trinh võ
Sắt đoàn
30
6
Câu trả lời của bạn: 23:06 18/12/2023
Loại chữ viết đầu tiên của loài người là
A. Chữ tượng hình. B. Chữ tượng ý.
C. Chữ giáp cốt D .Chữ quốc ngữ
Câu trả lời của bạn: 23:06 18/12/2023
1. Tổ chức nhà nước đế chế La Mã cổ đại
- Theo truyền thuyết, thành Roma do Romullus xây dựng vào khoảng năm 753 TCN ở bên bờ sông Tibres thuộc miền trung bán đảo Ý, nơi sinh sống của 3 bộ lạc người Latin. Mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc, cứ 10 thị tộc được gọi là một Curi (bào tộc). Các thành viên của các thị tộc này đều bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Roma.
- Quản lý xã hội thị tộc của người Roma giai đoạn này được chia là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân (Curi), Viện Nguyên lão (Senat) và Hoàng đế (Rex).
Đại hội nhân dân: được coi là đại hội cổ xưa nhất của người Roma. Thành viên của Đại hội này gồm tất cả những người đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như chiến tranh, hòa hoãn, xét xử, tế lễ hay bầu ra một Hoàng đế (Rex).
Viện nguyên lão: gồm 300 người là những thủ lĩnh của 300 thị tộc. Là cơ quan quyền lực tối cao nhất, quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.
Hoàng đế (Rex): được bầu bởi Đại hội nhân dân và Viện Nguyên lão, không được cha truyền con nối và có thể bị bãi nhiệm bởi Đại hội nhân dân. Thực chất, Rex chỉ là thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ.
2. Địa lý và dân cư La Mã
La Mã (Roma) là tên của một quốc gia cổ đại ở phương Tây mà nơi phát nguyên là bán đảo Ý (Italia)
Đây là một bán đảo có địa hình dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra tới Địa Trung Hải, có diện tích vào khoảng 300.000km2, phía Bắc có dãy núi Anpo ngăn cách Ý với Châu Âu, phía Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Coóc xơ và đảo Xácđenhơ.
Ý có nhiều đồng bằng vô cùng màu mỡ và nhiều đồng cỏ xanh tươi thuận tiện cho việc chăn nuôi gia súc. Có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt...để chế tạo thành công cụ sản xuất và vũ khí.
Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu thuyền đi lại nhưng bờ biển phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt do đó vùng Nam Ý có quan hệ sớm với Hy Lạp.
Bán đảo Ý về mặt địa hình thì không bị chia cắt thành những vùng biệt lập nên thuận lợi về việc quản lý xã hội và thống nhất chính trị.
Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã đã dần dần chinh phục toàn bộ vùng đất bao quanh Địa Trung Hải lập thành một đế quốc rộng lớn gồm đất đai của ba Châu Á, Âu, Phi.
Cư dân chủ yếu và cũng là thành phần cư dân có mặt sớm ở bán đảo Ý gọi là người Ý, trong đó bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau một nhánh của người Latinh đã dựng lên thành La Mã ở trên bờ sông Tibro, từ đó họ được gọi là người La Mã.
Ngoài ra còn có người Gôloa, người Etơruxcơ, người Hy Lạp. Người Gôloa cư trú ở miền cực Bắc của bán đảo.
Người Etơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung.
Người Hy Lạp ở các thành phố ven biển phía Nam bán đảo Ý và đảo Xixin.
3. Sự thành lập chế độ cộng hòa
Tình hình xã hội người La Mã trước khi thành lập nước:
Theo truyền thuyết thành La Mã (Roma) do vua Romulus xây dựng vào năm 753 TCN, do đó, tên của ông đã được dùng để đặt tên của thành. Tuy vậy vấn đề đó chưa được lịch sử chứng minh kể cả nhân vật Romulus.
Cũng theo truyền thuyết, thời kỳ này ở La Mã có ba bộ lạc chia làm 30 bào tộc và 300 thị tộc.
Cơ quan quản lý xã hội gồm 3 bộ phận: Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân và Vua. Do có vua đứng đầu nên thời kỳ này được gọi là thời "Vương chính". Thời vương chính có 7 vua kể cả Romulus, nhưng từ vua thứ năm về trước chỉ là thủ lĩnh quân sự, chỉ có vua thứ 6 và thứ 7 mới thực sự là vua.
Cải cách của Xécviút Tuliút và sự ra đời của nhà nước.
Do sự đấu tranh giữa tầng lớp bình dân với người La Mã, vào giữa thế kỷ VI TCN, vua Xécviút Tuliút (vua thứ 6) đã tiến hành một cuộc cải cách diện rộng nhằm xóa bỏ chế độ thị tộc, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời.
Căn cứ theo tài sản, chia tất cả những người đàn ông có nghĩa vụ quân sự thành sáu đẳng cấp.
Dựa vào sự phân chia đẳng cấp ấy thành lập một Đại hội nhân dân mới gọi là Đại hội Xenturi (Centunie) Xeturi là đơn vị quân đội gồm 100 chiến sĩ.
Xóa bỏ ba bộ lạc cũ, thành lập bốn bộ lạc mới tổ chức theo khu vực nhưng thực chất là những đơn vị hành chính.
Sau cuộc cải cách ấy, chế độ thị tộc bị xóa bỏ, nhà nước chính thức ra đời. Vì vậy Angghen gọi cuộc cải cách này là "Cuộc cách mạng đã kết thúc chế độ thị tộc cũ".
Sự thành lập chế độ cộng hòa
Vào khoảng năm 510 TCN, người La Mã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ vua thứ 7 là Tác canh kiêu ngạo. Từ đây chính quyền trở thành việc của dân (Res Publica), do đó chế độ mới này gọi là Respublica nghĩa là nhà nước của dân, tức là chế độ cộng hòa.
Về bộ máy nhà nước, thời kỳ này bên cạnh Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân là 2 cơ quan chấp chính có quyền lực ngang ngửa nhau, nhiệm kỳ là 1 năm.
Quan chấp chính có quyền hạn cực kỳ lớn: Chỉ huy quân đội, triệu tập hội nghị Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân; Chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân.
Cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc:
Tuy chế độ cộng hòa đã ra đời, nhưng khoảng cách giữa quý tộc và bình dân vẫn là rất lớn.
Về kinh tế, bình dân không được chia cho ruộng đất công, lại bị quý tộc bóc lột nên ngày càng lầm than, nghèo khổ, thậm chí còn trở thành nô lệ.
Về chính trị, bình dân không được giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Về địa vị xã hội, bình dân không được kết hôn với quý tộc.
Do vậy bình dân đã đấu tranh với quý tộc để đòi giải quyết các yêu cầu của họ.
Cuộc đấu tranh đầu tiên của bình dân nổ ra năm 494 TCN. Hình thức đấu tranh là bộ phận bình dân trong quân đội đã rời khỏi La Mã đến đóng ở núi Thánh cách La Mã 5km. Hình thức đấu tranh này về sau còn tái diễn 2 lần nữa.
Kết quả của các cuộc đấu tranh ấy là quý tộc phải nhượng bộ từng phần:
Bình dân được cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi của mình
Được chia ruộng đất
Được xét xử theo luật pháp đã công bố. Do đấu tranh của bình dân, năm 452 và 450 TCN, Viện nguyên lão phải thành lập một ủy ban để soạn thảo pháp luật. Bộ luật này được khắc trên 12 tấm đồng nên gọi là luật "12 bảng đồng"
Từ nửa sau thế kỷ V TCN, nhà nước La Mã phải ban hành nhiều đạo luật nhân nhượng các yêu cầu của bình dân như cho bình dân được kết hôn với quý tộc; bình dân có thể được bầu làm Tư lệnh quân đoàn; trong 2 quan chấp chành phải có một người là bình dân, bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến bình dân thành nô lệ.
Cuộc đấu tranh của bình dân với quý tộc kéo dài trong 200 năm, cuối cùng mọi yêu cầu của bình dân đều được thỏa mãn.
Thắng lợi của bình dân trong cuộc đấu tranh lâu dài này có một ý nghĩa quan trọng là làm cho chế độ cộng hòa quý tộc La Mã được dân chủ hóa hơn so với trước.