Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 24+25 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 Bài 24: Bài tập sự nóng chảy và sự đông đặc có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

525
  Tải tài liệu

Bài 24: Bài tập sự nóng chảy và sự đông đặc

Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A.   Sương đọng trên lá cây

B.    Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C.    Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài

D.   Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước

Lời giải:

Vì cục nước đá bỏ từ tủ ra ngoài, sau một thời gian nó sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng nên nó liên quan tới sự nóng chảy.

Đáp án cần chọn là: D

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A.   Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau

B.    Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy

C.    Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi

D.   Cả ba câu trên đều sai

Lời giải: 

A, B, C – đúng

D – sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?

A.   Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổiB. 

B.    Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn

C.    Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn

D.   Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó

Lời giải:

Vì tính chất của nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là:

+      Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.

+      Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi

Ta suy ra:

A, B, C – sai

D – đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần. Khi tăng tới thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng. Mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tồn tại ở thể nào?

A.   Chỉ có thể ở thể lỏng

B.    Chỉ có thể ở thể rắn

C.    Chỉ có thể ở thể hơi

D.   Có thể ở cả thể rắn và thể lỏng

Lời giải: 

Khi tăng tới   thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Vậy khi đó băng phiến đang nóng chảy nên tồn tại có thể cả thế rắn và thể lỏng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Sự nóng chảy là:

A.   Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí

B.    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

C.    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

D.   Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Lời giải:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Sự đông đặc là:

A.   Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí

B.    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

C.    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

D.   Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Lời giải: 

Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Chọn phát biểu đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A.   Nhiệt độ nóng chảy cùa các chất khác nhau là như nhau

B.    Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổi

C.    Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định

D.   Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự giảm thể tích

Lời giải:

A – sai vì: Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

B –sai vì: Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi

C – đúng

D – sai vì: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A.   Bỏ cục nước đá vào một cốc nước

B.    Đốt một ngọn nến

C.    Đốt một ngọn đèn dầu

D.   Đúc một cái chuông đồng

Lời giải: 

Ta có: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

⇒ Việc đốt một ngọn đèn dầu không xảy ra sự chuyển thể trên ⇒ Không liên quan đến sự nóng chảy

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A.   Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B.    Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C.    Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D.   Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Lời giải:

Nhiệt độ nóng chảy, và đông đặc của nước là giống nhau, cùng ở 0 độ C  ,chỉ khác nhau ở chiều thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang rắn.

Nước đá sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở 0 độ C  và nước cũng sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá) ở  0 độ C.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó:

A.   Không ngừng tăng

B.    Không ngừng giảm

C.    Mới đầu tăng, sau giảm

D.   Không đổi

Lời giải: 

Ta có: Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi

Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó không đổi

Đáp án cần chọn là: D

Bài viết liên quan

525
  Tải tài liệu