Đăng nhập
|
/
Đăng ký
t

tran bach quang

Cấp bậc

Sắt đoàn

Điểm

40

Cảm ơn

8

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Câu 5: Cho đoạn văn bản sau:
“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi
trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa
rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng
Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Nêu tên tác giả, tác phẩm và xuất xứ của tác
phẩm chứa đoạn trích trên?
2. Ý nghĩa của cụm từ “nghi gia nghi thất” trong đoạn văn trên là gì?

Câu trả lời của bạn: 10:29 21/08/2023

1. Đoạn văn trên của Vũ Nương nói với Trương Sinh .
Tác giả: Nguyễn Dữ.
Tác phẩm: " Chuyện người con gái Nam Xương " Thể loại :Truyện truyền kì
Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
2.Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là: ý nói nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Câu 3: Phép tu từ được sử dụng trong câu văn ''Nay đã bình rơi trâm gãy... Vọng Phu kia nữa'' là: phép ẩn dụ. - '"trâm gãy gương tan": tình duyên đứt đoạn, gia đình đổ vỡ.

Câu hỏi:

“Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng,vì có cái thú vui nghi gia nghi thất.Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thắm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa”.

Câu1:Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?Tác giả của đoạn trích trên?Nhân vật trong đoạn trích là ai?Câu nói trên trong hoàn cảnh nào?

Câu2:Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩ là j

Caau3: chỉ ra cụ thể phép tu từ được sử dụng trong câu văn”Nay đã bình rơi trâm gãy…..Vọng Phu kia nữa”.Nội dung của câu nói trên?

Câu 4:từ nhân vật Vũ nương trong truyện người con gái Nam xương em hãy viết đoạn văn 10 câu nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ xã hội phong kiến

Câu trả lời của bạn: 10:15 21/08/2023

Câu 1:Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?Tác giả của đoạn trích trên?Nhân vật trong đoạn trích là ai?Câu nói trên trong hoàn cảnh nào?

- Đoạn trích trên thuộc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

- Nhân vật trong đoạn trích là nhân vật người vợ Vũ Nương.

- Câu nói trên được nói trong hoàn cảnh Vũ Nương bị chồng nghi oan nàng hai lòng, không chung thủy. 

Câu 2:Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là:

Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.

Câu 3: chỉ ra cụ thể phép tu từ được sử dụng trong câu văn”Nay đã bình rơi trâm gãy…..Vọng Phu kia nữa”.Nội dung của câu nói trên?

- Để thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng của Vũ Nương, tác giả đã sử dụng 1 loạt hình ảnh ước lệ diễn tả sự chia lìa lứa đôi, lời nói cùa nàng lúc này có cả tiếng than nức nở bởi ngay cả nỗi đau khổ chờ chồng thành hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm lại. Đó là những lời tuyệt vọng đành cam chịu hoàn cảnh, số phận.

- Biện pháp tu từ Ẩn dụ được sử dụng trong câu văn

  + "bình gãy trâm tan"
  + "liễu tàn trước gió"
  + "nước thẳm buồm xa"
  + "kêu xuân cái én lìa đàn"
  + "sen rũ trong ao"

- Nội dung của câu thơ cho thấy sự tan vỡ trong cuộc hôn của Vũ Nương và chồng Trương Sinh

Câu 4: Từ nhân vật Vũ nương trong truyện người con gái Nam xương em hãy viết đoạn văn 10 câu nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ xã hội phong kiến.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son..."

Tìm lại những trang thơ, bài văn của nền văn học cũ Việt Nam, không khó để tìm thấy những bóng dáng và  hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam xưa: Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình lẫn nhân cách. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt cuộc đời người phụ nữ “ bảy nổi ba chìm với nước non” bỗng hiện như hình ảnh nàng Vũ Nương ngày ấy!


Câu hỏi:

Một ô tô ở địa điểm A ; 1 xe máy ở địa điểm B cách nhau 60km , khởi hành cùng 1 lúc đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 40phút .Biết vận tốc ô tô lớn hơn xe máy 10km / h
a) Tính vận tốc mỗi xe ?
b) Hai xe gặp nhau sau đó đi tiếp 30phút nữa thì dừng lại
Hỏi khoảng cách của 2 xe là bao nhiêu ?

Câu trả lời của bạn: 10:14 21/08/2023

Gọi vận tốc xe máy là: x (km/h) (Đk: x > 0)

⇒ Vận tốc ô tô là: x + 10 (km/h)

Có: Quãng đường xe máy đi được là 3x4(km)

Quãng đường ô tô đi được là:3(x+10)4(km)
Theo đầu bài, ta có PT:3x4+3(x+10)4=60
⇔x=35(tm)
Vậy: Vận tốc xe máy là 35 km/h và vận tốc ô tô là: 35 + 10 = 45 km/h

Câu hỏi:

Phân TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG BÀI ĐỒNG CHÍ
 

Câu trả lời của bạn: 10:07 21/08/2023

Chính Hữu là nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp lần hai. Với phong cách thơ nhỏ nhẹ, đằm thắm, trữ tình thiết tha, Chính Hữu để lại rất nhiều những bài thơ hay, độc đáo cho nền văn học dân tộc. Tập thơ "Đầu súng trăng treo" với bài thơ "Đồng chí" là một trong những thi phẩm xuất sắc, điển hình, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Chính Hữu. Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị cao cả của người lính cách mạng, anh vệ quốc quân năm xưa. Bài thơ là bức chân dung đẹp về người lính cụ Hồ.

Tác phẩm được viết vào khoảng đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội của mình tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947. Với cái nhìn chân thực của người lính – người trong cuộc, người trực tiếp cầm súng ra mặt trận, Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp sống động từ hoàn cảnh xuất thân đến tâm hồn và ý chí nghị lực mạnh mẽ, dũng cảm, chan chứa tình đồng chí của người lính cách mạng. Trước hết, họ là những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước và chứa chan tinh thần yêu nước, trách nhiệm với quê hương dân tộc:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá."

Thành ngữ "nước mặn đồng chua", gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Đó là xuất phát điểm về hoàn cảnh xuất thân và cuộc sống của những chàng trai nông dân chân lấm tay bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa, chỉ quen với tay cuốc, tay cày sau lũy tre làng. Thế nhưng, khi tổ quốc lâm nguy, họ đã sẵn sàng gác lại tất cả những gì quí giá nhất, thân thiết nhất nơi làng quê để ra đi chiến đấu:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."

Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa… là những hình ảnh giản dị, quen thuộc ở mọi làng quê Việt Nam. Có lẽ lúc này người lính đang rất nhớ tới quê hương, nơi có gia đình, người thân, có ruộng nương, gian nhà, những tình cảm đẹp đẽ của họ từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành. Nhưng từ “mặc kệ” đã cho thấy sự quyết tâm ra đi của những người lính; họ gửi lại quê hương, ruộng nương, gian nhà và cả những tình cảm buồn vui của thời thơ ấu cho người thân yêu để lên đường cầm súng đánh giặc cứu nước. Tinh thần hi sinh mạnh mẽ ấy đã được nhà thơ Thanh Thảo bộc bạch bằng lời thơ của mình:


Câu hỏi:

Viết đoạn văn khoảng 5 − 7 dòng trình bày một bài học hoặc kinh nghiệm sống mà em rút ra được từ việc đọc hiểu đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm tảo vàng.

Câu trả lời của bạn: 10:06 21/08/2023

Cuộc sống là một chặng đường dài mà ở đó luôn có những khó khăn cản bước, điều qua trọng là bạn có dám dũng cảm đương đầu với nó hay không. Hành trình đi đến sự hoàn thiện bản thân là một con đường dài, gian nan, nhưng kết quả nó đem lại thì vô cùng ý nghĩa và có giá trị. Khi bạn giữ cho mình ý chí sắt son, bình tĩnh đối mặt thì sự đối mặt đó không phải dẫn ta đến thất bại, mà nó giúp mỗi người được rèn giũa được tôi luyện nhân cách bản thân, khiến mỗi người được hoàn thiện hơn: "chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện lên những thanh sắt cứng rắn".

