Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 28+29 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 Bài 28: Bài tập sự sôi có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 28: Bài tập sự sôi
Câu 1: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc
A. Khối lượng của chất lỏng
B. Thể thích của chất lỏng
C. Khối lượng riêng của chất lỏng
D. Áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng
Lời giải:
Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng. áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ở nhiệt trong phòng, chỉ có thể có khí oxi, không thể có oxi lỏng vì:
A. Oxi là chất khí
B. Nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ sôi của oxi
C. Nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ sôi của oxi
D. Nhiệt độ trong phòng bằng nhiệt độ bay hơi của oxi
Lời giải:
Ở nhiệt độ trong phòng,chỉ có thể có khí ô-xi, không thể có ô-xi lỏng vì nhiệt độ trong phòng khoảng 250C-270C cao hơn nhiệt độ sôi của ô-xi là -182,950C .
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy là -390C và nhiệt độ sôi là 2570C . Khi trong phòng có nhiệt độ là 300C thì thủy ngân:
A. Chỉ tồn tại ở thể lỏng
B. Chỉ tồn tại ở thể hơi
C. Tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi
D. Tồn tại ở cả thể lỏng, thể rắn và thể hơi
Lời giải:
Khi trong phòng có nhiệt độ là 300C thì thủy ngân tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Gió, mây, sấm, chớp có rồi
“Tôi” mà chưa có thì trời chưa mưa!
“Tôi” ở đây là gì?
A. Sự ngưng tụ
B. Sự bay hơi
C. Sự sôi
D. Sự nóng chảy
Lời giải:
“Tôi” ở đây là Sự ngưng tụ, vì nếu hơi nước trong khí quyển không ngưng tụ thành nước thì không thể có mưa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Sự sôi là:
A. Sự bay hơi trên bề mặt chất lỏng
B. Sự bay hơi trong lòng chất lỏng
C. Sự bay hơi trên bề mặt và trong lòng chất lỏng
D. Sự ngưng tụ trên bề mặt và trong lòng chất lỏng
Lời giải:
Sự sôi thực chất là sự bay hơi không những trên bề mặt mà ngay cả trong lòng chất lỏng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng:
A. Tăng liên tục
B. Giảm dần
C. Tăng rồi lại giảm
D. Không thay đổi
Lời giải:
Sử dụng đặc điểm của sự sôi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Những đặc điểm nào sau đây là của sự sôi?
1.Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
2.Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng
3.Xảy ra ở trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng
4.Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
A. 1 và 4
B. 2
C. 2 và 3
D. 2 và 4
Lời giải:
Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt, xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng và xảy ra cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng
⇒ 2 và 3 là phương án đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sự nóng chảy, sự đông đặc và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?
A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định
B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định
C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định
D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định
Lời giải:
Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?
A. Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C . Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước
B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần
D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng
Lời giải:
A, B, D – đúng
C – sai vì: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân:
A. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước
B. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước
C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế
D. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -39 độ C
Lời giải:
Người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?
A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau
B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai nhiệt độ sôi của nước không phải là lớn nhất trong các chất lỏng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Trong suốt thời gian sôi, nước vừa ... vào các bọt khí vừa ... trên mặt thoáng.
A. Ngưng tụ
B. Hòa tan
C. Bay hơi
D. Kết tinh
Lời giải:
Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Nước chỉ bắt đầu sôi khi:
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy hình
B. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng
C. Các bọt khí từ đấy bình nổi lên
D. Các bọt khí càng nổi lên càng to ra
Lời giải:
Nước chỉ bắt đầu sôi khi các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng
Đáp án cần chọn là: B