Câu hỏi:
Câu trắc nghiệm đúng – sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a,b,c,d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Vùng đất này (Chăm – pa) được coi là vùng có khí hậu khô hạn nhất miền Trung, đồng bằng hẹp, khô hạn, cồn cát chiếm tỉ lệ cao. Trong những vùng ngăn cách bởi dải Hoành Sơn, có không gian khép kín, ba mặt là núi, hướng đông mở ra biển,… Mối liên hệ giữa các vùng với nhau chủ yếu là giao thông đường biển, bởi đường bộ phải vượt qua những đèo khá hiểm trở gian nan”.
(Lê Đình Phụng, Đối thoại với nền văn minh cổ Chăm – pa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, tr.104).
a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin những cơ sở về kiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho sự hình thành nền văn minh Chăm – pa.
b. Địa hình của vương quốc Chăm – pa bị chia cắt và phức tạp, bao gồm cả đồng bằng thấp trũng, rừng núi, cao nguyên và biển.
c. Điều kiện tự nhiên của vương quốc Chăm – pa hoàn toàn không thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước.
d. Phương thức di chuyển chủ yếu của cư dân Chăm – pa bằng thuyền trên sông, biển
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây
“Văn minh Đại Việt đánh dấu sự phục hưng mạnh mẽ của lịch sử dân tộc sau hơn một nghìn năm bị giặc xâm lược phương Bắc đô hộ, thể hiện sức sống bền bỉ của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc và tinh thần quật khởi của nhân dân ta.
Văn minh Đại Việt với những thành tựu rực rỡ phản ánh bước phát triển vượt bậc của dân tộc trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,…tạo tiền đề để đất nước vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của tự nhiên và nạn xâm lăng từ bên ngoài.
Văn minh Đại Việt với những giá trị to lớn là một nguồn lực văn hóa, sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam trong kỉ nguyên hội nhập và phát triển hiện nay”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.84 - 85)
a. Văn minh Đại Việt đã góp phần bảo tồn và phát huy những thành tựu, giá trị của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
b. Văn minh Đại Việt là một nền văn minh phát triển rực rỡ, toàn diện trên tất cả mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.
c. Sức mạnh nội lực của văn minh Đại Việt được phát huy đã góp phần bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước các cuộc xâm lược từ bên ngoài.
d. Văn minh Đại Việt có ý nghĩa quyết định đến thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây.
Những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám, gọi là bia tiến sĩ.
(SGK Lịch sử 10, bộ Cánh Diều, trang 75)
a. Được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám là niềm vinh dự đối với sĩ tử khi đỗ đạt.
b. Lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám có từ thời Lý.
c. Bia tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới.
d. Thời Lý, Văn Miếu là nơi thờ Khổng tử và các bậc hiền tài của Nho giáo.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đa dạng về tộc người. Việt Nam hiện có 54 người, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó: Dân tộc Kinh (còn gọi là dân tộc Việt) có số lượng đông nhất (chiếm 85,32% tổng dân số cả nước; Các dân tộc còn lại chiếm 14,68% dân số.
(SGK lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, trang 92)
a. Các dân tộc phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung.
b. Dân tộc Kinh có dân số chiếm trên 50% tổng dân số cả nước được xem là “Dân tộc đa số”.
c. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.
d. Dân tộc Kinh là một trong số các dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam.
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trong tiến trình lịch sử, trên cơ sở các yếu tố văn hóa truyền thống, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú hơn do sự giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa bên ngoài du nhập vào, như văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,..Bức tranh văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa truyền thống vừa mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại
(SGK lịch sử 10, bộ cánh diều, trang 120)
a. Giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài đã đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
b. Nền văn hóa các dân tộc Việt Nam không có sự đa dạng, phong phú.
c. Sự du nhập các nền văn hóa ngoại lai dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
d. Nền văn hóa các dân tộc Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng tháng Tám thành công. Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi. Lực lượng đoàn kết sẽ động viên nhân dân ta từ Bắc đến Nam đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 7,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.49)
a. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
b. Khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
c. Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố duy nhất quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập.
d. Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành độc lập trong lịch sử dân tộc là khối đại đoàn kết dân tộc.
Câu trả lời của bạn: 23:14 07/05/2024
..