Câu hỏi:

Biểu cảm về loài cây mà em yêu thích

Câu trả lời của bạn: 10:05 21/08/2023

Thế giới quanh ta là thiên nhiên diệu kì. Đặc biệt, thiên nhiên với muôn ngàn loài cây luôn làm ta ấn tượng, yêu quý. Còn với riêng em, em yêu quý nhất cây đào.

Cây đào là loài cây quen thuộc với ngày Tết của dân tộc ta. Nó là loài cây đặc trưng cho miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Những cành cây vươn ra rộng rãi. Cành lá của nó làm em liên tưởng đến non xanh, xuân nồng nàn thi vị. Những bông hoa nhỏ hồng mơn mởn điểm tô cho vẻ đẹp bình dị của nó. Đào không nở quanh năm mà chỉ đến vào dịp Tết nên luôn luôn đặc biệt, ấn tượng với mỗi người. Những nụ hoa chúm chím làm em nghĩ nhiều về vẻ e ấp, dịu dàng.

Em yêu quý đào vì nó là loài cây đặc trưng của miền Bắc vào Tết đến xuân sang. Đào bình dị nhưng gắn liền với tuổi thơ em nồng nàn. Tuổi thơ đã từng khao khát nhà có một cây đào mộc mạc để háo hức vui tươi trong ngày Tết. Cây đào thơm với vẻ bình dị, mơ màng. Đào mang đến cho em muôn ngàn niềm vui, niềm hạnh phúc. Đào gửi trao cho em những ấn tượng về một loài cây mảnh dẻ nhưng kiên cường, mơ màng.

Kỉ niệm đặc biệt của em với cây đào gắn với bao niềm vui thú. Ngày bé khi gia đình không có tiền mua đào, đi đến đâu em cũng thèm muốn. Thèm muốn có một cây đào xinh tươi, nó là khao khát của tuổi thơ nghèo khó. Và ngày bố mẹ mua cây đào vào dịp Tết năm ấy, niềm vui nhân lên vô hạn. Em biết ơn bố mẹ và háo hức vô cùng. Chăm chút từng chút cho đào, lòng em thấy vui sướng và mênh mông vô hạn. Ngày nào em cũng chăm chút, ngắm nghía đào đến vô cùng. Theo lời bố mẹ nói, ngắm nhiều quá có khi đào không ra hoa. Em hiểu đó chính là vì sự háo hức, vui sướng của em ngày có cho mình một cây đào xinh tươi.

Đào là loài cây đặc trưng cho Tết. Vẻ đẹp của đào là vẻ đẹp của tự nhiên bình dị nhưng rất đỗi đẹp xinh. Sự xinh đẹp của đào làm em thấy yên lòng, nhẹ nhàng, mơ màng vô cùng. MOng rằng mỗi người đều có cho mình một nàng đào xinh đẹp, một loài cây để nhớ thương và gắn bó.


Câu hỏi:

Cảm nhận về bài ca dao:
thân em như chổi đầu hè
để người mưa gió đi về chùi chân
chùi rồi lại vứt ra sân
gọi người hàng xóm có chân thì chui

Câu trả lời của bạn: 10:03 21/08/2023

Bài ca dao cho chúng ta thêm hiểu về thân phận và nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. So sánh "thân em" với "chổi đầu hè" gợi về sự rẻ mạt, sự hèn kém. Xã hội trọng nam khinh nữ khiến người phụ nữ chỉ mãi là một món hàng, một món đồ thừa vô dụng. Và chỉ khi cần, họ mới được trưng dụng, và cái sự trưng dụng ấy cũng chẳng hề được nể nang khi mà được dùng để "chùi chân". Ngỡ tưởng ròi họ sẽ được nâng niu, được gìn giữ, nhưng thực tế cách đối xử của người chồng, của xã hội với họ làm ta thêm thương khi mà "chùi rồi lại vứt ra sân". Vậy thì người phụ nữ sẽ đi đâu về đâu. Cách người đàn ôn coi khinh người phụ nữ khiến ta thương cảm vô cùng. Hóa ra họ chỉ là môt món hàng khổ đau và bất hạnh, đó chính là cuộc đời họ. 

Câu hỏi:

Kể lại 1 giấc mơ em gặp người thân xa cách lâu ngày

Câu trả lời của bạn: 10:01 21/08/2023

Cơn mưa rào bất chợt ùa về trong thành phố khiến cho không khí Hà Nội vốn đang nóng nực cũng trở nên mát mẻ hơn. Vốn không ngủ trưa nên buổi tối tôi thiếp đi từ rất sớm. Trong giấc mơ, tôi mơ thấy bà nội - người bà yêu quý của tôi đã xa cách lâu ngày. Đây thực sự là một giấc mơ xúc động mà tôi vẫn nhớ mãi.

Bà nội tôi đã qua đời nay đã được hai năm rồi. Ngày bà mất đã mãi mãi trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng tôi, ngày ấy, người mà tôi yêu quý nhất đã ra đi… mãi mãi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn tin rằng bà chỉ là đi đâu đó xa lắm, đến một thế giới tốt đẹp hơn, bình yên hơn chứ chưa thực sự rời khỏi thế gian này, bà vẫn luôn bên tôi.

Trong giấc mơ, tôi chợt thấy bà xuất hiện ở mảnh vườn cũ mà ngày trước tôi với bà thường hay gọi nó với một cái tên là “khu vườn đặc biệt”. Nó đặc biệt bởi trong đây mùa nào thức ấy, bốn mùa xanh tốt và gắn bó bao kỉ niệm ấu thơ tôi. Trong làn sương mờ mờ ảo ảo, có cái gì đó cứ thôi thúc khiến tôi tiến thật nhanh về phía trước. Không rõ đã đi bao lâu, tôi chợt nhìn thấy bà đang ngồi dưới gốc cây lan, mỉm cười nhìn tôi. Nước mắt tôi trào ra, chạy lại ôm chầm lấy bà, tôi nói:

- Bà phải không? Có phải là bà thật không? Con nhớ bà lắm!

Bà chỉ cười, xoa đầu tôi nói:

- Con bé này, lớn tướng rồi vẫn khóc nhè. Bà đây, bà đã về rồi đây.

Nghe những lời này, tôi càng xúc động hơn bao giờ hết. Với tôi, bà không chỉ đơn thuần là một người thân trong gia đình mà bà còn là một người mẹ, một người thầy, là người mà tôi hết mực thương yêu. Bà đã dạy cho tôi những điều hay lẽ phải, hướng tôi tới cái chân- thiện- mỹ của cuộc đời, bà dạy tôi: “Sống ở trên đời phải sống bằng cái tâm của mình con ạ”. Bố mẹ tôi đi làm xa, rất lâu mới về. Bởi vậy trong kí ức tuổi thơ tôi, bà là hình ảnh thân thuộc nhất, quý giá nhất.

Chợt tôi nhớ đến những ngày trước đây, tôi hay sà vào lòng bà để được bà hôn lên má, hôn lên tóc và kể chuyện cho nghe, tôi nói:

- Bà ơi, bà kể chuyện cho cháu nghe nhé!

Rồi bà từ tốn kể, vẫn là những câu chuyện vốn đã quen thuộc trong kí ức cớ sao lại thân thương đến thế! Giờ phút này đây, tôi thầm nghĩ, giá như mọi thứ dừng lại ngay lúc này, trong vòng tay này…suốt cuộc đời. Đang miên man theo dòng cảm xúc qua những câu chuyện bà kể, tiếng chuông báo thức chợt đánh thức tôi, buộc tôi phải quay trở về hiện tại. Tôi choàng tỉnh, một loạt cảm xúc lại dấy lên trong lòng, nửa xúc động, nửa lại tiếc nuối. Tiếc nuối bởi tôi chưa thể nói lời tạm biệt bà và bởi đáng lý ra, tôi nên nói nhiều lời yêu thương với bà hơn.

Giấc mơ qua đi đã để lại trong tôi những rung động mãnh liệt và có lẽ đó là giấc mơ xúc động nhất trong cuộc đời. Nó thôi thúc và nhắc nhở tôi phải chăm chỉ học tập thật tốt, đúng như lời hứa mà tôi đã hứa với bà trước khi bà mất. Đồng thời cũng là một nguồn động lực cổ vũ tinh thần giúp tôi vượt qua những khó khăn phía trước. Tạm biệt bà, bà tiên của đời cháu!


Câu hỏi:

nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích “những con đường, Trích Hương cây-1968- Lưu Quang Vũ”

Câu trả lời của bạn: 09:59 21/08/2023

Mỗi bài thơ là kết quả của một quá trình thai ghén và nuôi dưỡng cảm xúc của chính người nghệ sĩ. Để một bài thơ thành hình người nghệ sĩ đã ấm ủ cho đứa con tinh thần ấy nhiều đến nhường nào. Và Lưu Quang Vũ cũng vậy, ông đã nuôi dưỡng ba cảm xúc của mình để viết nên "Những con đường"
Thân bài
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu nội dung chính
- Hoàn cảnh sáng tác 
- Phân tích
Tác giả đã miêu tả hình ảnh của con đường quê hương một cách sống động và chân thực, với những hình ảnh quen thuộc như đom đóm, hoa súng, vườn cau, mái nhà tranh, ruộng lúa vàng, non xanh bạt ngàn, chim sáo, …
Từng cảm nhận, từng câu thơ đều thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với quê hương và những người dân nơi đây. Tác giả đã dùng những từ ngữ rất tình cảm, như “thân thương”, “da diết lòng hương dịu”, “ôi những con đường hẹp ngày xưa”, “con đường quê hương, con đường yêu thương”, để thể hiện tình yêu của mình với quê hương và con đường này.
Bài thơ còn truyền tải thông điệp về sự đoàn kết, tình người và sự hy sinh của người dân quê hương. Những hình ảnh về việc san bụi bờ, lấp mảnh ao để đắp đường cho làng thẳng lối, … . đều cho thấy tình đoàn kết, tình cảm giúp đỡ của người dân nơi đây với nhau để xây dựng và phát triển quê hương.
Từ đó, bài thơ cũng truyền tải được thông điệp về sự quý giá của những giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp của cuộc sống quê hương, giúp cho người đọc nhận thức được giá trị và ý nghĩa của quê hương, đồng thời khơi gợi lòng yêu nước, tình yêu và sự tôn trọng đối với những giá trị truyền thống, văn hóa của đất nước.
(Em sử dụng trích những câu thơ để minh chứng cho phần này nhé)
- Khẳng định giá trị nghệ thuật
Mỗi trang văn in bóng một cuộ đời, mỗi tác phẩm hằng in tâm tình người nghệ sĩ. Và "Những con đường" đã cùng Lưu Quang Vũ đi mãi cùng thời gian vượt qua cả những sự băng hoại của thời gian.

Câu hỏi:

Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 câu bàn về ý nghĩa của tình yêu thương con người (trong đó có sử dụng phép cảm thán)

Câu trả lời của bạn: 09:56 21/08/2023

Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu đi tình yêu thương? Có bao giờ bạn tự hỏi như vậy. Chúng ta ai cũng biết tình yêu thương có vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn đối với con người từ bao đời này. Vậy thế nào là tình yêu thương? Tình yêu thương là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Từ đó có những hành động thiết thực để giúp đỡ, san sẻ với những người trong hoàn cảnh khó khăn đó. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Một xã hội ngập tràn tình yêu thương thì đó là một xã hội bình đẳng, văn minh, bác ái. Khi lòng yêu thương trở thành chuẩn mực của xã hội thì cái ác sẽ bị đẩy lùi, ngọn lửa tình cảm sẽ ấm áp thắp lên trong mỗi căn nhà bình dị. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác. Bản thân chúng ta là một người học sinh hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với những người xung quanh, sẵn sàng cho đi, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thiện nguyện để giúp đời, giúp người. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh để thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn vì không còn gì tuyệt vời hơn khi được sống trong một xã hội tràn ngập tình yêu thương.

Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay