Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 19 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 Bài 19: Bài tập sự nở vì nhiệt của chất lỏng có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

431
  Tải tài liệu

Bài 19: Bài tập sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Câu 1: Ba bình 1, 2, 3 (hình a) có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường k ính trong bằng nhau. Bình 1 đựng đầy nước, bình 2 đựng đầy rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ của ba bình cho tới khi mực chất lỏng trong ba ống thủy tinh dâng lên bằng nhau (hình b). Khi đó:

  Hỏi đáp VietJackHỏi đáp VietJack

A.   Nhiệt độ ba bình như nhau

B.    Bình 1 có nhiệt độ thấp nhất

C.    Bình 2 có nhiệt độ thấp nhất

D.   Bình 3 có nhiệt độ thấp nhất

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+      Độ nở vì nhiệt của rượu lớn hơn của dầu hỏa, của dầu hỏa lớn hơn của nước

Rượu có độ nở vì nhiệt nhiều nhất nên để thể tích 3 bình bằng nhau thì bình rượu có nhiệt độ thấp nhất

Đáp án cần chọn là: C

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Ba bình cầu có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường kính trong bằng nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ 3 bình đến 80 độ C . Bình nào có mực chất lỏng trong ống thủy tinh dâng lên cao nhất, biết ban đầu nhiệt độ các bình là 20 độ C và mực chất lỏng giữa các bình là bằng nhau.

A.   Bình đựng nước

B.    Bình đựng dầu hỏa

C.    Bình đựng rượu

D.   Ba bình đều bằng nhau

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+      Độ nở vì nhiệt của rượu lớn hơn của dầu hỏa, của dầu hỏa lớn hơn của nước

Rượu có độ nở vì nhiệt nhiều nhất nên mực chất lỏng dâng lên trong bình rượu cao nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Khối lượng riêng của rượu ở  0 độ C là 800kg/m3  . Khối lượng riêng của rượu ở 50 độ C  có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm  1 độ C thì thể tích của rượu tăng thêm  1/1000 thể tích của nó ở 0 độ C  .

A.    762kg/m3 

B.     800kg/m3 

C.     738kg/m3 

D.    840kg/m3 

Lời giải:

Xét  1m3 rượu ở  0 độ C thì có khối lượng 800kg

Vậy thể tích của 1m khối  rượu ở  50 độ C là  V=V0+11000V0.t=1+11000.1.50=1,05m3

Khối lượng riêng của rượu ở  50 độ C là:  D'=mV=8001,05=761,9kg/m3≈762kg/m3

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Khối lượng riêng của dầu hỏa ở 0 độ C  là 800kg/m3 . Khối lượng riêng của dầu hỏa ở  50 độ C có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C  thì thể tích của dầu hỏa tăng thêm 0,055 thể tích của nó ở  0 độ C.

A.    762kg/m3 

B.     800kg/m3 

C.     758kg/m3 

D.    840kg/m3 

Lời giải:

Xét  1m3 dầu hỏa ở  0 độ C thì có khối lượng 800kg

Vậy thể tích của  1m3 rượu ở 50 độ C  là  V=V0+0,055.V0.t=1+1110000.1.50=1,055m3

Khối lượng riêng của dầu hỏa ở  50 độ C là:  D'=mV=8001,055≈758kg/m3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?

A.   Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

B.    Chất lỏng co lại khi nóng lên và nở ra khi lạnh đi

C.    Chất lỏng không bị dãn nở vì nhiệt

D.   Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ thay đổi so với nhiệt độ ban đầu

Lời giải:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên và bị co lại khi lạnh đi

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Chọn phát biểu sai:

A.   Chất lỏng nở ra khi nóng lên

B.    Chất lỏng co lại khi lạnh đi

C.    Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

D.   Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt như nhau

Lời giải:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên và bị co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?

A.   Khối lượng của chất lