
Lê Chuyên
Sắt đoàn
20
4
Câu trả lời của bạn: 17:11 28/10/2021
Phượng là một loài cây thân gỗ, tán cây rất chắc và rất nhiều nhánh, là phượng um tùm đan vào nhau như dáng vẻ e thẹn, ngại ngùng. Hoa mọc từng chùm từng chùm, màu đỏ rực bắt mắt, đứng nhìn thật lâu tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp của cây phượng. Phượng đỏ đại diện cho tuổi học trò ngây ngô. Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhưng mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò… Tôi nhặt từng cánh phượng rơi rụng, xung quanh tôi trải dài toàn hoa phượng nở, tôi xếp từng cánh phượng thành hình một con bướm, vẫn là thói quen đó…mùa hè năm nào tôi cũng xếp phượng thành hình một con bướm và ép vào trang giấy trắng tinh, như lưu lại kí ức của thời thơ trẻ.
Thân phượng sần xù giống như đôi bàn tay của cha chay sần vì sương gió, gốc cây phượng có thể che hết con người tôi tựa hồ như lòng mẹ. Gần gũi, ấm áp, thân thiện. Gió thoang thoảng thổi, ngước nhìn lên cao cảm nhận được ánh nắng đang chiếu vào màu đỏ rực của hoa phượng. Lúc này đây không có ngôn từ nào để diễn tả vẻ đẹp tinh tế của cây phượng mà chỉ dám ngầm cảm nhận sự mộc mạc mà thôi.
Mùa hè của tôi như thế cũng trôi qua, nhớ về thời gian còn cắp sách đến trường, ngắm được vẻ đẹp của cây phượng cũng làm tôi cảm thấy chạnh lòng. Tháng sáu hoa phượng nở mùa thi ùa về. Chỉ riêng lũ trẻ chúng tôi mới đón được mùa phượng nở, vẫn như năm nào các đàn anh đàn chị bắt đầu bận bịu tất bật với mùa thi cử, cứ thế thoang thoảng trôi qua chỉ có lớp trẻ chúng tôi được ngắm nhìn phượng nở, Khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò.. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Phượng vấn vương kỉ niệm, tôi bồi hồi chạnh lòng về tuổi thơ.
Tuổi thơ tôi trải qua cũng được rất nhiều mùa hè, cũng rất nhiều lần nhìn thấy phượng nở. Những cây phượng đỏ rực trên con đường từ trường về nhà tôi. Tôi yêu cái màu đỏ rực của hoa phượng như điểm 10 trên bài thi. Cơn mưa rào tí tách chỉ làm ướt đi nữa thân của cây phượng, nước còn đọng lên những tán lá rủ xuống đất từng giọt, tôi đạp xe quanh hàng phượng ấy thật đẹp làm sao, tuổi trẻ là mơ, là khao khát, là hoài niệm. Rồi tôi sẽ còn thấy được bao nhiêu lần phượng nở nửa đây?
Phượng nở lòng tôi xao xuyến vấn vương tuổi trẻ mơ mộng của mình. Rồi sẽ có một ngày tôi sẽ không còn đón những mùa phượng nở, không còn trên chiếc xe đạp tí tách đến trường và vòng quanh hàng phượng nữa. Nhưng trong lòng tôi không bao giờ quên cái hình ảnh thân thương của loài cây này. Cảm ơn phượng đã cho tôi kỉ niệm thật đẹp tuổi học trò.
Câu trả lời của bạn: 16:56 28/10/2021
Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi dưới thuỷ cung ngắm cá bơi lội, nghe tiên nữ hát ca mà lòng ta vẫn âu lo nỗi buồn. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn.
Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay, xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Nghe nói vì đất nơi này còn vương vẩn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng bảy ta bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Ta thấy thế, mừng rỡ lắm, đón vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.
Nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành.
Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi đi, ta bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn: “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”
Nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.
Không bao lâu sau, Đà cầu hôn. Ta gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung. Nhưng đó quả thật là sai lầm. Ta không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu ngây thơ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.
Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh. Khi đó ta vẫn chưa biết chuyện, vẫn ung dung chơi cờ vì nỏ thần còn trong tay thì ta chẳng sợ gì. Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.
Nhưng càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta bèn kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Dù đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.
Ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp
Câu chuyện năm nào được nhân dân ta truyền nhau khiến ta càng day dứt không yên. Chỉ vì những phút giây thiếu cảnh giác mà ta làm mất nước. Đó là bài học xương máu, đau đớn dành cho ta.
Mong bạn cho mình tim nhé thx bn