Tuấn Đỗ
Sắt đoàn
10
2
Câu 1. Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,4M. B. 0,3M. C. 0,2 M. D. 0,1M.
Câu 2. Cặp chất tác dụng với nhau tạo ra muối natri sunfit là:
A. Na2O và SO3. B. NaOH và CO2. C. NaOH và SO2. D. NaOH và SO3.
Câu 3. Dãy bazơ nào tương ứng với các oxit sau: Na2O ; CaO ; Al2O3 ; Fe2O3?
A. NaOH ; CaOH ; Al(OH)3 ; Fe(OH)3
B. NaOH ; Ca(OH)2 ; Al(OH)3 ; Fe(OH)2
C. NaOH ; Ca(OH)2 ; Al(OH)3 ; Fe(OH)3
D. NaOH ; CaOH ; Al(OH)2 ; Fe(OH)2
Câu 4. Hợp chất nào sau đây tác dụng được với dd CuSO4?
A. NaOH B. Cu(OH)2 C. Fe(OH)3 D. Mg (OH)2
Câu 5. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
A. SO3. B. Al2O3. C. Na2O. D. CuO.
Câu 6. Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ mol dung dịch axit thu được là
A. 0,8M. B. 0,4M. C. 0,6M. D. 0,2M.
Câu 7. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:
A. dung dịch có màu vàng nâu. B. dung dịch có màu xanh lam.
C. dung dịch có màu lục nhạt. D. dung dịch không màu.
Câu 8. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd sau: CuCl2; Ba(OH)2; K2SO4. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được các chất trên?
A. dd NaCl B. dd Ca(NO3)2 C. dd KNO3 D. Phenol phtalein
Câu 9. Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng:
A. Giấy quì tím. B. dung dịch NaOH. C. Nước. D. Dung dịch HCl.
Câu 10. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2. B. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2.
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2. D. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2.
Câu 11. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là
A. 400 ml. B. 300 ml. C. 200 ml. D. 100 ml.
Câu 12. Axit nào tác dụng được với Mg tạo ra khí H2?
A. H2SO4 đặc, HCl. B. HNO3 loãng, H2SO4 loãng.
C. HNO3 đặc, H2SO4 đặc. D. HCl, H2SO4 loãng.
Câu 13. Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 28,8 gam. B. 27,8 gam. C. 28,7 gam. D. 27 gam.
Câu 14. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng:
A. NaOH. B. HNO3. C. Quỳ tím ẩm. D. HCl.
Câu 15. Cho 400g dung dịch BaCl2 5,2% vào dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng chất kết tủa tạo thành sau phản ứng là:
A. 32,7g B. 29,2g D. 23,3g
Câu 16. Oxit nào sau đây là oxit trung tính?
A. CO. B. CO2. C. CaO. D. SO2.
Câu 17. Axit clohiđric đều tác dụng được với các kim loại trong dãy nào sau đây?
A. Al, Fe, Mg, Zn. B. Al, Fe, Mg, Cu. C. Al, Fe, Mg, Ag. D. Al, Cu, Zn, Fe.
Câu 18. Để trung hòa hết 700 ml dung dịch H2SO4 0,5M, thể tích dung dịch KOH 12% (D = 1,15 g/ml) cần dùng là
A. 250 ml. B. 284 ml. C. 248 ml. D. 150 ml.
Câu 19: Dung dịch đồng(II) clorua tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. axit clohiđric. B. natri sunfat. C. bari nitrat. D. kali hiđroxit.
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam natri oxit vào nước, thu được 500 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch này là
A. 1M. B. 1,5M. C. 0,5M. D. 2M.
Câu 21. Hòa tan 12 gam SO3 vào nước dư, được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X cần dùng
A. 6 gam NaOH. B. 10 gam NaOH. C. 14,7 gam NaOH. D. 12 gam NaOH.
Câu 22. Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3, CO2 . B. CaO, BaO, Na2O. C. BaO, SO3, P2O5. D. K2O, P2O5, CaO.
Câu 23. Cho các chất sau: đồng(II) hiđroxit, natri hiđroxit, bari hiđroxit, kali hiđroxit. Chất bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit là
A. đồng(II) hiđroxit. B. bari hiđroxit.
C. kali hiđroxit. D. natri hiđroxit.
Câu 24. Cho 0,15 mol Na2O tác dụng với nước, thu được 200 ml dung dịch NaOH. Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 0,9M để trung hòa 150 ml dung dịch NaOH ở trên?
A. 120 ml. B. 125 ml. C. 75 ml. D. 135 ml.
Câu 25. Muối nào sau đây không điều chế từ oxit bazơ và dung dịch axit?
A. CaSO4. B. MgSO4. C. MgCO3. D. Mg(NO3)2.
Câu 26. Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X là
A. 0,5M. B. 1M. C. 0,25M. D. 2M.
Câu 27. Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là
A. 9,8 gam. B. 98 gam. C. 89 gam. D. 8,9 gam.
Câu 28. Trộn 2 dd nào sau đây sẽ có chất rắn không tan (kết tủa) xuất hiện?
A. dd ZnSO4 và DD CuCl2 B. dd NaCl và DD KNO3
C. dd Na2SO4 và DD BaCl2 D. dd BaCl2 và DD NaCl
Câu 29. Dẫn từ từ CO2 vào nước vôi trong cho đến dư, hiện tượng xảy ra là:
A. Nước vôi từ đục hóa trong, rồi lại từ trong hóa đục.
B. Nước vôi từ trong hóa đục.
C. Nước vôi từ trong hóa đục, rồi lại từ đục hóa trong.
D. Nước vôi từ đục hóa trong.
Câu 30. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí SO2 vào nước
B. Sục khí CO2 vào nước vôi trong
C. Nhỏ vài giọt dd Cu(NO3)2 vào dd BaCl2
D. Đổ dd FeCl3 vào dd KOH
Câu 31. Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng muối clorua thu được là
A. 2,075 gam. B. 3,075 gam. C. 3,4 gam. D. 4,075 gam.
Câu 32. Sắt(III) oxit tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là bazơ. B. Axit, sản phẩm là muối và nước.
C. Bazơ, sản phẩm là muối và nước. D. Nước, sản phẩm là axit.
Câu 33. Cặp chất nào đây không thể tồn tại trong dung dịch? (do tác dụng được với nhau)
A. NaOH , KNO3 B. Ca(OH)2 , NaNO3 C. Ca(OH)2 , Na2CO3 D. Ca(OH)2 , NaCl
Câu 34. Dãy chất nào sau đây gồm toàn bazơ tan?
A. NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2 B. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
C. NaOH, KOH, Cu(OH)2, Ca(OH)2. D. NaOH, Ba(OH)2, KOH, Cu(OH)2.
Câu 35. Đơn chất nào sau đây tác dụng được với dd HCl tạo ra chất khí?
A. P B. Cu C. Ag D. Fe
Câu 36. Dãy oxit nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch axit HCl?
A. ZnO, Fe2O3, BaO, CuO. B. SO3, P2O5, K2O, MgO.
C. SiO2, Al2O3, CuO, CO2. D. SiO2, Mn2O7, Al2O3, FeO.
Câu 37. Chất được sử dụng để trung hòa axit là
A. Al(OH)3. B. Fe(OH)2. C. NaOH. D. Cu(OH)2.
Câu 38. Chất nào sau đây khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng?
A. Cacbon đioxit. B. Magie oxit.
C. Điphotpho pentaoxit. D. Canxi oxit.
Câu 39. Để hòa tan hoàn toàn 5,1 gam oxit một kim loại hóa trị III người ta phải dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Đó là oxit của kim loại nào?
A. Không xác định được B. Kim loại khác
C. Al D. Fe
Câu 40. Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M. Muốn phản ứng trung hòa hoàn toàn thì phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu (trong các giá trị sau)?
