Đăng nhập
|
/
Đăng ký

Phạm Hà

Cấp bậc

Bạc đoàn

Điểm

470

Cảm ơn

94

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

cảm nhận của em về 2 khổ thơ cuối của bài Mùa xuân nho nhỏ
Giúp vs đang cần gấp

Câu trả lời của bạn: 21:22 05/04/2024

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước vô cùng nhân văn của tác giả. Trong đó, khổ thơ 4 và khổ thơ 5 trong bài đã thể hiện được ước nguyện khát vọng cống hiến của nhà thơ.

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ những khát vọng sống cống hiến của mình một cách sâu sắc và nhân văn qua khổ thơ thứ 4. Ở khổ thơ thứ 4, cấu trúc điệp từ "Ta làm" đã cho thấy khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ. Cách dùng đại từ xưng hô "ta" cho thấy một sự khát vọng cá nhân nằm trong sâu thẳm trong tâm trí nhà thơ Thanh Hải. Có lẽ, từ tận sâu trong trái tim của mình, nhà thơ thực sự mong ước bản thân được cống hiến và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, làm đẹp cho cuộc đời. Những hình ảnh "con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm" là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều đóng góp làm đẹp cho đời của tác giả.


Trong sâu thẳm tâm hồn của mình, Thanh Hải mong mình có thể đóng góp cho cuộc đời chung, dù chỉ là một con chim hót đóng góp tiếng hót cho đời, một cành hoa cho hương sắc hay một nốt trầm xao xuyến vào bản hòa ca chung của đất nước. Những dòng thơ cho thấy khát vọng cống hiến của nhà thơ, dù chỉ là những đóng góp nhỏ bé nhưng sâu thẳm trong nhà thơ, những sự cống hiến ấy là đóng góp vào cuộc đời chung.Đối với cuộc sống chung, đây là quan điểm sống vô cùng nhân văn và giàu ý nghĩa. Mỗi cá nhân đóng góp vào cuộc đời chung để làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp và hạnh phúc, tạo nền tảng hạnh phúc bền lâu cho cuộc đời và con người.

Tiếp theo, ở khổ thơ thứ 5, hình ảnh mùa xuân nho nhỏ ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho những khát vọng, việc làm cống hiến cho cuộc sống, cho đất nước. Theo em, đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo và mang đầy giá trị nhân văn. Mùa xuân nho nhỏ chính là những khát vọng được cống hiến, làm đẹp cho đời của mỗi cá nhân. Tư tưởng ấy thực sự là tư tưởng cao đẹp và mang đầy tính nhân văn của con người. Con người sống trên đời đều cần một lý tưởng sống cho mình. Và lý tưởng sống cao đẹp nhất đó là lý tưởng sống cống hiến, sống cho đi mà không cần báo đáp, sống để tô điểm cho đời, sống để cống hiến và xây dựng cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Nếu mỗi người đều có thái độ sống đẹp và giàu triết lý như vậy thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ "lặng lẽ" trong bài thơ là thái độ cống hiến và xây dựng cuộc sống một cách âm thầm, lặng lẽ, không cần ai biết đến.

Tư tưởng sống cống hiến của nhà thơ Thanh Hải còn được thể hiện qua việc bất chấp tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc". Dù ở độ tuổi nào thì con người sống trên đời cũng cần cống hiến vào cuộc sống chung, góp mình vào công cuộc chuyển mình và dựng xây đất nước. Đây là khổ thơ mà em thích nhất bởi vì nó thể hiện tư tưởng sống cao đẹp và đầy tính nhân văn, mỗi người, mỗi cá nhân đều có thể tạo nên một mùa xuân nho nhỏ để góp phần xây dựng nên mùa xuân trường tồn mãi mãi của đất nước giàu đẹp và xã hội phồn vinh.

Tóm lại, hai khổ thơ 4 và 5 trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện được khát vọng sống cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng được cống hiến dù chỉ một chút nhỏ bé vào công cuộc chuyển mình và sự tươi đẹp, phát triển của đất nước.


Câu hỏi:

Mỗi buổi tối an dành 32 giờ để học bài. Thứ 7 tuần trước an dc mẹ cho nghỉ. Hỏi mỗi buổi tối của tuần trước an dành bao nhiêu giờ để học

Câu trả lời của bạn: 21:21 05/04/2024

Thời gian An dành để học bài là:

32x5=152​(giờ)


Câu hỏi:

Xác định chức năng của số từ trong câu :"số lượng người chơi 2 hoặc 4 bạn"

Câu trả lời của bạn: 21:20 05/04/2024

2, 4: Biểu thị số lượng


Câu hỏi:

Một ấm đồng khối lượng 400 g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 250C.

