Đề thi giữa Học kì 2 Sinh lớp 10 năm 2021 - 2022 có đáp án (8 đề)

Tài liệu 8 Đề thi giữa Học kì 2 Sinh học lớp 10 năm học 2021 - 2022 được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Sinh của các trường THPT trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi Sinh học lớp 10 giữa Học kì 2 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 10. Chúc các em học tốt!

737
  Tải tài liệu

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

(Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: (0,3 điểm) Vi sinh vật nào dưới đây không thuộc nhóm quang tự dưỡng ?

A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

B. Tảo đơn bào

C. Vi khuẩn 

D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

Câu 2: (0,3 điểm)  Vi khuẩn nitrat hoá sử dụng nguồn năng lượng là gì ?

A. CO2

B. Ánh sáng

C. Chất hữu cơ

D. Chất vô cơ

Câu 3: (0,3 điểm)  Khi nói về vi sinh vật quang dị dưỡng, điều nào sau đây là đúng ?

A. Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là CO2

B. Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ

C. Sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là chất vô cơ

D. Sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là chất hữu cơ

Câu 4: (0,3 điểm) Dựa vào hình thức dinh dưỡng đặc trưng, em hãy cho biết trùng giày được xếp cùng nhóm với sinh vật nào dưới đây ?

A. Vi khuẩn nitrat hoá

B. Nấm men

C. Tảo đơn bào

D. Vi khuẩn lam

Câu 5: (0,4 điểm)  Trong hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân sơ, chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở đâu ? 

A. Tế bào chất

B. Màng ti thể

C. Màng nhân

D. Màng sinh chất

Câu 6: (0,3 điểm) Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó chất cho êlectron và chất nhận êlectron là

A. khí cacbônic.

B. các phân tử vô cơ.

C. các phân tử hữu cơ.

D. ôxi phân tử.

Câu 7: (0,3 điểm)  Khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng của vi sinh vật có được là do đâu ?

A. Do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Do quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra nhanh chóng

D. Do quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh

Câu 8: (0,4 điểm)  Đơn vị cấu tạo nên các prôtêin là 

A. axit amin.

B. axit béo.

C. glucôzơ.

D. glixêrol.

Câu 9: (0,4 điểm)  Loại liên kết nào dưới đây tồn tại trong phân tử lipit ?

A. Liên kết este

B.  Liên kết peptit

C. Liên kết glicôzit.

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: (0,3 điểm) Sản phẩm của quá trình lên men lactic đồng hình là gì ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Axit lactic

C. CO2

D. Êtanol

Câu 11: (0,4 điểm)  Quá trình lên men rượu từ glucôzơ không tạo ra sản phẩm nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Axit lactic

C. Êtanol

D. CO2

Câu 12: (0,4 điểm)  Hợp chất chủ yếu có trong xác thực vật là gì ?

A. Glicôgen

B. Xenlulôzơ

C. Kitin

D. Tinh bột

Câu 13: (0,4 điểm)  Gọi N0 là số lượng tế bào ban đầu, t là thời gian, g là thời gian thế hệ của loài, Nlà số lượng tế bào sau thời gian t thì Nt sẽ được tính bằng công thức sau :

A. Nt = N0.2g/t

B. Nt = N0.2t.g

C. Nt = N0.2t/g

D. Nt = N0+2t/g

Câu 14: (0,4 điểm)  Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, tại pha nào thì số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng ?

A. Pha tiềm phát

B. Pha cân bằng

C. Pha luỹ thừa

D. Pha suy vong

Câu 15: (0,3 điểm)  Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào ?

A. Pha tiềm phát

B. Pha luỹ thừa

C. Pha suy vong

D. Pha cân bằng

Câu 16: (0,3 điểm)  Khi nói về pha cân bằng trong nuôi cấy không liên tục một quần thể vi khuẩn, điều nào dưới đây là đúng ?

A. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi

B. Không có tế bào sinh ra cũng không có tế bào chết đi

C. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại

D. Enzim cảm ứng được hình thành

Câu 17: (0,4 điểm)  Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được sinh khối lớn nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, chúng ta nên thu hoạch quần thể vi khuẩn ở giai đoạn nào ?

A. Gần cuối pha luỹ thừa

B. Đầu pha luỹ thừa

C. Đầu pha cân bằng

D. Cuối pha cân bằng

Câu 18: (0,4 điểm)  Thời gian thế hệ là gì ?

A. Là thời gian từ khi tế bào sinh ra cho đến khi nó chết đi vì các lí do sinh thái.

B. Là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

C. Là thời gian tồn tại của quần thể trong những điều kiện sinh thái nhất định.

D. Là thời gian cần thiết cho một quần thể thích nghi với môi trường mới.

Câu 19: (0,3 điểm)  Sinh sản bằng ngoại bào tử có ở vi sinh vật nào dưới đây ?

A. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

B. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

C. Xạ khuẩn

D. Nấm men rượu rum

Câu 20: (0,3 điểm)  Dạng bào tử nào dưới đây được tạo ra khi vi khuẩn gặp phải điều kiện môi trường bất lợi ?

A. Bào tử đảm

B. Ngoại bào tử

C. Nội bào tử

D. Bào tử đốt

Câu 21: (0,3 điểm)  Hình thức sinh sản vô tính nào dưới đây có ở vi khuẩn ?

