Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Điệp ngữ có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ văn 7

1469
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Điệp ngữ 

Câu 1. Điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ vòng

D. Hai kiểu A và B

Đáp án: D

Câu 2. Điệp ngữ có mấy dạng

A. 2 dạng

B. 3 dạng

C. 4 Dạng

D. Không xác định được

Đáp án: B

→ Có nhiều dạng điệp ngữ: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp

Câu 3. Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.

A. Điệp cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Cả A và B

Đáp án: B

-> Điệp nối tiếp “ rất lâu, rất lâu” và “khăn xanh, khăn xanh”

Câu 4. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án A

→ Điệp ngữ nhóm, nhấn mạnh sự tảo tần của bà

Câu 5. Điệp ngữ là gì?

A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

B. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Đáp án: A

Bài viết liên quan

1469
  Tải tài liệu