Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Đề 3 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

Tài liệu 4 Đề thi Học kì 2 Công nghệ 7 Đề 3 năm học 2021 - 2022 được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Công nghệ 7 của các trường THCS trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi Công nghệ 7 Học kì 2 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ lớp 7. Chúc các em học tốt!

603
  Tải tài liệu

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Có mấy đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

A. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ nhiều hơn nước mặn.

B. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất vô cơ nhiều hơn nước mặn.

C. Oxi trong nước thấp hơn so với trên cạn.

D. Cacbonic trong nước thấp hơn so với trên cạn.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của thủy sản:

A. Cung cấp thực phẩm cho con người.

B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.

C. Hàng hóa xuất khẩu.

D. Làm vật nuôi cảnh.

Câu 4: Thức ăn tự nhiên của tôm, cá không bao gồm:

A. Vi khuẩn.

B. Thực vật thủy sinh.

C. Động vật đáy.

D. Mùn bã vô cơ.

Câu 5: Phương pháp kiểm tra chiều dài để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) được tiến hành như thế nào?

A. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần đuôi.

B. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

C. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần bụng.

D. Lấy thước đo chiều dài từ phần lưng đến phần đuôi. 

Câu 6: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

A. 7 – 8h sáng.

B. 7 – 8h tối.

C. 9 – 11h sáng.

D. 10 – 12h sáng.

Câu 7: Có mấy loại thức ăn của tôm, cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 8: Câu 1: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?

A. 4 – 6 tháng.

B. 6 – 8 tháng.

C. 3 – 7 tháng.

D. 2 – 4 tháng.

Câu 9: Tác dụng phòng bệnh của văcxin:

A. Tiêu diệt mầm bệnh.

B. Trung hòa yếu tố gây bệnh.

C. Kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh.

D. Làm cho mầm bệnh không vào được cơ thể.

Câu 10: Trâu bị say nắng là do nguyên nhân:

A. Cơ học

B. Lí học

C. Hóa học

D. Sinh học 

Câu 11: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12: Môi trường nước bị ô nhiễm là do:

A. Nước thải sinh hoạt.

B. Nước thải công, nông nghiệp.

C. Rác thải sinh hoạt.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Điền các từ: “bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, vật kí sinh, vi sinh vật” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

- (1)…., do (2)… (như giun, sán, ve…) gây ra; không lây lan thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi.

- (3)…, do (4)… (như virut, vi khuẩn…) gây ra; lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống heo qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

 (Câu 2: (2 điểm) Trình bày các đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

Câu 3: 2 điểm) Bệnh là gì? Lấy ví dụ 1 vài bệnh ở vật nuôi? Nêu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

D

D

D

B

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

A

C

B

A

D

Câu 13: (mỗi ý = 0,25 điểm)

(1): Bệnh không truyền nhiễm

(2): vật kí sinh

(3): Bệnh truyền nhiễm

(4): vi sinh vật

II.Phần tự luận

Câu 1:

- Bước 1: Hình dạng chung:

   + Hình dáng.

   + Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân...

   + Màu sắc lông, da: VD: Lợn móng cái: Lông đen và trắng.

- Bước 2: Đo một số chiều đo:

   + Dài thân: từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

   + Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai.

Câu 2:

Nước nuôi thủy sản có 3 đặc điểm chính:

- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.

- Có khả năng điều hòa nhiệt độ.

- Giữa trên cạn và dưới nước, tỉ lệ thành phần khí ôxi và cacbonic có sự chênh lệch rõ rệt.

Câu 3:

Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra. Ví dụ: bệnh dịch tả lợn, bệnh toi gà…

Cách phòng trị bệnh cho vật nuôi:

- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi

- Tiêm phòng đầy đủ các loại văcxin

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

- Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe.

Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Công nghệ Lớp 7 Học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!

Bài viết liên quan

603
  Tải tài liệu