Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 10.
Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Câu 1: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là
A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu.
B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.
D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Lời giải:
Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là
A. Xuất siêu.
B. Nhập siêu.
C. Cán cân xuất nhập dương.
D. Cán cân xuất nhập khẩu bằng 0.
Lời giải:
Khi:
- Xuất khẩu > Nhập khẩu: Xuất siêu.
- Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu.
=> Đề ra cho giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu -> nhập siêu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Năm 2011, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta lần lượt là 15 tỉ USD và 16,2 tỉ USD, vậy cán cân xuất nhập khẩu của nước ta là
A. - 1, 2 tỉ USD
B. 47,7%
C. 1,2 tỉ USD
D. 31,2 tỉ USD
Lời giải:
Công thức tính: cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập
Áp dụng công thức: Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta = 15 -16,2 = -1,2 tỉ USD
=> Nhập siêu (cán cân xuất nhập khẩu âm)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Đồng USD của Hoa Kỳ được coi là ngoại tệ mạnh vì:
A. Có mệnh giá cao nhất trong các đồng tiền của thế giới.
B. Được sử dụng rộng rãi nhất thế giới.
C. Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển, giá trị xuất nhập khẩu lớn, chi phối nhiều đối với nền kinh tế thế giới.
D. Được bảo chứng bởi nguồn vàng dự trữ lớn.
Lời giải:
Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn thế giới), tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, đóng vai trò chi phối nhiều đối với nền kinh tế thế giới => mệnh giá đồng USD có giá trị cao và được coi là ngoại tệ mạnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Tổng giá trị và cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa của 5 nước đứng đầu thế giới năm 2015
(Đơn vị: tỉ USD)
Nhận xét nào sau đây không đúng:
A. Trung Quốc có tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất.
B. Hoa Kì là nước xuất siêu.
C. Cộng hòa liên bang Đức là nước xuất siêu.
D. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc gấp 4,63 lần Anh.
Lời giải:
Nhận xét:
- Trung Quốc có tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất (5027 tỉ USD) => Nhận xét A đúng
- Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu âm (- 803 tỉ USD) -> Hoa Kì là nước nhập siêu (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) => Nhận xét B không đúng.
- Cộng hòa Liên bang Đức có cán cân xuất nhập khẩu dương (279 USD) -> Cộng hòa Liên bang Đức là nước xuất siêu (xuất khẩu lơn hơn nhập khẩu) => Nhận xét C đúng.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc gấp Anh là: 5027 : 1086 = 4,63 lần => Nhận xét D đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nhân tố quan trọng nhất góp phần mở rộng thị trường của hoạt động ngoại thương ở các nước trên thế giới hiện nay là
A. Sự phát triển của sức sản xuất trong nước.
B. Xu hướng toàn cầu hóa.
C. Dân số tăng liên tục nên nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.
D. Chính sách phát triển của nhà nước.
Lời giải:
- Hoạt động ngoại thương là sự trao đổi buôn bán hàng hóa giữa một nước với các nước bên ngoài lãnh thổ trong cùng khu vực hoặc trên thế giới.
- Hiện nay, toàn cầu hóa và khu vực hóa đang phát triển mạnh mẽ -> đây là quá trình liên kết giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa - xã hội…Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đã hình thành nhiều tổ chức liên kết về kinh tế, các diễn đàn hợp tác thương mại lớn như WTO, APEC, EU....qua đó các nước có nhiều cơ hội hợp tác với nhau, mở rộng thị trường buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa -> thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hoạt động ngoại thương trên thế giới.
Ví dụ. Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nước ta có thêm nhiều bạn hàng trao đổi xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rộng buôn bán với các nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đâu là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển
A. Nông sản.
B. Hàng tiêu dùng.
C. Máy móc.
D. Khoáng sản.
Lời giải:
Các nước đang phát triển: xuất khẩu nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng và nhập nguyên liệu,máy móc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Các khu vực có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất là
A. Bắc Mĩ, Châu Á, Châu Úc.
B. Châu Phi, Châu Âu, Châu Á.
C. Bắc Mĩ, Châu Phi, Châu Âu.
D. Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ.
Lời giải:
Các khu vực có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất là Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Thị trường được hiểu là
A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.
B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.
C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
D. Nơi có các chợ và siêu thị.
Lời giải:
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì ?
A. Tiền.
B. Vàng.
C. Dầu mỏ.
D. Vải.
Lời giải:
Vật ngang giá là vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa(vật ngang giá hiện đại là tiền).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Quy luật hoạt động của thị trường là:
A. Cung – cầu
B. Cạnh tranh
C. Tương hỗ
D. Trao đổi
Lời giải:
Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Theo quy luật cung – cầu, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả
A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Lời giải:
Theo quy luật cung – cầu, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế.
D. Hướng dẫn tiêu dùng.
Lời giải:
Vai trò của hoạt động thương mại là: điều tiết sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, hướng dẫn tiêu dùng.
=> Loại đáp án A, B, D
- Phân tích thị trường trong nước và quốc tế là vai trò của ngoại thương, không phải của ngành thương mại nói chung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vai trò của nội thương:
A. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ
B. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước
C. Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội
D. Gắn thị trường trong nước với quốc tế
Lời giải:
Vai trò của nội thương là
- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ
- Tạo ra thị trường thống nhất trong nước
- Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội
=> Loại đáp án A, B, C
- Gắn thị trường trong nước với quốc tế là vai trò của ngoại thương, không phải là vai trò của nội thương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nội thương phát triển có vai trò thúc đẩy sự phân công lao động theo vùng, nguyên nhân vì:
A. Nội thương cung cấp nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
B. Nội thương thúc đẩy sự trao đổi thế mạnh về hàng hóa giữa các vùng.
C. Nội thương chỉ phát triển ở những khu vực tập trung dân cư đông đúc.
D. Những khu vực kinh tế năng động có ngành nội thương phát triển mạnh.
Lời giải:
Sự phân công lao động theo lãnh thổ có nghĩa là trong quá trình sản xuất mỗi vùng có những thế mạnh nhất định -> tạo ra sản phẩm hàng hóa mang tính chuyên môn hóa của vùng đó. Thông qua hoạt động buôn bán, trao đổi ở thị trường trong nước (nội thương)-> các vùng sẽ trao đổi sản phẩm của mình với bên ngoài đồng thời tiêu thụ sản phẩm của vùng khác mà mình không có.
=> Như vậy, khi nội thương phát triển thị trường trong nước được thống nhất, hàng hóa lưu thông dễ dàng sẽ thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng -> đẩy mạnh phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
Đáp án cần chọn là: B