Bình Bình
Sắt đoàn
5
1
1, Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi :
Trên đường đi học về , Hùng và các bạn thường gặp một bác bị mù đi bán tăm tre. Hôm ấy , Hùng và các bạn chứng kiến cảnh bác ấy bị hai anh thanh niên trêu chọc . Họ cố tình va vào bác làm bác ngã lăn ra , tủi tăm tre văng tung toé trên đường . Hai anh thanh niên còn mắng bác là đồ không có mắt rồi bỏ đi.
Câu hỏi:
a- Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của những người như bác bản tăm tre bị mù?
b- Hãy nêu nhận xét của em về thái độ, việc làm của hai anh thanh niên?
c- Em có thể làm gì để giúp đỡ bác bán tăm mù/
d- Nếu có thể nói chuyện với hai thanh niên trên, em có thể nói gì với họ?
2, Hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Gia đình Lan rất khó khăn nên bạn ấy vừa học vừa phụ mẹ bán hàng sau mỗi giờ tan học. Vào mỗi buổi tối, tranh thủ lúc vắng khách, Lan lấy sách ra đọc dưới ánh đèn hắt sang từ mái hiên của một căn biệt thự nhà bên. Nhưng mấy hôm nay, căn nhà ấy đang sửa sang nên không còn mở đèn sáng như trước nữa. Mẹ Lan thấy vậy nên bảo bạn ấy về nhà đọc sách, việc ở đây mẹ lo liệu được. Lan nhìn mẹ cười nói: " Con đã chuẩn bị cái đèn nhỏ này để đọc tạm, tuy nhỏ thôi nhưng cũng đủ ánh sáng cho con đọc."
?: Hãy rút ra ba điều cần thay đổi ở bản thân em:
Câu 11. Câu nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người:
A. Chị ngã, em nâng.
B. Môi hở, răng lạnh.
C. Máu chảy, ruột mềm.
D. Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm.
Câu 12. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người ghen ghét. B. Mọi người xa lánh.
C. Mọi người kính nể. D. Mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 13. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần kỷ luật. D. Đức tính lễ phép
Câu 14. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A.Tinh thần hợp tác.. B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước. D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 15. Dòng nào dưới đây là biểu hiện trái với yêu thương con người?
A. Vô lo vô nghĩ..
B. Vô cảm
C. Vô trách nhiệm.
D. Vô ý thức.
Câu 16: Câc câu tục ngữ sau, câu nào không nói về tính siêng năng kiên trì?:
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Nước chảy đá mòn
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 17: Câu tục ngữ “Ngày dưng thì chả chắp gai/ Đến khi có cá mượn chài ai cho” liên quan đến nội dung bài học nào?
A. Tự hào và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương con người.
C. Siêng năng kiên trì.
D. Tất cả các bài trên.
Câu 18: Câu danh ngôn: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” thể hiện điều gì?:
A. Thế nào là siêng năng kiên trì
B. B. Vai trò của siêng năng kiên trì
C. Biểu hiện của siêng năng kiên trì
D. Rèn luyện tính siêng năng kiên trì
Câu 19. Câu nói: “dễ làm, khó bỏ” có có ý gì:?
A. Phê phán người thiếu tính siêng năng kiên trì
B. Khuyên mọi người hãy lựa chọn công việc phù hợp
C. Đề cao tính năng động của con người
D. Ca ngợi trí thông minh của con người
Câu 20. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
… … … là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vũng ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại.
A. Siêng năng kiên trì
B. Siêng năng
C. Kiên trì
D. Ý nghĩa của siêng năng kiên trì
Câu 21: Câu tục ngữ nào thể hiện tính siêng năng kiên trì:
A. Có làm thì mới có ăn/ Không dưng ai dễ mang phần đến cho
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
C. Cha muốn con hay, thầy mong trò khá
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C1
Tiếp nổi, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ là thể hiện:
A. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Y nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Cách rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D.Lí do phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 2. “Tiếp nổi, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ” là câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi nào dưới đây?
A. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Cho biết cách rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. Cho biết nguyên nhân phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 3. Trong những hành vị dưới đây, hành vị nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Giữ gìn mọi thói quen, cách làm cũ của gia đình, dòng họ
B. Xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ
C. Tự ti vì gia đình không có ai học hành cao
D. Chê bai những thói quen không tốt của gia đình, dòng họ
Câu 4. Trong những hành vi đưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Chỉ làm theo cách mà ông bà, cha me đã làm
B. Bảo vệ và giữ gìn mọi thói quen cũ của gia đình, dòng họ
C. Không muốn theo nghề của gia đình vì cho rằng đó là nghề tầm thường
D. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển
Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Nói và làm những việc theo ý thích của mình, không quan tâm đến góp ý của mọi người trong gia đình, họ hàng.
B. Phê phán các thói quen xấu của gia đình, dòng họ
C. Coi trọng thanh danh của gia đình, dòng họ
D. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ
Câu 6: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không liên quan đến truyền thống của gia đình, dòng họ?;
A. Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
C. Hổ phụ sinh hổ tử.
D. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
Câu 7: Hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra là thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Thế nào là tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Ý nghĩa của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Cách rèn luyện để giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ.
D. Các truyền thống của gia đình, dòng họ.
Câu 8: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công là thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Thế nào là tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Ý nghĩa của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Cách rèn luyện để giữ gìn về truyền thống của gia đình, dòng họ.
D. Các truyền thống của gia đình, dòng họ.
Câu 9. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc
A. cần đánh bóng tên tuổi. B. vì mục đích vụ lợi
C. gặp khó khăn và hoạn nạn. D. mưu cầu lợi ích cá nhân.
Câu 10: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
B. Yêu thương con người có nghĩa là luôn mong điều tốt lành cho mọi người.
C. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ giúp đỡ những người đã từng giúp mình.
D. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ quan tâm đến những người có thể đem lại lợi ích cho mình.