A. Tạo thành bào tử

B. Nảy chồi

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Phân đôi

Câu 22: (0,3 điểm)  Tảo mắt có hình thức sinh sản vô tính như thế nào ?

A. Phân đôi

B. Nảy chồi

C. Tạo thành bào tử

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 23: (0,4 điểm)  Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng hình thành nội bào tử ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Vi khuẩn than

C. Vi khuẩn lactic

D. Vi khuẩn lam

Câu 24: (0,3 điểm) Bào tử trần có ở nhóm vi sinh vật nào dưới đây ?

A. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

B. Nấm Mucor

C. Nấm Penicillium

D. Xạ khuẩn

Câu 25: (0,3 điểm) Vi khuẩn không tự tổng hợp được các nhân tố sinh dưỡng được gọi là

A. vi khuẩn dị dưỡng.

B. vi khuẩn tự dưỡng.

C. vi khuẩn khuyết dưỡng.

D. vi khuẩn nguyên dưỡng.

Câu 26: (0,3 điểm) Các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động lên vi sinh vật như thế nào ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất

C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt

D. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ô xi hoá mạnh

Câu 27: (0,3 điểm)  Các loại khí êtilen ôxit thường được dùng để 

A. diệt bào tử đang nảy mầm.

B. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.

C. diệt khuẩn trên da.

D. thanh trùng nước máy, nước các bể bơi.

Câu 28: (0,3 điểm)  Chất nào dưới đây không phải là chất ức chế sinh trưởng ?

A. Êtanol

B. Cloramin

C. Vitamin

D. Natri hipôclorit

Câu 29: (0,3 điểm)  Tác nhân chủ yếu gây biến tính prôtêin trong tự nhiên là gì ?

A. Áp suất thẩm thấu

B. Độ ẩm

C. Ánh sáng

D. Nhiệt độ

Câu 30: (0,3 điểm)  Loại tia sáng nào dưới đây có khả năng làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết ?

A. Tia vũ trụ

B. Tia Rơnghen

C. Tia Gamma

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

B

D

C

B

A

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

C

A

B

A

C

B

A

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

C

C

C

B

C

D

D

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

(Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: (0,3 điểm)  Chất vô cơ là nguồn năng lượng chủ yếu của

A. vi khuẩn ôxi hoá hiđrô. 

B. vi khuẩn lam.

C. vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

D. nấm men.

Câu 2: (0,4 điểm) Vi khuẩn nào dưới đây có hình thức dinh dưỡng giống với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục ?

A. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh

B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía

C. Vi khuẩn nitrat hoá

D. Vi khuẩn lam

Câu 3: (0,3 điểm)  Trùng giày có hình thức dinh dưỡng như thế nào ?

A. Quang tự dưỡng

B. Quang dị dưỡng

C. Hoá dị dưỡng

D. Hoá tự dưỡng

Câu 4: (0,4 điểm) Chất hữu cơ vừa là nguồn năng lượng, vừa là nguồn cacbon chủ yếu của

A. vi khuẩn nitrat hoá.

B. vi khuẩn ôxi hoá hiđrô.

C. tảo đơn bào.

D. nấm men.

Câu 5: (0,3 điểm)  Ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền êlectron trong hô hấp hiếu khí diễn ra ở đâu ?

A. Màng trong của ti thể

B. Trên màng sinh chất 

C. Chất nền của lục lạp

D. Trên màng nhân

Câu 6: (0,3 điểm)  Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải hiếu khí glucôzơ là gì ?

A. H2O và O2

B. H2O và CO2

C. H2O, O2 và CO2

D. O2 và CO2

Câu 7: (0,3 điểm)  Quá trình tổng hợp pôlisaccarit ở vi sinh vật phải cần đến chất khởi đầu là

A. ADP-glucôzơ.

B. glixêrol

C. AMP-glucôzơ.

D. axit béo.

Câu 8: (0,3 điểm) Sản phẩm nào dưới đây được tạo ra trong quá trình lên men lactic dị hình ?

A. Axit axêtic

B. CO2

C. Axit lactic

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: (0,4 điểm) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ ở vi sinh vật có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây ?

A. Làm mục ruỗng các đồ dùng có nguồn gốc hữu cơ

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Làm hỏng thực phẩm

D. Làm hư hại quần áo

Câu 10: (0,4 điểm) Loại thực ăn nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình lên men êtilic ?

A. Cơm rượu

B. Dưa chua

C. Cà muối

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 11: (0,4 điểm) Khi nói về mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá, nhận định nào dưới đây là sai ?

A. Đây là hai quá trình mâu thuẫn nhau

B. Đây là hai quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào

C. Đồng hoá tổng hợp các chất, cung cấp nguyên liệu cho dị hoá

D. Dị hoá phân giải các chất, cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho đồng hoá

Câu 12: (0,4 điểm)  Loại enzim nào dưới đây tham gia vào quá trình phân giải pôlisaccarit ? 

A. Amilaza

B. Prôtêaza

C. Lipaza

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 13: (0,4 điểm) Một loài sinh vật đơn bào có thời gian thế hệ là 60 phút. Người ta tiến hành nuôi cấy một nhóm cá thể của loài này trong 5 giờ, sau đó thu được số cá thể ở thế hệ cuối cùng là 256. Hãy tính số cá thể trong nhóm ban đầu.

A. 8

B. 4

C. 16

D. 32

Câu 14: (0,3 điểm)   Vì sao ở pha suy vong, số tế bào trong quần thể lại giảm dần ?

A. Vì nguồn dinh dưỡng cạn kiệt dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài ngày càng gay gắt

B. Vì dung tích sống bị giới hạn dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cá thể

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Vì chất độc hại tích luỹ quá nhiều, gây đầu độc và ảnh hưởng đến sức sống và sức sinh sản của mỗi cá thể

Câu 15: (0,4 điểm) Enzim cảm ứng được hình thành ở pha nào trong nuôi cấy không liên tục ?

A. Pha cân bằng

B. Pha suy vong

C. Pha luỹ thừa

D. Pha tiềm phát

Câu 16: (0,3 điểm) Quần thể vi khuẩn nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha với trình tự sớm – muộn như sau :

A. pha tiềm phát – pha cân bằng – pha luỹ thừa – pha suy vong.

B. pha tiềm phát – pha luỹ thừa – pha cân bằng – pha suy vong.

C. pha luỹ thừa – pha cân bằng – pha tiềm phát – pha suy vong.

D. pha luỹ thừa – pha tiềm phát – pha cân bằng – pha suy vong.

Câu 17: (0,4 điểm) Sự kiện nào dưới đây không xảy ra ở pha tiềm phát của nuôi cấy không liên tục ?

A. Phân chia, tạo ra các tế bào mới

B. Vi khuẩn dần thích nghi với môi trường sống

C. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 18: (0,3 điểm)  Mêzôxôm có vai trò gì trong quá trình phân đôi của vi khuẩn ?

A. Làm điểm tựa cho vòng ADN đính vào để nhân đôi

B. Sinh thoi phân bào để tạo điều kiện cho các ADN trượt về hai cực tế bào

C. Tạo vách ngăn giữa hai tế bào con

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 19: (0,3 điểm)  Tảo lục có hình thức sinh sản vô tính như thế nào ?

A. Nảy chồi

B. Phân đôi

C. Phân nhiều

D. Tạo thành bào tử

Câu 20: (0,3 điểm) Sinh sản theo hình thức nảy chồi không có ở vi sinh vật nào dưới đây ?

A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

B. Nấm men rượu

C. Xạ khuẩn

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 21: (0,3 điểm) Khi nói về nội bào tử của vi khuẩn, điều nào dưới đây là đúng ?

A. Được tạo thành trong điều kiện môi trường bất lợi

B. Có lớp vỏ dày chứa canxi đipicôlinat

C. Không thực hiện chức năng sinh sản

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 22: (0,3 điểm)  Phân đôi là hình thức sinh sản vô tính của

A. nấm men rượu rum.

B. vi sinh vật dinh dưỡng mêtan.

C. xạ khuẩn.

D. vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

Câu 23: (0,3 điểm) Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến nhất của dạng sống nào sau đây ?

A. Virut

B. Vi khuẩn

C. Nấm

D. Tảo

Câu 24: (0,3 điểm) Vi sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng bào tử kín ?

A. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

B. Xạ khuẩn

C. Nấm Mucor

D. Nấm Penicillium

Câu 25: (0,3 điểm) Chất nào dưới đây có khả năng sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh ?

A. Êtilen ôxit

B. Êtanol

C. Phoocmanđêhit

D. Natri hipôclorit

Câu 26: (0,4 điểm) Các hợp chất của phênol thường được dùng để 

A. khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện.

B. diệt khuẩn trên da.

C. thanh trùng nước máy, nước các bể bơi.

D. diệt bào tử đang nảy mầm.

Câu 27: (0,3 điểm) Chất nào dưới đây làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất của vi sinh vật ?

A. Cloramin

B. Phoocmanđêhit

C. Natri hipôclorit

D. Izôprôpanol

Câu 28: (0,3 điểm) Người ta thường dùng nhiệt độ thấp để 

A. kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

B. tiêu diệt vi sinh vật.

C. kích thích vi sinh vật phát triển.

D. rút ngắn thời gian thế hệ của vi sinh vật.

Câu 29: (0,3 điểm)  Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến

A. tốc độ phản ứng sinh hoá học trong tế bào.

B. sự hình thành ATP.

C. quá trình tổng hợp sắc tố.

D. tính thấm qua màng tế bào.

Câu 30: (0,3 điểm) Loại tia sáng nào dưới đây thường làm biến tính các axit nuclêic ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tia sáng nhìn thấy được

C. Tia tử ngoại

D. Tia hồng ngoại

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

D

A

B

A

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

C

D

B

A

A

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

C

D

A

D

A

A

C

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

(Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: (0,3 điểm) Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật thành mấy nhóm chính ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 2: (0,3 điểm)  Vi sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm quang tự dưỡng ?

A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

B. Tảo lục

C. Vi khuẩn lam 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3: (0,3 điểm)  Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : ... là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ.

A. Quang hợp

B. Hô hấp kị khí

C. Lên men

D. Hô hấp hiếu khí

Câu 4: (0,4 điểm) Trong hô hấp hiếu khí, từ một phân tử glucôzơ sẽ tạo ra được bao nhiêu phân tử ATP ?

A. 26

B. 4

C. 34

D. 38

Câu 5: (0,3 điểm)  Khi nói về đặc điểm chung của vi sinh vật, điều nào dưới đây là đúng ?

A. Có kích thước hiển vi

B. Sinh sản chậm

C. Khu phân bố hẹp

D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc

Câu 6: (0,3 điểm)  Vi sinh vật nào dưới đây sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là CO2 ?

A. Trùng giày

B. Vi khuẩn nitrat hoá

C. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

D. Nấm men

Câu 7: (0,3 điểm)  Sự tổng hợp prôtêin là do

A. các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

B. các phân tử glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

C. các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.

D. các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.

Câu 8: (0,4 điểm)  Món ăn nào dưới đây là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Rượu trắng

C. Sữa chua

D. Nước mắm 

Câu 9: (0,4 điểm)  Sự tổng hợp lipit ở vi sinh vật là do sự liên kết giữa

A. glucôzơ và các axit amin.

B. glixêrol và các axit béo.

C. glixêrol và các axit amin.

D. glucôzơ và các axit béo.

Câu 10: (0,3 điểm)   Nem chua được tạo ra nhờ quá trình 

A. lên men lactic.

B. lên men êtilic.

C. phân giải prôtêin.

D. phân giải axit nuclêic.

Câu 11: (0,4 điểm)  Sự sinh trưởng của quần thể sinh vật được hiểu là 

A. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

B. sự tăng sinh khối của quần thể.

C. sự mở rộng khu phân bố của quần thể.

D. sự tăng mật độ của quần thể.

Câu 12: (0,4 điểm)   Thời gian thế hệ được kí hiệu là gì ?

A. g

B. N

C. t

D. k

Câu 13: (0,4 điểm)   Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục, pha lag là tên gọi khác của pha nào ?

A. Pha tiềm phát

B. Pha luỹ thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Câu 14: (0,3 điểm)  Nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây ?

A. Dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định

B. Quần thể sinh vật không trải qua pha suy vong

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Môi trường nuôi cấy luôn ổn định

Câu 15: (0,4 điểm)   Trong nuôi cấy liên tục, pha tăng trưởng nào dưới đây của quần thể vi sinh vật sẽ được kéo dài ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Pha suy vong

C. Pha tiềm phát

D. Pha cân bằng

Câu 16: (0,3 điểm)  Dựa vào đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, em hãy cho biết đặc điểm nào dưới đây có ở pha suy vong ?

A. Chất độc hại tích luỹ quá nhiều, môi trường ô nhiễm

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi

D. Chất dinh dưỡng cạn kiệt

Câu 17: (0,3 điểm)  Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp nhất thì thời gian thế hệ của E.coli là

A. 20 phút.

B. 60 phút.

C. 24 giờ.

D. 48 giờ.

Câu 18: (0,3 điểm) Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào ?

A. Phân đôi

B. Nảy chồi

C. Tạo thành bào tử

D. Tiếp hợp

Câu 19: (0,3 điểm) Sinh sản bằng ngoại bào tử có ở

A. tảo mắt.

B. vi sinh vật dinh dưỡng mêtan.

C. xạ khuẩn.

D. vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

Câu 20: (0,3 điểm) Sinh vật nào dưới đây có hình thức sinh sản vô tính khác với những sinh vật còn lại ? 

A. Trùng giày

B. Tảo mắt

C. Nấm men rượu

D. Tảo lục

Câu 21: (0,3 điểm)  Nấm Penicillium có hình thức sinh sản vô tính như thế nào ?

A. Sinh sản bằng ngoại bào tử

B. Sinh sản bằng nội bào tử

C. Sinh sản bằng bào tử túi

D. Sinh sản bằng bào tử trần

Câu 22: (0,3 điểm)  Bào tử nào dưới đây không phải là bào tử sinh sản ?

A. Nội bào tử

B. Ngoại bào tử

C. Bào tử kín

D. Bào tử trần

Câu 23: (0,3 điểm)  Mêzôxôm là một cấu trúc được tạo thành khi vi khuẩn tiến hành

A. tạo bào tử.

B. phân đôi.

C. nảy chồi.

D. tiếp hợp.

Câu 24: (0,3 điểm) Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây là chất dinh dưỡng ?

A. Prôtêin

B. Lipit

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Cacbohiđrat

Câu 25: (0,4 điểm)   Hiện tượng sấy khô để bảo quản nông sản cho thấy ảnh hưởng của nhân tố vật lí nào đến sự sống của vi sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ánh sáng

C. pH

D. Độ ẩm

Câu 26: (0,4 điểm)   Chất nào dưới đây có khả năng diệt khuẩn một cách chọn lọc ?

A. Chất kháng sinh

B. Hợp chất của kim loại nặng

C. Rượu iôt

D. Anđêhit

Câu 27: (0,3 điểm)  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được phân chia làm mấy nhóm chính ?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28: (0,4 điểm)  Hợp chất nào dưới đây được dùng để thanh trùng nước máy, nước các bể bơi ?

A. Cloramin

B. Phoocmanđêhit

C. Chất kháng sinh

D. Phênol

Câu 29: (0,3 điểm)  Chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. Vitamin

B. Kháng sinh

C. Anđêhit

D. Rượu iôt

Câu 30: (0,3 điểm)  Nhân tố sinh thái nào dưới đây ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP… ?

A. Độ ẩm

B. Nhiệt độ

C. Độ pH

D. Ánh sáng

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

D

A

B

A

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

C

D

B

A

A

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

C

D

A

D

A

A

C

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

 (Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: (0,3 điểm)  Vi sinh vật hoá dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là gì ?

A. Chất vô cơ

B.  Chất hữu cơ

C. CO 

 D. Ánh sáng

Câu 2: (0,3 điểm)   Dựa vào hình thức dinh dưỡng, em hãy cho biết vi sinh vật nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh ?

A.  Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

B. Vi khuẩn nitrat hoá

C. Vi khuẩn ôxi hoá hiđrô

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3:  (0,4 điểm)   Nấm có hình thức dinh dưỡng như thế nào ?

A. Quang tự dưỡng

B. Hoá tự dưỡng

C.  Hoá dị dưỡng

D. Quang dị dưỡng

Câu 4:  (0,4 điểm)   Có mấy loại môi trường cơ bản dùng trong nuôi cấy vi sinh vật ?

A. 5

B. 4

C.  3

D. 2

Câu 5: (0,4 điểm)   Vi khuẩn lam sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là

A. chất vô cơ.

B.  CO .

C. chất hữu cơ.

D. CaCO .

Câu 6: (0,3 điểm)   Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là

A.  một phân tử vô cơ.

B. chất hữu cơ.

C. ôxi phân tử.

D. CO .

Câu 7:  (0,3 điểm)   Trong tế bào, quá trình lên men diễn ra ở đâu ?

A. Ti thể

B.  Tế bào chất

C. Nhân

D. Màng sinh chất

Câu 8:  (0,3 điểm)   Đâu không phải là thành phần cấu tạo nên nuclêôtit ?

A. Axit phôtphoric

B. Đường 5 cacbon

C.  Axit amin

D. Bazơ nitơ

Câu 9:  (0,4 điểm)  Áo cotton bị mục là một trong những ví dụ minh hoạ cho quá trình phân giải

A.  xenlulôzơ.

B. prôtêin.  

C. tinh bột.

D. lipit.

Câu 10: (0,4 điểm)   Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin ?

A. Glucôzơ

B. Glixêrol

C. Axit béo

D.  Axit amin

Câu 11: (0,3 điểm)   Loại thức ăn nào dưới đây được tạo ra nhờ ứng dụng quá trình lên men lactic ?

A.  Tất cả các phương án còn lại

B. Kim chi

C. Nem chua

D. Cà muối

Câu 12: (0,3 điểm)  Ở E.coli, cứ 20 phút thì tế bào sẽ phân chia một lần. Một nhóm gồm 10 cá thể được nuôi cấy trong 2 giờ. Hỏi sau thời gian nuôi cấy, tổng số cá thể được tạo ra ở thế hệ cuối cùng là bao nhiêu ?

A. 760

B.  640

C. 320

D. 1280

Câu 13: (0,4 điểm)   Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm … pha.

A.  4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 14: (0,3 điểm)   Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, pha log là tên gọi khác của

A. pha suy vong. 

B. pha cân bằng.

C. pha tiềm phát.

D.  pha luỹ thừa.

Câu 15: (0,3 điểm)   Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào thì số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian ?

A. Pha tiềm phát

B. Pha luỹ thừa

C. Pha suy vong

D.  Pha cân bằng

Câu 16: (0,3 điểm)   Trong quá trình phân đôi của vi khuẩn, mêzôxôm được tạo ra do sự gấp nếp

A.  màng sinh chất.

B. màng lưới nội chất.

C. màng nhân.

D. thành tế bào.

Câu 17: (0,3 điểm)   Nhóm vi sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng bào tử đốt ?

A.  Xạ khuẩn

B. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

D. Tảo mắt

Câu 18: (0,3 điểm)   Nấm Mucor có hình thức sinh sản vô tính như thế nào ?

A. Sinh sản bằng bào tử đốt

B. Sinh sản bằng ngoại bào tử

C.  Sinh sản bằng bào tử kín 

D. Sinh sản bằng bào tử trần

Câu 19: (0,3 điểm)   Tảo lục có hình thức sinh sản vô tính giống với

A. vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

B.  trùng giày.

C. nấm men rượu.

D. xạ khuẩn.

Câu 20: (0,3 điểm)   Chất nào dưới đây không phải là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Vitamin

C. Axit amin

D.  Cloramin

Câu 21: (0,3 điểm)   Các hợp chất phênol có cơ chế tác động như thế nào lên vi sinh vật ?

A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh

B. Diệt khuẩn có tính chọn lọc

C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt

D.  Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào

Câu 22: (0,3 điểm)   Nhóm chất nào dưới đây được dùng để diệt bào tử đang nảy mầm, thể sinh dưỡng ?

A.  Hợp chất kim loại nặng

B. Hợp chất của phênol

C. Cồn 

D. Anđêhit

Câu 23: (0,3 điểm)   Trong các dạng sống dưới đây, dạng sống nào đòi hỏi độ ẩm cao nhất ?

A. Virut

B.  Vi khuẩn

C. Nấm men

D. Nấm sợi

Câu 24: (0,3 điểm)   Để bảo quản thực phẩm được lâu, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?

A. Ướp muối

B. Sấy khô

C.  Tất cả các phương án còn lại

D. Ướp lạnh

Câu 25: (0,4 điểm)   Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể động vật là

A. vi sinh vật ưa lạnh.

B. vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

C. vi sinh vật ưa nhiệt.

D.  vi sinh vật ưa ấm.

Câu 26: (0,4 điểm)   Dựa vào sự thích nghi với độ pH của môi trường, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm chính ?

A.  3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 27: (0,3 điểm)   Yếu tố vật lý nào dưới đây tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng… của sinh vật ?

