Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 13 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 lớp 7 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Công nghệ 7 lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 7 

836
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 13 : Phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 1: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Đáp án: A

Giải thích : (Có 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

- Biện pháp canh tác

- Biện pháp thủ công

- Biện pháp hóa học

- Biện pháp sinh học

- Biện pháp kiểm dịch thực vật - SGK trang 30,31,32)

Câu 2: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Đáp án: C

Giải thích : (Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là biện pháp hóa học – SGK trang 31)

Câu 3: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:

A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng

D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.

Đáp án: C

Giải thích : (Dùng thuốc hóa học phải đảm bảo thời gian cách li và quy trình kĩ thuật - SGK trang 32)

Câu 4: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?

A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Đáp án: D

Giải thích : (Biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường là: Biện pháp sinh học – SGK trang 32)

Câu 5: Nội dung của biện pháp canh tác là?

A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh

B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại

C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng

D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại

Đáp án: C

Giải thích : (Nội dung của biện pháp canh tác là: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng – SGK trang 31)

Câu 6: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Khó thực hiện, tốn tiền...

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch

Đáp án: B

Giải thích : (Nhược điểm của biện pháp hóa học là: Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái – SGK trang 31)

Câu 7: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:

A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường

C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường

D. Tất cả ý trên đều đúng

Đáp án: B

Giải thích : (Ưu điểm của biện pháp sinh học là: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường – SGK trang 32)

Câu 8: Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải:

A. Sử dụng biện pháp hóa học

B. Sử dụng biện pháp sinh học

C. Sử dụng biện pháp canh tác

D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

Đáp án: D

Giải thích : (Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý - SGK trang 33)

Câu 9: Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?

A. Biện pháp hóa học

B. Biện pháp sinh học

C. Biện pháp canh tác

D. Biện pháp thủ công

Đáp án: D

Giải thích : (Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biện pháp thủ công - SGK trang 31)

Câu 10: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Đáp án: A

Giải thích : (Biện pháp canh tác được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại – SGK trang 33)

Bài viết liên quan

836
  Tải tài liệu