
Khánh Ngọc
Sắt đoàn
5
1
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng khi cọ xát nhiều vật
A. Có khả năng đẩy các vật khác.
B. Thước nhựa sau khi cọ xát có tính chất đẩy các vật khác.
C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác.
D. Thanh thủy tinh sau khi cọ xát không có khả năng hút hoặc đẩy các vật khác.
Câu 2: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A.Trời nắng B.Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C.Gió mạnh. D.Không mưa, không nắng.
Câu 3: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A.Xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
B.Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C.Những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
D.Tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Câu 4: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A.Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B.Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C.Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
D.Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng?
A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
B. Vật nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác
C. Vật mang điện tích thì có khả năng hút các vật khác
D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 6: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A.Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B.Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C.Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D.Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 7: Chọn phát biểu sai:
A.Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B.Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C.Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D.Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Câu 8: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
A.Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
B.Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
C.Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
D.Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Câu 9: Có mấy loại điện tích:
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 10: Các vật nhiễm…………. thì đẩy nhau.
A.Cùng điện tích dương B.Cùng điện tích âm
C.Điện tích cùng loại D.Điện tích khác loại
Câu 11: Hai thanh nhựa nhiễm điện cùng loại đưa lại gần nhau, chúng tương tác với nhau như thế nào?
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Không hút, không đẩy
D. Vừa hút, vừa đẩy
Câu 12: Khi đưa hai vật nhiễm điện lại gần nhau thì
A. Luôn hút nhau
B. Không hút nhau, không đẩy nhau
C. Luôn đẩy nhau
D. Đẩy nhau hay hút nhau tùy thuộc vào nhiễm điện cùng dấu hay khác dấu
Câu 13: Tìm phát biểu đúng?
Trong nguyên tử thì…
A. Các electron mang điện tích dương chuyển động xung quanh hạt nhân
B. Các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân
C. Các electron mang điện tích âm đứng yên xung quanh hạt nhân
D. Các electron mang điện tích dương đứng yên xung quanh hạt nhân
Câu 14: Dòng điện là?
A. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Dòng các điện tích âm chuyển động có hướng.
C. Dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng
D. Các electoron tự do chuyển động có hướng
Câu 15: Dòng điện trong kim loại là:
A. Dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng
B. Dòng các điện tích dương và điện tích âm dịch chuyển có hướng
C. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng
D. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Câu 16: Trong vật nào dưới đây không có các eclectron tự do?
A. Một đoạn dây đồng
B. Một đoạn dây nhựa
C. Một đoạn dây thép
D. Một đoạn dây nhôm
Câu 17: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A.Thanh gỗ khô B.Một đoạn ruột bút chì
C.Một đoạn dây nhựa D.Thanh thủy tinh
Câu 18:Chất cách điện là chất……. dòng điện đi qua;
A.Cho B.Không cho C.Tăng cường cường độ D.Cho một phần
Câu 19: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A.Quạt máy B.Acquy C.Bếp lửa D.Đèn pin
Câu 20 :Trong các thiết bị sau đây, hãy cho biết thiết bị nào chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện chạy qua?
A.Nồi cơm điện B.Bếp ga C.Ô tô D.Ghế sô pha
Câu 21 :Dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện?
A.Pin B.Bóng đèn điện đang sáng C.Sạc dự phòng D.Acquy
Câu 22 :Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.Trong chất dẫn điện luôn có dòng điện đi qua
B.Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện có thể hoạt động
C.Dòng điện luôn là dòng các electron tự do chuyển động có hướng
D.Dòng điện trong kim loại có chiều cùng chiều chuyển động có hướng của các electron
Câu 23: Sơ đồ của mạch điện là gì?
A.Là ảnh chụp mạch điện thật.
B.Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
C.Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D.Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 24 :Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:
A.Hình A B.Hình B C.Hình C D.Hình D
Câu 25: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Chiều dòng điện là chiều từ ………. qua ………. và ……. . tới……… của nguồn điện.
A.Cực dương, dây dẫn, cực âm, thiết bị điện
B.Cực dương, dây dẫn, thiết bị điện, cực âm
C.Cực âm, dây dẫn, thiết bị điện, cực dương
D.Cực âm, thiết bị điện. dây dẫn, cực dương
Câu 26: Chiều của dòng điện là gì?
A. Chiều chuyển động của các electrôn.
B. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
C. Chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện.
D. Chiều chuyển động của các hạt mang điện tích.
Câu 27:Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?
A.Hình A B.Hình B C.Hình D.Hình D
Câu 28: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào?
A. Nhúng một thanh kẽm với cực âm và nối cuôn dây thép với cực dương của nguồn điện
B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương của nguồn điện.
C. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian
D. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm
Câu 29 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác dụng nhiệt là vô ích?
A. Bếp điện.
B. Quạt điện
C. Bàn là.
D. Ấm điện.
Câu 30: Khi tiến hành thí nghiệp cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại đó là tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hoá học
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng sinh lý
D. Tác dụng nhiệt
Câu 31: Chọn phát biểu không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng sinh lí
B. Cơ thể người là vật dẫn điện nên dòng điện có thể đi qua được
C. Dòng điện có hiệu điện thế dưới 40V không gây nguy hiểm đến tính mạng
D. Bất kì dòng điện nào cũng đều gây nguy hiểm đến tính mạng con người
Câu 32: Dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng có thể tách đồng ra khỏi dung dịch muối đồng, chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì?
A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hoá học
C. Tác dụng sinh lí D. Tác dụng từ
Câu 33:Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh một lõi sắt non thì ta được
A. Một nam châm điện B. Một đồng hồ điện
B. Một nam châm vĩnh cửu D. Một chuông điện
Câu 34: Dòng điện không có tác dụng nào sau đây? Hãy chọn đáp án đúng.
A. Làm co giật các cơ người hoặc động vật B. Làm quay kim nam châm
C. Hút các giấy vụn D. Dây tóc bóng đèn phát sáng
Câu 35: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?
A.Máy bơm nước chạy điện B.Công tắc
C.Dây dẫn điện ở gia đình D.Đèn báo của tivi