A. Độ pH

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D.  Ánh sáng

Câu 28: (0,4 điểm)   Hiện tượng ngâm nước muối để ức chế hoạt động của vi sinh vật cho thấy vai trò của yếu tố vật lí nào đối với nhóm sinh vật này ?

A.  Áp suất thẩm thấu

B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ

D. Độ pH

Câu 29: (0,4 điểm)   Môi trường nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào sau đây ?

A.  Tất cả các phương án còn lại

B. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới

C. Không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất

D. Quần thể vi sinh vật sống trong môi trường này sinh trưởng theo 4 pha

Câu 30: (0,3 điểm)   Trên thế giới, phần lớn rượu êtilic được sản xuất bằng con đường

A. hô hấp hiếu khí.

B. tổng hợp từ anđêhit.

C.  lên men.

D. tổng hợp từ êtilen.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

C

B

A

B

C

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

A

D

D

A

A

C

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

C

D

A

D

A

A

C

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 5)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Nấm men có hình thức dinh dưỡng giống với sinh vật nào dưới đây ?

A. Vi khuẩn nitrat hoá

B. Vi khuẩn lam

C. Trùng giày

D. Tảo đơn bào

Câu 2: Trong nuôi cấy vi sinh vật, môi trường bán tổng hợp là môi trường 

A. chứa các chất tự nhiên và các chất hoá học.

B. chỉ chứa các chất tự nhiên.

C. chỉ chứa các chất đã biết rõ thành phần hoá học và số lượng.

D. chứa chất tự nhiên nhưng biết rõ thành phần hoá học.

Câu 3: Khi nói về lên men, điều nào sau đây là đúng ?

A. Chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ

B. Diễn ra trong tế bào chất

C. Là quá trình chuyển hoá kị khí

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Tương đậu nành là sản phẩm của quá trình

A. phân giải pôlisaccarit.

B. phân giải prôtêin.

C. tổng hợp prôtêin.

D. tổng hợp pôlisaccarit.

Câu 5: Sản phẩm của quá trình lên men êtilic từ glucôzơ là gì ?

A. Êtanol và axit axêtic

B. CO2 và axit lactic

C. Êtanol và CO2

D. Êtanol và axit lactic

Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục, sự phân chia tế bào diễn ra ở pha nào dưới đây ?

A. Pha cân bằng

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Pha luỹ thừa

D. Pha suy vong

Câu 7: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha, trong đó pha đầu tiên là

A. pha tiềm phát.

B. pha luỹ thừa.

C. pha suy vong.

D. pha cân bằng.

Câu 8: Pha sinh trưởng nào dưới đây có ở cả nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Pha suy vong

C. Pha tiềm phát

D. Pha luỹ thừa

Câu 9: Hình thức sinh sản bằng cách phân nhánh và nảy chồi có ở sinh vật nào dưới đây ?

A. Nấm men rượu rum

B. Xạ khuẩn   

C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

D. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

Câu 10: Vì sao chúng ta có thể giữ thức ăn được tương đối lâu trong tủ lạnh ?

A. Vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật hoại sinh gây hỏng thức ăn.

B. Vì tủ lạnh là môi trường khép kín và sinh vật không thể xâm nhập vào trong

C. Vì tủ lạnh phát ra các tia sáng có bước sóng ngắn, có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật gây hỏng thức ăn

D. Tất cả các phương án còn lại

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Lập bảng so sánh về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của các kiểu dinh dưỡng phổ biến ở vi sinh vật và các đại diện. (4 điểm)

Câu 2: Người ta tiến hành nuôi 100 cá thể sinh vật đơn bào cùng loài trong 6 tiếng. Sau thời gian này, số lượng cá thể trong quần thể là 6400. Hãy xác định thời gian thế hệ của loài đang xét. (3 điểm) 

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

C

B

A

D

C

A

B. Phần Tự luận

Câu 1: Lập bảng so sánh về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của các kiểu dinh dưỡng phổ biến ở vi sinh vật và các đại diện :

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon chủ yếu

Đại diện

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục

Hoá tự dưỡng

Chất vô cơ

CO2

Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá hiđrô, ôxi hoá lưu huỳnh

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía

Hoá dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, vi khuẩn hoại sinh

(Có 4 ý so sánh, trả lời đúng 1 ý được 1 điểm)

Câu 2:

- Gọi g là thời gian thế hệ của loài đang xét. Đề bài cho số tế bào ban đầu là 100 (No = 100) ; thời gian là 6 giờ (t = 6), số tế bào của nhóm sau thời gian t là 6400 (Nt = 6400) các giá trị này liên hệ với nhau bởi công thức : Nt = No.2t/g (1,5 điểm)

- Thay các giá trị cụ thể vào công thức trên, ta được : 6400 = 100.26/g g = 1. Vậy thời gian thế hệ của loài đang xét là 1 giờ (1,5 điểm)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 6)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn nitrat hoá có hình thức dinh dưỡng giống với vi sinh vật nào sau đây ?

 A. Nấm men rượu rum

B. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh

C. Vi khuẩn lam

D. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

Câu 2: Khi nói về hô hấp hiếu khí, điều nào sau đây là đúng ?

A. Giải phóng ra lượng ATP thấp hơn so với hô hấp kị khí

B. Sản phẩm cuối cùng là một hợp chất hữu cơ

C. Chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân thực

D. Chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử

Câu 3: Thức ăn nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic ?

A. Mật mía

B. Bánh gai

C. Cơm cháy

D. Kim chi

Câu 4: Hiện tượng bàn ghế bằng gỗ bị mục ruỗng theo thời gian phản ánh quá trình phân giải chất hữu cơ nào ?

A. Xenlulôzơ

B. Tinh bột

C. Prôtêin

D. Kitin

Câu 5: Sau thời gian thế hệ thì số lượng tế bào trong một quần thể sinh vật đơn bào sẽ

A. tăng lên gấp đôi.

B. vẫn được duy trì ổn định.

C. giảm đi một nửa.

D. tăng lên gấp 4 lần.

Câu 6: Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, pha luỹ thừa có đặc trưng nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Chỉ có tế bào sinh ra, không có tế bào chết đi

C. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi

D. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất

Câu 7: Mêzôxôm – cấu trúc được hình thành trong quá trình phân đôi của vi khuẩn – có nguồn gốc từ đâu ?

A. Màng sinh chất

B. Thành tế bào

C. Nhân con

D. Bộ máy Gôngi

Câu 8: Hình thức sinh sản vô tính nào dưới đây có ở vi sinh vật nhân thực ?

A. Sinh sản bằng bào tử

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Sinh sản bằng cách nảy chồi

D. Sinh sản bằng cách phân đôi

Câu 9: Chất nào dưới đây có khả năng diệt khuẩn chọn lọc ?

A. Anđêhit

B. Chất kháng sinh

C. Rượu iôt

D. Hợp chất phênol

Câu 10: Việc tráng bình sữa bằng nước sôi để tiệt trùng cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nào đối với sự sống còn của vi sinh vật ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm

D. Áp suất thẩm thấu

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: So sánh nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục. (6 điểm)

Câu 2: Vì sao sau khi rửa rau sống, chúng ta nên ngâm trong nước muối pha loãng 5 – 10 phút ? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

D

A

A

C

A

B

B

A

B. Phần Tự luận

Câu 1: So sánh nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục:

* Giống nhau :

- Đều xảy ra sự phân chia tế bào, đều có những tế bào sinh ra và những tế bào chết đi (1 điểm)

- Đều trải qua pha luỹ thừa và pha cân bằng (1 điểm)

* Khác nhau :

Nội dung so sánh

Nuôi cấy không liên tục

Nuôi cấy liên tục

Cơ chế tác động

Chất dinh dưỡng không được bổ sung, chất thải độc hại và sinh khối không được lấy ra

Chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, chất thải độc hại và sinh khối liên tục được lấy ra khỏi môi trường

Số lượng và thành phần các pha sinh trưởng

Sinh trưởng qua 4 pha : pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng, pha suy vong

Sinh trưởng qua 2 pha : pha luỹ thừa, pha cân bằng

Độ dài các pha

Pha luỹ thừa rất ngắn, pha cân bằng không được duy trì lâu 

Pha luỹ thừa kéo dài hơn, pha cân bằng được duy trì theo thời gian

Sự sinh trưởng của quần thể

Mang tính ngắn hạn, đến thời điểm nào đó sẽ ngừng hẳn, sinh khối giảm

Được duy trì liên tục

(Có 4 ý so sánh, trả lời đúng 1 ý được 1 điểm)

Câu 2: Sau khi rửa rau sống, chúng ta nên ngâm trong nước muối pha loãng 5 – 10 phút vì nước muối pha loãng là môi trường ưu trương so với dịch tế bào của vi sinh vật bám trên bề mặt rau sống, do đó, nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (tức là từ dịch tế bào ra ngoài môi trường) khiến cho tế bào của vi sinh vật bị mất nước, gây co nguyên sinh khiến chúng không thể phân chia được, giảm bớt nguy cơ gây hại đối với cơ thể con người. (1 điểm)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 7)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Chất hữu cơ vừa là nguồn năng lượng, vừa là nguồn cacbon chủ yếu của

A. vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục.

B. trùng giày.

C. tảo đơn bào.

D. vi khuẩn nitrat hoá.

Câu 2: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Hô hấp là một hình thức … các hợp chất cacbohiđrat.

A. quang tự dưỡng

B. quang dị dưỡng

C. hoá tự dưỡng

D. hoá dị dưỡng

Câu 3: Loại thức ăn nào dưới đây không được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Kim chi

C. Nem chua

D. Giò lụa

Câu 4: Axit amin là sản phẩm của quá trình phân giải

A. prôtêin.

B. axit nuclêic.

C. lipit.

D. pôlisaccarit.

Câu 5: Loại vi khuẩn nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lên men sữa chua ?

A. Vi khuẩn lactic

B. Vi khuẩn axêtic

C. Vi khuẩn lam

D. Vi khuẩn than

Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, sự phân chia tế bào không xảy ra ở pha nào ?

A. Pha cân bằng

B. Pha luỹ thừa 

C. Pha tiềm phát

D. Pha suy vong

Câu 7: Pha nào dưới đây tồn tại ở cả nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục ?

A. Pha cân bằng

B. Pha tiềm phát

C. Pha suy vong

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của

A. địa y.

B. vi khuẩn.

C. nấm đảm.

D. tảo.

Câu 9: Sinh vật nào dưới đây có hình thức sinh sản vô tính giống với nấm men rượu rum ?

A. Trùng giày

B.  Tất cả các phương án còn lại

C. Tảo lục

D. Tảo mắt

Câu 10: Đâu là tên một yếu tố lý học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. pH

B. Cồn

C. Clo

D. Chất kháng sinh

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1 : Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục ? Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha ? Kể tên và nêu đặc trưng của từng pha. (6 điểm)

Câu 2: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh ? (1 điểm)

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

D

A

A

C

A

B

B

A

B. Phần Tự luận

Câu 1:

* Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất. (1 điểm)

* Quần thể vi khuẩn nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha (1 điểm) : 

- Pha tiềm phát (pha lag) : vi khuẩn dần thích nghi với môi trường ; số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng ; enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất (1 điểm)

- Pha luỹ thừa (pha log) : vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi ; số lượng tế bào trong quần thể tăng lên nhanh chóng theo cấp luỹ thừa (1 điểm)

- Pha cân bằng : số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đén cực đại và không đổi theo thời gian vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi (1 điểm)

- Pha suy vòng : số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt và chất độc hại tích luỹ quá nhiều (1 điểm)

Câu 2: Quá trình lên men lactic trong sữa chua đã sinh ra axit lactic và khiến cho sữa chua có môi trường axit (pH<7). Mặt khác, hầu hết các sinh vật gây bệnh đều ưa sống trong môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ. Chính vì thế nên chúng không thể tồn tại trong trong loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này (1 điểm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi giữa Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 8)

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Với cùng một lượng cơ chất ban đầu thì trong các quá trình chuyển hoá dưới đây, quá trình nào sản sinh ra nhiều năng lượng nhất ?

A. Lên men êtilic

B. Lên men lactic

C. Hô hấp hiếu khí

D. Hô hấp kị khí

Câu 2: Sinh vật nào dưới đây sử dụng nguồn cacbon chủ yếu khác với những sinh vật còn lại ?

A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

B. Vi khuẩn nirat hoá

C. Vi khuẩn lam

D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

Câu 3: Nguyên liệu để tổng hợp nên pôlisaccarit là

A. glixêrol.

B. axit béo.

C. axit amin.

D. glucôzơ.

Câu 4: Lên men lactic được phân chia thành mấy loại ?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, đặc trưng nào dưới đây có ở pha cân bằng ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Không có tế bào sinh ra, cũng không có tế bào chết đi

C. Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại

D. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất

Câu 6: Canxiđipicôlinat là một hợp chất đặc biệt có trong vỏ của

A. bào tử kín.

B. nội bào tử.

C. ngoại bào tử.

D. bào tử trần.

Câu 7: Sinh vật nào dưới đây có hình thức sinh sản vô tính khác với trùng giày ?

A. Nấm men rượu

B. Nấm men rượu rum

C. Tảo mắt

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Loại vi khuẩn nào dưới đây sinh sản bằng bào tử đốt ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Vi khuẩn lam

C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

D. Xạ khuẩn

Câu 9: Chất nào dưới đây thường được dùng để diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện ?

A. Cloramin

B. Chất kháng sinh   

C. Rượu iôt

D. Phoocmanđêhit

Câu 10: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn ?

A. Vì vi khuẩn ưa sống ở nơi có độ ẩm cao

B. Vì trong nước luôn mang nhiều vi khuẩn gây bệnh

C. Vì nước là dung môi hoà tan nhiều loài vi khuẩn

D. Tất cả các phương án còn lại

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Trình bày những hình thức sinh sản vô tính phổ biến của sinh vật nhân sơ. (5 điểm).

Câu 2: Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào ? Vì sao ? (2 điểm) 

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A. Phần Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

C

B

A

D

C

A

B. Phần Tự luận

Câu 1:

* Sinh vật nhân sơ (đại diện điển hình là vi khuẩn) có 3 hình thức sinh sản vô tính phổ biến, đó là phân đôi, nảy chồi và tạo thành bào tử (1,5 điểm)

- Phân đôi : 

+ Là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi khuẩn (0,5 điểm)

+ Khi tế bào tăng trưởng về kích thước đến một mức độ nhất định thì màng sinh chất sẽ gấp nếp tạo nên cấu trúc gọi là mêzôxôm. Đây là điểm tựa của vòng ADN khi nhân đôi, cùng với đó, thành tế bào hình thành vách ngăn để phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. (1 điểm)

- Nảy chồi : 

+ Từ các sợi sinh dưỡng sẽ xảy ra hiện tượng phân nhánh và tạo chồi mới. Các chồi này sau sẽ đứt khỏi cơ thể mẹ, phát triển thành một cá thể độc lập (1 điểm)

- Tạo thành bào tử : 

+ Bào tử có thể được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng (ngoại bào tử) hoặc bằng sự phân đốt của sợi sinh dưỡng (bào tử đốt) (1 điểm)

Câu 2:

- Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không trải qua 2 pha, đó là pha tiềm phát và pha suy vong. (1 điểm)

- Trong nuôi cấy liên tục, vi sinh vật không trải qua pha tiềm phát vì môi trường ban đầu là môi trường nhân tạo, có thành phần ổn định và đã có sẵn enzim cảm ứng để phân giải cơ chất. Trong điều kiện nuôi cấy này, vi sinh vật cũng không trải qua pha suy vong bởi chất dinh dưỡng luôn được bổ sung, đồng thời các chất thải độc hại luôn được loại bỏ kịp thời, tạo ra môi trường tối ưu và ổn định cho sự duy trì kích thước quần thể của chúng. (1 điểm)

Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Sinh học Lớp 10 giữa Học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!

Bài viết liên quan

737
  Tải tài liệu