em hãy phân tích tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản tây âu và bắc mỹ ?
Quảng cáo
2 câu trả lời 38
1. Về kinh tế
- Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Thủ công nghiệp:
+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…
+ Nhiều trung tâm công thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Luân Đôn,…
+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, các lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh hoặc cho thuê.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mĩ từ cuối thời trung đại.
2. Về chính trị, xã hội
a, Chính trị:
+ Vào hậu kì trung đại, chế độ phong kiến ở Tây Âu rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
+ Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề khủng hoảng về tài chính, xung đột trong nghị viên hoặc mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp.
b, Xã hội:
+ Xuất hiện các giai tầng mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hóa thành quý tộc mới, tiêu biểu như Anh.
+ Giai cấp tư sản có thực lực, đầy tiềm năng ra đời.
+ Giai cấp chủ nô giàu có được hình thành ở miền Nam (Bắc Mỹ).
+ Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa.
c) Về tư tưởng
- Tư tưởng tư sản dần được hình thành và được biểu hiện trên các mặt khác nhau.
+ Phong trào Cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái mới phù hợp với giai cấp tư sản như Tân giáo, Thanh giáo,…
+ Ở Pháp, xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như Triết học, Sử học, Văn học,…
=> Thời đại mới về sự giải phóng con người, thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần đân tộc đối với những nước bị lệ thuộc.
- Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.
+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…
+ Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như An-véc-pen, Am-xtéc-đam (Nê-đéc-lan); Luân Đôn (Anh); Mác-xây (Pháp); Bô-xtơn (Bắc Mỹ),
+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hỗ trợ cho công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.
- Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
5591
-
4118
-
3679
-
1 2078