Câu trả lời của bạn: 19:02 05/04/2024

Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước là:

Q = Qấm + Qnước

= m0.c0.(t – t0) + mnc.cnc.(t – t0)

= 0,4.880.(100 - 20) + 1.4200.(100 – 20)

= 28160 + 336000 = 364160J


Câu hỏi:

Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 ổ điện, 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn

Câu trả lời của bạn: 19:00 05/04/2024

Hình đây nha:


Câu hỏi:

Cho a,b,c là các số thỏa mãn a+b+c=0 chứng minh rằng 2022.a.b + 2023.b.c +4045.c.a bé hơn hoặc bằng 1

Câu trả lời của bạn: 18:55 05/04/2024

Từ a+b+c=0 ta có: b + c = -a; a + b = -c
Do đó 2022ab + 2023bc + 4045ca

= 2022ab + 2022ca + 2023bc + 2023ca
= 2022a(b + c) + 2023c(b + a)

=2022a.(-a) +2023c.(-c)
= -2022.a^2-2023.c^2 ≤ 0

=>  2022ab + 2023bc + 4045ca ≤ 0


Câu hỏi:

Bác an gửi ngân hàng 100 triệu đồng với kì hạn 1 năm,lãi suất x%/năm.Hết kì hạn 1 năm bác nhận được bao nhiêu tiền cả gốc và lãi?

Câu trả lời của bạn: 18:52 05/04/2024

Số tiền bác nhận được(cả gốc lẫn lãi):
=100+100×x%
=100⋅(1+x100)
=100+x

Câu hỏi:

Những di tích lịch sử ở Tuyên Quang chưa được bảo tồn tốt là

Câu trả lời của bạn: 21:55 03/04/2024


Khu di tích Kim Bình
Khu di tích Đá Bàn
Khu di tích Chiến thắng Khe Lau
Khu di tích lịch sử Kim Quan


Câu hỏi:

Vẽ mô hình thiết bị vận hành bằng nguồn năng lượng tái tạo

Câu trả lời của bạn: 21:54 03/04/2024

Đáp án


Câu hỏi:

Câu 1 viết tiếp hoạt động của sự vật
Ông trời _________
Cây mía ________
Cây dừa ______
Lá khô _______
Bụi tre ______
Hàng bưởi _______
Bài 2:
Gạch dưới từ có nghĩa giống nhau trong các câu sau
A. Bâm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
B. Chim bắt đầu vôi va
Có đam mây mùa hạ
Cũng vội vàng sang thu
C. Vào đây con cá diếc
Hay vo van rong chơi
Nhung nhăng khoe áo trắng
Và nhân nha rỉa môi

Câu trả lời của bạn: 22:11 02/04/2024

Câu 1

Ông trời mặc áo giáp đen

- Cây mía múa gươm

- Cây dừa sải tay bơi

- Lá khô gió cuốn

- Bụi tre tần ngần gỡ tóc

- Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc

Câu 2

- bầm, mẹ

- vội vã, vội vàng

- vớ vẩn, nhân nha


Câu hỏi:

1.We should not make too much noise because the baby will wake up
->if....
2.The weather is bad today.We can't go on a picnic
->if....
3.It's raining heavily,so we can't go out
->If....
4.He bought this car because its price is low.
-> If...
5.I don't have a computer,so i can't get more work done.
->If....
6.People don't understand you well because you don't speak clearly
->If.....
Giup minh em voi a

Câu trả lời của bạn: 22:05 02/04/2024

1. If we make too much noise, the baby will wake up

2. If the weather were good today, we could go on a picnic

3. If it were not raining heavily, we could go out

4. If the car 's price had been expensive, he wouldn't have bought it

5. If i had a computer, i could get more work done

6. If you spoke clearly, people would understand you


Câu hỏi:

-x (x-7) = 14

Câu trả lời của bạn: 22:00 02/04/2024

Đáp án
,


Câu hỏi:

(4,5−2x)×117=1114

Câu trả lời của bạn: 21:57 02/04/2024

4 , 5 − 2. x .1 4 7 = 11 14 ⇒ 4 , 5 − 2. x = 11 14 : 11 7 ⇒ 9 2 − 2. x = 1 2 ⇒ 2. x = 9 2 − 1 2 = 4 ⇒ x = 2.

Câu hỏi:

Một ô tô đi từ A với vận tốc 60km/giờ và sau 1 giờ 30 phút thì đến B. Hỏi một xe máy có vận tốc bằng 3/5 vận tốc của ô tô thì phải mất bao nhiêu thời gian để đi được nửa quãng đường AB?

Câu trả lời của bạn: 21:56 02/04/2024

Đổi 1 giờ 30 phút =1,5 giờ

Quãng đường AB dài là: 60 x 1,5=90 (km)

Nửa quãng đường AB dài là: 90 : 2 = 45 (km)

Vận tốc của xe máy là: 60 x 3/5 = 36(km/h)

Xe máy đi hết nửa quãng đường AB trong: 45 : 36 = 1,25 giờ

Đáp số: 1,25 giờ


Câu hỏi:

Từ trái nghĩa với từ khéo

Câu trả lời của bạn: 18:46 25/03/2024

Khéo - vụng
 

Câu hỏi:

Đặt vật sáng AB trước gương  phẳng. Vẽ và tìm độ lớn của ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng. Biết vật AB bằng 3cm.

Câu trả lời của bạn: 18:44 25/03/2024

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.

⇒A'B'=AB=3cm

Vậy ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng có độ lớn 3cm


Câu hỏi:

bài ca dao đất vĩnh long cò bay thẳng cánh xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ mà em cho là nổi bật nhất

Câu trả lời của bạn: 18:41 25/03/2024

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.


Câu hỏi:

Bài 4: Trong giờ Toán, giáo viên muốn chia học sinh của lớp 9C thành các nhóm học tập. Trong quá trình chia nhóm giáo viên nhận thấy: nếu mỗi nhóm có 5 học sinh thù thừa 2 học sinh, nếu nỗi nhóm có 7 học sinh thì thiếu 3 học sinh. Hỏi lớp 9C có bao nhiêu học sinh? ( Biết rằng số học sinh trong lớp không quá 40 học sinh )

Câu trả lời của bạn: 18:38 25/03/2024

Giải bài toán chia nhóm học sinh lớp 9C
Phân tích bài toán:
Điều kiện 1: Nếu chia mỗi nhóm 5 học sinh thì thừa 2 học sinh. Điều này có nghĩa là số học sinh của lớp khi chia cho 5 sẽ dư 2.
Điều kiện 2: Nếu chia mỗi nhóm 7 học sinh thì thiếu 3 học sinh. Điều này có nghĩa là nếu cộng thêm 3 học sinh vào số học sinh của lớp thì số học sinh đó sẽ chia hết cho 7.
Giải:
Gọi số học sinh của lớp 9C là x (học sinh) (x là số tự nhiên, x ≤ 40).
Theo đề bài, ta có:
x chia 5 dư 2
x + 3 chia hết cho 7
Tìm x:
Để tìm x, ta sẽ liệt kê các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 40 mà chia 5 dư 2:
2, 7, 12, 17, 22, 27, 32, 37
Trong các số trên, ta sẽ kiểm tra xem số nào cộng thêm 3 thì chia hết cho 7.
27 + 3 = 30 chia hết cho 7
Kết luận:
Vậy lớp 9C có 30 học sinh.
Kiểm tra lại:
Chia 30 học sinh thành các nhóm 5 người thì có 30 : 5 = 6 nhóm và thừa 2 học sinh (thỏa mãn điều kiện 1).
Nếu có thêm 3 học sinh nữa thì sẽ có 30 + 3 = 33 học sinh, khi đó chia thành các nhóm 7 người thì vừa đủ (thỏa mãn điều kiện 2).
Đáp số: Lớp 9C có 30 học sinh.

Câu hỏi:

bài văn Hoa cúc trắng là văn 

a.miêu tả                         b.tự sự                       c.nghị luận                           d.thuyết minh

Câu trả lời của bạn: 16:56 25/03/2024

Đáp án là A


Câu hỏi:

Viết bài văn nghị luận phân tích sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trích Xuân không mùa của tác giả Xuân Diệu

Câu trả lời của bạn: 16:12 25/03/2024

Khi nhắc đến Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình". Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa. Hồn thơ Hàn Mặc Tử được coi là hồn thơ "điên" cất lên từ số phận bất hạnh với những ám ảnh về "trăng" và "máu". Nhưng trong tác phẩm "Mùa xuân chín", thi nhân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống. Từ đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của ông.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy. Động từ trạng thái "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất. Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể níu giữ, kéo dài vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh.

Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc.


Khung cảnh mùa xuân được nhà thơ miêu tả thông qua hai hình tượng chính là hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người trong mùa xuân. Vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống được khắc họa thông qua một loạt các hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm: "làn nắng ửng", "khói mơ tan", "bóng xuân sang", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời". Hình ảnh "làn nắng ửng" cho ta hình dung về màu vàng nhạt của nắng. Đó là màu của nắng sớm mới lên đầy trong trẻo chứ không phải cái nắng gay gắt chói chang của ngày hè hay cái nắng vàng hanh của mùa đông. Trong khi đó "khói mơ tan" lại đem đến hai cách hiểu: khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ. "Làn nắng ửng" kết hợp với "khói mơ tan" tạo cảm giác sương khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Đôi mái nhà tranh được nắng ửng nhuộm vàng để lại ấn tượng về một vùng quê thanh vắng, yên bình trong buổi sớm ban mai. Câu thơ "sột soạt gió trêu tà áo biếc" với biện pháp đảo ngữ và từ láy "sột soạt" vừa diễn tả được âm thanh vừa nhấn mạnh được sự trêu đùa, tình tứ của gió khiến tà áo biếc nhẹ bay. Mùa xuân của tự nhiên đã được hữu hình hóa thông qua biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ "Trên giàn thiên lí bóng xuân sang". Tác giả đã ngăn cách câu thơ bằng dấu chấm nhằm tạo nhịp điệu thơ cũng như nhấn mạnh vào dấu ấn của mùa xuân. Sự thay đổi nhịp thơ từ 2/2/3 sang 4/3 một cách linh hoạt và cách gieo vần "vàng" - "sang", "trời" - "chơi" đã mở ra không gian mùa xuân bao la rộng lớn. Trong không gian ấy còn xuất hiện hình ảnh "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời". Câu thơ không chỉ miêu tả được sắc xanh, mật độ của cỏ mà còn gợi ra được chuyển động của cỏ theo làn gió khiến mùa xuân ngập tràn khắp không gian. Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên khung cảnh mùa xuân đang vào giai đoạn rực rỡ và tràn đầy sức sống nhất.

Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, nổi bật hình ảnh con người đang độ tuổi xuân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi: "bao cô thôn nữ", "đám xuân xanh", "tiếng ca vắt vẻo", "ai ngồi dưới trúc", "khách xa", "chị ấy" khiến chúng ta hình dung về sự xuất hiện của con người. Hình ảnh "bao cô thôn nữ hát trên đồi" vừa diễn tả được đối tượng vừa miêu tả được hành động và nơi chốn cụ thể. Câu thơ "- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi" bỗng chốc trở thành lời nói trực tiếp thông qua dấu gạch ngang, kết hợp với sự thay đổi trong cách ngắt nhịp từ 2/2/3 sang 4/3, ý thơ bộc lộ sự tiếc nuối tuổi xuân của người con gái ngay khi đang ở trong mùa xuân. "Tiếng ca" được nhân hóa thông qua từ láy "vắt vẻo", "hổn hển", "thầm thĩ" tạo ra sự trầm bổng khác nhau, lúc thì nhỏ nhẹ, tha thiết, khi thì dồn dập, gấp gáp. Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng hát trong trẻo.


Trái ngược với sự tươi vui, rộn rã của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, khổ thơ cuối đã có sự chùng xuống về mặt cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình được khắc họa thông qua hình ảnh "khách xa". "Khách xa" ở đây có thể hiểu là khách từ phương xa đến làng hoặc cũng có thể là nhà thơ ẩn mình dưới vai trò của một vị khách để diễn tả hoàn cảnh của bản thân. Người khách gặp đúng lúc mùa xuân chín mà lòng, trí nhớ về quê hương. Từ láy "bâng khuâng" gợi ra cảm giác buồn man mác, lửng lơ, vô định kết hợp với từ "sực" càng cho ta cảm giác về sự bất chợt, ngay tức khắc. Tại chính thời điểm đó, nỗi nhớ làng quê ngập tràn, dâng trào trong tâm tưởng của thi nhân. Tương tự câu trên, câu thơ " - Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" với sự thay đổi trong cách ngắt nhịp từ 2/2/3 sang 4/3 và dấu gạch ngang đầu câu khiến câu thơ trở thành lời nói bộc lộ trực tiếp cảm xúc. Đây là câu hỏi của "khách xa" hay của chính tác giả đang tự hỏi chính mình "liệu năm nay chị ấy có còn gánh thóc dọc bờ sông hay không?". Câu thơ vừa diễn tả được hoạt động "gánh thóc" của đối tượng vừa miêu tả được không gian mùa hè với cái "nắng chang chang". Cách gieo vần "làng" - "chang chang" đã gợi ra sự vang vọng trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Cùng viết về đề tài mùa xuân, Nguyễn Bính thể hiện bức tranh tươi tắn, hồn hậu "chân quê để bày tỏ tình cảm với người con gái thì "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử lại diễn tả một mùa xuân tươi tắn, tràn đầy nhằm bộc lộ tiếc nuối và mặc cảm thân phận trước cuộc sống. Cả Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử đều sử dụng hình ảnh thơ gắn liền với các hình ảnh vùng quê. Nhưng điều làm nên dấu ấn của "Mùa xuân chín" chính là cách sử dụng ngôn từ giàu sức gợi, khắc họa nên mùa xuân ở trạng thái tròn đầy nhất.

Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh sống động với đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh của thiên nhiên, con người trong mùa xuân thông qua biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, hệ thống từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm cùng cách ngắt nhịp, gieo vần phá cách. "Mùa xuân chín" bộc lộ khát khao giao cảm với đời, với người của một hồn thơ "điên" đang mang trọng bệnh nhưng vẫn luôn hướng về cuộc sống.


  • 1
  • 2
  • 3
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay