá cây thường có màu vàng do Mg là thành phần của diệp lục
Câu trả lời của bạn: 21:01 02/11/2021
Đáp án: Mg
Giải thích: Khi thiếu Mg lá cây thường có màu vàng do Mg là thành phần của diệp lục
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:53 02/11/2021
Lịch sử văn học cổ đại Việt Nam bắt đầu từ thời thượng cổ trước thế kỉ thứ X, chủ yếu là những sáng tác truyền miệng của nhân dân như: thần thoại, truyền thuyết, ca dao…, kết thúc vào giữa thế kỉ XIX khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam..
Văn học cổ đại Việt Nam đã trải qua 9 thế kỉ phát triển, hình thanh nên hệ thống hoàn chỉnh và tạo nên nét đặc sắc sáng tỏ cho riêng mình.
Đầu tiên là văn học chữ Hán, bao gồm thơ ca, phú, sử kí, truyền kì và tùy bút…đã phát triển thành hệ thống trên toàn lãnh thổ Việt Nam. So với văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán phát triển sớm hơn và có thời gian phát triển dài hơn. Nhìn từ mặt số lượng, tác phẩm chữ Hán vượt trội hơn so với tác phẩm chữ Nôm. Địa vị của văn học chữ Hán trong lịch sử văn học Việt Nam là vô cùng quan trọng, thành tựu đạt được cũng rất to lớn.
Thứ hai, hình thưc văn học chiếm vị trí chủ đạo trong lịch sử văn học cổ đại Việt Nam là văn vần, trong đó chủ yếu là thơ ca. Thơ ca của giai đoạn văn học cổ đại Việt Nam (bao gồm thơ ca chữ Hán và thơ ca chữ Nôm quốc âm) được lưu truyền mãi mãi về sau, mênh mông cuồn cuộn, giống với văn học Trung Quốc, xứng đáng là “tinh hoa thơ ca của dân tộc”Nghệ thuật thơ ca đạt được sự phát triển và sự đề cao rất lớn. Thơ ca chữ Hán có nọi dung phong phú, hình thưc đa dạng, có thể nói là trăm hoa đua sắc, nghìn hồng vạn tía. Thi nhân Việt Nam trên cơ sở vận dụng một cách thành thạo các thể loại của thơ ca chữ Hán, đã sáng tạo nên thể thơ sáu chữ, thơ song thất lục bát chữ Hán. Thơ ca chữ Nôm quốc âm đầu tiên đã vận dụng thể thất luật của thơ ca chữ Hán mà tạo nên thể “Đường luật”. Cùng với sự chín muồi của chữ Nôm và sự phát triển của văn tự Việt Nam, thể thơ sáu chữ, song thất lục bát lại càng thích hợp với đặc điểm ngôn ngữ dân tộc nên được các thi nhân Việt Nam sử dụng rộng rãi. Thơ ca chữ Nôm trải qua 5 thé kỉ phát triển, đến thế kỉ 18 đã đạt đến thời kì đỉnh cao và huy hoàng.
Thứ ba, trong lịch sử văn học Việt Nam,văn học dân gian do nhân dân sáng tác, tập thể bổ sung hoàn thiện, lưu truyền qua các đời, trở thành một một bộ phận không thể vắng mặt của văn học Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên lịch sử của văn minh vật chất, đồng thời cũng sáng tạo nên lịch sử của văn minh tinh thần, sáng tạo nên nền văn học dân gian chân thực, đẹp đẽ, phong phú và đa dạng. Văn học đan gian Việt Nam có những đặc điểm của riêng mình. Trong lịch sử văn học Việt Nam, văn tự dân tộc dùng trong nói và viết xuất hiện khá muộn. Trước thế kỉ 13 đã xuất hiện chữ Nôm quốc âm khó đọc, khó viết, nhân dân rất ít người biết. Đến cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, chữ quốc ngữ với văn tự phiêm âm La tinh hóa dễ đọc, dễ viết mới bắt đầu được toàn dân Việt nam sử dụng phổ biến. Sự đình trệ trong phát triển văn tự Việt nam đã hạn chế rất lớn năng lực sáng tác bằng chữ quốc ngữ của nhân dân Việt Nam. Do đó, nhân dân Việt Nam chỉ có cách tốt nhất là mang những truyển thuyết ca ngợi anh hùng dân tộc, chứa đựng những đạo lí tốt đẹp và những câu truyện cổ lưu truyền lại cho đời sau qua hình thức truyền miệng Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho văn học dân gian Việt Nam đặc biệt sôi nổi, vô cùng phát triển và có được số lượng lớn tác phẩm mang nét khác biệt trong lịch sử văn học Việt Nam.
Câu trả lời của bạn: 20:48 02/11/2021
Dầu mỏ khí đốt tập trung nhiều ở Tây Nam Á hay Hoang mạc và bán hoang mạc