A. 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. B. 400 ml dung dịch NaOH 0,5M.
C. 350 ml dung dịch HCl 1M. D. 400 ml dung dịch HCl 1M.
Câu 41. Trộn 2 dd nào sau đây sẽ có chất rắn không tan (kết tủa) xuất hiện?
A. dd ZnSO4 và DD CuCl2 B. dd BaCl2 và dd AgNO3
C. dd NaCl và DD KNO3 D. dd Na2SO4 và DD AlCl3
Câu 42. Dung dịch tác dụng với CuO, thu được dung dịch có màu xanh lam là
A. Dung dịch Na2CO3. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Dung dịch HCl.
Câu 43. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục SO2 vào nước
B. Nhỏ vài giọt dd Cu(NO3)2 vào dd BaCl2
C. Đổ dd FeCl3 vào dd KOH
D. Sục khí CO2 vào nước vôi trong
Câu 44. Dãy chất nào sau đây gồm toàn bazơ tan?
A. NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2 B. NaOH, KOH, Cu(OH)2, Ca(OH)2.
C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 D. NaOH, Ba(OH)2, KOH, Cu(OH)2.
Câu 45. Chất làm quỳ tím hóa xanh là:
A. Na2SO4 B. NaOH C. NaCl D. HCl
Câu 46. Đơn chất nào sau đây tác dụng được với dd HCl tạo ra chất khí?
A. Cu B. Ag C. Zn D. P
Câu 47. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 2,33 gam. B. 1,86 gam. C. 23,30 gam. D. 18,64 gam.
Câu 48. Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 2,5M để trung hòa hết 160 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,5 g/ml).
A. 0,2 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,1 lít.
Câu 49. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. dung dịch xút. B. dung dịch nước vôi trong.
C. H2O cất. D. dung dịch HCl.
Câu 50. Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím hóa đỏ?
A. K2SO3. B. KOH. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 51. Sau khi đốt photpho đỏ trong bình có một ít nước. Lắc bình một lúc, dung dịch trong bình
A. làm quì tím chuyển sang màu đỏ. B. làm quì tím mất màu.
C. không làm thay đổi màu quì tím. D. làm quì tím chuyển sang màu xanh.
Câu 52. Dãy các oxit tác dụng được với dung dịch HCl là
A. SO2, CaO, CuO, FeO. B. CuO, CaO, Na2O, FeO.
C. NO, Na2O, CuO, Fe2O3. D. CO, CaO, CuO, FeO.
Câu 54. Trộn 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150 ml dung dịch HCl 0,06M, thu được 200 ml dung dịch X. Nồng độ mol của muối BaCl2 trong dung dịch X là
A. 0,17M. B. 0,08M. C. 005M. D. 0,01M.
Câu 55. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3. Nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,15M và 0,09M. B. 0,1M và 0,05M. C. 0,15M và 0,05M. D. 0,1M và 0,05M.
Câu 56. Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K2CO3. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 0,2M. B. 0,1M. C. 2M. D. 1M.
Câu 57. Hợp chất nào sau đây tác dụng được với dd CuSO4?
A. Cu(OH)2 B. Mg (OH)2 C. Fe(OH)3 D. KOH
Câu 58. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Na2O. B. SO2. C. Al2O3. D. CO.
Câu 59. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd sau: KOH; Ba(OH)2; K2SO4. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được các chất trên?
A. DD KNO3 B. DD Ca(NO3)2 C. Qùy tím D. KCl
Câu 60. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí
A. SO2. B. SO3. C. H2S. D. CO2.
Câu 61. Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được dung dịch màu xanh là
A. Mg. B. BaCl2. C. CuO. D. MgO.
Câu 62. Chất làm quỳ tím hóa xanh là:
A. CuCl2 B. NaCl C. Ba(OH)2 D. HCl
Câu 63. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?
A. CO2. B. NaOH. C. Fe. D. CaO.
Câu 64. Để hòa tan hoàn toàn 5,1 gam oxit một kim loại hóa trị III người ta phải dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Đó là oxit của kim loại nào?
A. Al B. Không xác định được
C. Fe D. Kim loại khác
Câu 65. Cặp chất nào đây không thể tồn tại trong dung dịch? (do tác dụng được với nhau)
A. NaOH , KNO3 B. Ca(OH)2 , NaNO3 C. Ba(OH)2 , Na2SO4 D. Ca(OH)2 , NaCl
Câu 66. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 17,645 gam. B. 18,645 gam. C. 17,475 gam. D. 16,475 gam.
Câu 67. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Zn, Ag. B. Zn, Fe, Cu. C. Fe, Cu, Mg. D. Zn, Fe, Al.
Câu 68. Fe(OH)3 phản ứng được với dãy chất nào sau đây?
A. ZnO, Na2O, CO2 B. HCl, CuO, NaCl C. H2SO4, NaNO3, SO2 D. HNO3, HCl, H2SO4
Câu 69. Hòa tan hết 12,4 gam natri oxit vào nước, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X là
A. 0,4M. B. 0,8M. C. 0,6M. D. 0,2M.
Câu 70. Phản ứng xảy ra vừa đủ giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 thuộc loại
A. phản ứng oxi hoá – khử. B. phản ứng thế.
C. phản ứng trung hoà. D. phản ứng hoá hợp.
------ HẾT ------
Bài 2:Tính
a.căn bậc 3 của 125*căn bậc 3 của -216 -căn bậc 3 của 512*căn bậc 3 của 1/8
b.2 căn 80+3 căn 45-căn 245
c.3/2+căn 3 +13/4-căn 3 +6/căn 3
Bài 3:Giải pt:
a.căn x^2-4x+4=5
b.căn 16x+16 -3 căn x+1 +căn 4x+4=16-căn x+1
Bài 1:Tìm điều kiện
a.căn 1/2-x
b.căn (3-x)+1/x
Bài 2:Tính
a.căn bậc 3 của 125*căn bậc 3 của -216 -căn bậc 3 của 512*căn bậc 3 của 1/8
b.2 căn 80+3 căn 45-căn 245
c.3/2+căn 3 +13/4-căn 3 +6/căn 3
Bài 3:Giải pt:
a.căn x^2-4x+4=5
b.căn 16x+16 -3 căn x+1 +căn 4x+4=16-căn x+1
Bài 4:Rút gọn
A=a^2+căn a/a-căn a+1 =2a+căn a/căn a+ (a>0)
Trục căn ở mẫu
a,6/căn 20
b,5/3 căn 5
c,4/3 căn 20
d,2 căn 2+3/5 căn 2
e,4/căn 3+1
g,3/căn 5-1
h,3+căn 2/3-căn 2
i,b/3+căn b
k,a/2 căn a-1
m,3/căn 7-căn 5
1/căn x-căn y
b/3+căn b
2ab/căn a-căn b
Đọc đoạn trích ưới đây và trả lời các câu hỏi sau
Xe chạy chầm chậm...Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau,tôi đuổi kịp.Tôi thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi,và khi trèo lên xe,tôi ríu cả chân lại.Mẹ tôi vừa kéo tay tôi,xoa đầu tôi hỏi,thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
-Con nín đi!Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe.Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn,làm nổi bật màu hồng của hai gò má.Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?Tôi ngồi trên đệm xe,đùi áp dùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất di bỗng lại mơn man khắp da thịt.Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường
-Tác giả,tác phẩm trong đoạn trích trên
-Trường từ vựng có trong đoạn trích
-Phép tu từ có trong đoạn trích
-Phương thức biểu đạt có trong đoạn trích
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục [12] đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
-Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào,tác giả là ai?
-Những trường từ vựng noà có trong đoạn trích trên?
-Phương thức biểu đạt là gì?
-Phép tu từ gì?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
-Hãy cho biết tác giả,tác phẩm của đoạn trích trên?
-Hãy cho biết những trường từ vựng nào có trong đoạn trích trên?
-Phép tu từ gì có trong đoạn trích trên?
-Phương thức biểu đạt nào?