Đăng nhập
|
/
Đăng ký

Pamin FC

Cấp bậc

Sắt đoàn

Điểm

20

Cảm ơn

4

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

nguyên tó y có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân +15, 3 lớp (e), lớp ngoài cùng có 5 (e) cho biết tên, kí hiệu và vẽ sơ đồ cáu tạo của nguyên tử Y

mình cần gấp aaa

Câu trả lời của bạn: 15:05 29/10/2024

Bài thơ “Dặn con” của nhà thơ Trần Nhuận Minh là một bài thơ hay và có nhiều ý nghĩa cũng như cảm xúc gửi gắm đến người đọc.

Trần Nhuận Minh là một thơ có những sáng tác độc đáo. Tuy nhẹ nhàng, tình cảm như đang tâm tình với người đọc, thế nhưng ẩn chứa trong đó lại là biết bao ý nghĩa, bài học về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế của con người. Chạm tới trái tim của bạn đọc yêu thơ bằng sự mộc mạc, chân thành của mình, có lẽ hiếm ai có thể làm được điều như ông đã làm. Thơ của ông mang chất tình riêng, khiến con người ta như được đắm chìm trong những suy nghĩ, những cảm xúc của tác giả mà như chính mình đang thực sự trải qua.

Bài thơ “Dặn con” là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha gửi gắm tới con mình. Ông mong muốn rằng người con có thể sống đối xử với cuộc đời, với con người bằng sự yêu thương. Giống như truyền thống ngàn đời của dân tộc ta: “Thương người như thể thương thân”.

Chẳng phải là những lời rao giảng giáo điều, lời thơ như là một lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con mình:

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Con người sinh ra, chẳng ai muốn mình phải sống trong sự khó khăn, đau khổ hết. Cũng chỉ tới khi không còn con đường nào khác để đi, họ mới phải chọn con đường hành khất nay đây mai đó. Tác giả đã khéo léo sử dụng từ Hán Việt “hành khất” thay cho từ thuần Việt là “ăn mày” để thể hiện sự tôn trọng đối với những người “hôi hám úa tàn” kia. Thế rồi, ông cũng giảng giải cho con biết rằng, họ ra nông nỗi này là do số phận an bài, chứ không ai muốn phải như vậy cả.

Đến với khổ thơ tiếp theo, cha lại dặn con rằng:

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Họ sẽ không quan tâm rằng con có bao nhiêu hay con cho họ bao nhiêu mà họ chỉ nhìn vào lòng tốt mà con gửi tới họ mà thôi. Lòng tốt mà con dành tặng cho họ còn lớn hơn việc con cho họ được bao nhiêu. Con cũng đừng nên hỏi, quê hương của họ là ở đâu bởi vì đó là những góc khuất trong lòng mỗi người. Không ai có thể quên được quê hương của mình là ở đâu. Đối với ai cũng vậy, quê hương chính là “vùng thẩm mĩ” tuyệt vời nhất. Nhưng dòng đời đẩy đưa, họ phải rời bỏ quê hương mà đi xa xứ. Nếu như con hỏi họ về quê hương của họ sẽ khiến cho họ cảm thấy đau buồn vì đã rời bỏ quê hương của mình mà đi, hay vì họ đã khiến cho người khác có ấn tượng không tốt về quê hương của mình. Đến câu nhắc nhở này, thì giọng người cha dường như trở nên nghiêm khắc hơn, như để con nhớ, khắc ghi vào lòng mình những lời mà cha đã dạy cho con.

Thế rồi, cha cũng dặn con rằng phải yêu thương đồng loại, yêu thương giống loài của mình:

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Chó là một vật nuôi, một người bạn quen thuộc, thân thiết của con người. Chăm sóc, nuôi nấng nó nhưng chúng ta cũng không quên phải dạy bảo nó trở thành một người bạn thân thiết với con người. Vì nó là động vật, nên nó không thể có được tình cảm, có được sự thấu hiểu, cả thông giống như con người. Nếu như nó không thể hiểu, không thể thay đổi để trở nên tốt hơn, thì con nên thay đổi vật nuôi của mình. Yêu thương vật nuôi, nhưng sống ở đâu thì phải tuân theo luật lệ ở đó. Nếu nó không thể hiểu được những điều mà ta dạy dỗ, thì kể cả lời nói của ta nó cũng sẽ không nghe theo. Tình và lý rạch ròi, không thể để hai điều ấy đánh tráo đi khái niệm của sự thật.

Rồi cho tới cuối cùng, người cha chỉ mong rằng con mình có thể sống yêu thương con người, vì cuộc đời vẫn đang chảy trôi, bánh xe số phận vẫn đang quay vòng, không có điều gì là không thể xảy ra:

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này...

Câu răn dạy cuối cùng của người cha khiến em nhớ đến một câu hát trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…

Chúng ta cho đi, không phải để mong có ngày nhận lại mà là để lòng ta cảm thấy thanh thản hơn, để lan tỏa được lòng tốt trong cuộc sống. Chúng ta đâu thể biết được tương lai mai đây rồi sẽ ra sao, số phận đôi khi cũng là một mảng đen tăm tối khiến con người ta lạc lối trong đó. Hãy cứ gửi lòng tốt của chúng ta đến với thế giới, vì biết đâu, ngày mai chính thế giới chính là người cứu rỗi cho chúng ta.

Bài thơ “Dặn con” vừa là lời giảng giải nhẹ nhàng của người cha dành cho con về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, vừa như là lời tâm tình, thủ thỉ với độc giả về việc trong cuộc sống phải có lòng tốt giữa con người với nhau, có như vậy thì xã hội mới hạnh phúc, mới trở thành một xã hội làn mạnh.


Câu hỏi:

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của em về bài thơ “Dặn Mẹ” của Đỗ Nhật Nam

Câu trả lời của bạn: 13:51 29/10/2024

Trong bài thơ "Dặn mẹ" của Đỗ Nhật Nam, đoạn thơ trích tỏa đến một cảm xúc tràn đầy tình yêu thương và sự nhớ nhung vô hạn dành cho mẹ. Bài thơ này tạo nên một không gian tình cảm ấm áp, đầy cảm xúc và gợi lên những hình ảnh tươi đẹp trong trái tim của người đọc."Mẹ ơi những ngày xa, là con thương mẹ nhất" một không gian xa cách, nhưng đồng thời cũng thể hiện tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ. Mặc dù có khoảng cách vật lý, nhưng tình cảm của con dành cho mẹ không hề giảm nhiệt. Hình ảnh mẹ đặt tay lên tim con thể hiện sự hiện diện và sự chở che, bảo bọc của mẹ dành cho con. Tình yêu thương của mẹ luôn ở bên trong con, và con cảm nhận được điều đó. Đó là niềm an ủi và sự nhớ nhung đầy ấm áp. Những cơn gió và cơn mưa được nhắc mang đến cho con cảm giác ngọt ngào và nồng nàn. Chúng có thể tượng trưng cho tình yêu thương vô tận của mẹ, không ngừng lan tỏa và che chở con như những cơn gió mát hay những cơn mưa nhẹ nhàng. Nhưng trong tình yêu đó cũng có những nối nhớ, sự tương tư không lúc nào nguôi ngoai trong trái tim con. Mẹ luôn hiện diện, dịu dàng và yêu thương con bất kể thời gian và khoảnh khắc nào. Đây là một tình cảm trọn vẹn và vô điều kiện.Bài thơ "Dặn mẹ" của Đỗ Nhật Nam đã thành công khi truyền tải được những cảm xúc chân thành và sự kính trọng, yêu mến đối với mẹ. Đoạn thơ trên đặc biệt thể hiện tình cảm sâu sắc, gợi lên những hình ảnh tươi đẹp và tạo cảm giác ấm áp, an lành trong lòng người đọc. Bản thân bài thơ là một lời dặn dò, một lời tri ân và một lời gửi gắm tình yêu thương vô hạn từ con trẻ dành cho mẹ.innocentmoney-mouth

Câu hỏi:

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của em về bài thơ “Dặn Mẹ” của Đỗ Nhật Nam

Câu trả lời của bạn: 13:51 29/10/2024

Trong bài thơ "Dặn mẹ" của Đỗ Nhật Nam, đoạn thơ trích tỏa đến một cảm xúc tràn đầy tình yêu thương và sự nhớ nhung vô hạn dành cho mẹ. Bài thơ này tạo nên một không gian tình cảm ấm áp, đầy cảm xúc và gợi lên những hình ảnh tươi đẹp trong trái tim của người đọc."Mẹ ơi những ngày xa, là con thương mẹ nhất" một không gian xa cách, nhưng đồng thời cũng thể hiện tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ. Mặc dù có khoảng cách vật lý, nhưng tình cảm của con dành cho mẹ không hề giảm nhiệt. Hình ảnh mẹ đặt tay lên tim con thể hiện sự hiện diện và sự chở che, bảo bọc của mẹ dành cho con. Tình yêu thương của mẹ luôn ở bên trong con, và con cảm nhận được điều đó. Đó là niềm an ủi và sự nhớ nhung đầy ấm áp. Những cơn gió và cơn mưa được nhắc mang đến cho con cảm giác ngọt ngào và nồng nàn. Chúng có thể tượng trưng cho tình yêu thương vô tận của mẹ, không ngừng lan tỏa và che chở con như những cơn gió mát hay những cơn mưa nhẹ nhàng. Nhưng trong tình yêu đó cũng có những nối nhớ, sự tương tư không lúc nào nguôi ngoai trong trái tim con. Mẹ luôn hiện diện, dịu dàng và yêu thương con bất kể thời gian và khoảnh khắc nào. Đây là một tình cảm trọn vẹn và vô điều kiện.Bài thơ "Dặn mẹ" của Đỗ Nhật Nam đã thành công khi truyền tải được những cảm xúc chân thành và sự kính trọng, yêu mến đối với mẹ. Đoạn thơ trên đặc biệt thể hiện tình cảm sâu sắc, gợi lên những hình ảnh tươi đẹp và tạo cảm giác ấm áp, an lành trong lòng người đọc. Bản thân bài thơ là một lời dặn dò, một lời tri ân và một lời gửi gắm tình yêu thương vô hạn từ con trẻ dành cho mẹ.innocentmoney-mouth

Câu hỏi:

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của em về bài thơ “Dặn Mẹ” của Đỗ Nhật Nam

Câu trả lời của bạn: 13:00 29/10/2024

Trong bài thơ "Dặn mẹ" của Đỗ Nhật Nam, đoạn thơ trích tỏa đến một cảm xúc tràn đầy tình yêu thương và sự nhớ nhung vô hạn dành cho mẹ. Bài thơ này tạo nên một không gian tình cảm ấm áp, đầy cảm xúc và gợi lên những hình ảnh tươi đẹp trong trái tim của người đọc."Mẹ ơi những ngày xa, là con thương mẹ nhất" một không gian xa cách, nhưng đồng thời cũng thể hiện tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ. Mặc dù có khoảng cách vật lý, nhưng tình cảm của con dành cho mẹ không hề giảm nhiệt. Hình ảnh mẹ đặt tay lên tim con thể hiện sự hiện diện và sự chở che, bảo bọc của mẹ dành cho con. Tình yêu thương của mẹ luôn ở bên trong con, và con cảm nhận được điều đó. Đó là niềm an ủi và sự nhớ nhung đầy ấm áp. Những cơn gió và cơn mưa được nhắc mang đến cho con cảm giác ngọt ngào và nồng nàn. Chúng có thể tượng trưng cho tình yêu thương vô tận của mẹ, không ngừng lan tỏa và che chở con như những cơn gió mát hay những cơn mưa nhẹ nhàng. Nhưng trong tình yêu đó cũng có những nối nhớ, sự tương tư không lúc nào nguôi ngoai trong trái tim con. Mẹ luôn hiện diện, dịu dàng và yêu thương con bất kể thời gian và khoảnh khắc nào. Đây là một tình cảm trọn vẹn và vô điều kiện.Bài thơ "Dặn mẹ" của Đỗ Nhật Nam đã thành công khi truyền tải được những cảm xúc chân thành và sự kính trọng, yêu mến đối với mẹ. Đoạn thơ trên đặc biệt thể hiện tình cảm sâu sắc, gợi lên những hình ảnh tươi đẹp và tạo cảm giác ấm áp, an lành trong lòng người đọc. Bản thân bài thơ là một lời dặn dò, một lời tri ân và một lời gửi gắm tình yêu thương vô hạn từ con trẻ dành cho mẹ.innocentmoney-mouth

Câu hỏi:

viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lượm

Câu trả lời của bạn: 10:15 26/10/2024

“Lượm” là một bài thơ giàu cảm xúc, khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc với những phẩm chất thật đáng quý. Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là Lượm - một cậu bé còn nhỏ tuổi, ngây thơ. Nhà thơ đã khắc họa nhân vật này với dáng người bé nhỏ bé, chiếc mũ ca lô đội lệch trên đầu. Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cùng với điệp từ “cái” tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu. Không chỉ ngoại hình, Lượm còn hiện lên với tính cách dũng cảm, kiên cường. Giữa chiến trường khốc liệt - “đạn bay vèo vèo”, cậu chẳng hề thấy sợ hãi. Lá thư đề “thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Từ “sợ chi” như một lời khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ. Cậu bé nằm trên lúa, hương lúa thơm đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng... Bài thơ đem đến cho chúng ta tình yêu mến, sự tự hào cũng như cảm phục về chú bé liên lạc.


Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay