Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ văn 7
Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Câu 1. Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người có những đặc điểm chung gì?
A. Gợi nhiều hơn tả
B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên
C. Chỉ tả chi tiết đặc điểm tiêu biểu nhất
D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ ít miêu tả
Đáp án: D
Câu 2. Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc chín chữ cù lao?
A. Sinh đẻ
B. Nuôi dưỡng
C. Dạy dỗ
D. Dựng vợ gả chồng
Đáp án: D
→ Cù lao chín chữ có nghĩa là công lao nuôi dưỡng, dạy dỗ, bảo ban của cha mẹ đối với con cái
Câu 3. Đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao trên là gì?
A. Âm điệu hát ru
B. Hình ảnh nhân hóa
C. Lối so sánh ví von
D. Hai ý A và C
Đáp án: D
Câu 4. Tâm trạng của người con gái trong bài ca dao “Chiều chiều ra đứng… là tâm trạng gì?
A. Thương người mẹ đã mất
B. Nhớ về thời con gái đã qua
C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ
D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại
Đáp án: C
Câu 5. Tìm trong ca dao có cặp câu so sánh “bao nhiêu… bấy nhiêu”
- Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
- Chờ chờ, đợi đợi, trông trông
Bao nhiêu chờ đợi mặn nồng bấy nhiêu
Đáp án:4 cặp
Câu 6. Lối hát đối đáp, trao duyên thường diễn ra trong những lễ hội quan họ. Theo em, bài ca dao “ở đâu năm cửa.. thuộc kiểu hát nào?
A. Hát chào mời
B. Hát đố hỏi
C. Hát xe kết
D. Hát giã bạn
Đáp án: B
→ Kiểu hát trao duyên là kiểu hát đối đáp đố hỏi giữa các đôi nam thanh nữ tú
Câu 7. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho phù hợp giữa những địa danh và đặc điểm được nói đến trong bài ca dao trên
A.
1. Sông Lục Đầu
2.Núi Đức Thánh Tản
3. Sông Thương
4. Tỉnh Lạng
B
a, Có thành tiên xây
b, Sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
c, Thắt cổ bồng lại có thánh sinh
d, Bên đục bên trong
Đáp án: 1- b; 2- c; 3- d; 4- a
Sông Lục Đầu sáu khúc chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi Đức thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
Câu 8. Địa danh nào sau đây không nằm ở Hồ Gươm?
A. Chùa Một Cột
B. Đền Ngọc Sơn
C. Tháp Rùa
D. Tháp Bút
Đáp án: A
→ Chùa Một Cột ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Câu 9. Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao:
Đường vô… quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô… thì vô…
A. Xứ Huế
B. Xứ Lạng
C. Xứ Nghệ
D. Xứ Quảng
Đáp án B
Câu 10. Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” là vẻ đẹp?
A. Rực rỡ và quyến rũ
B. Trong sáng và hồn nhiên
C. Trẻ trung và đầy sức sống
D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh
Đáp án: C
Câu 11. Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời…” là lời của ai? Nói với ai?
A. Lời của người con nói với cha mẹ
B. Lời của ông nói với cháu
C. Lời của mẹ nói với con
D. Lời của người cha nói với con
Đáp án: A
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Mạch lạc trong văn bản có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Từ láy có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Quá trình tạo lập văn bản có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Đại từ có đáp án năm 2021 - 2022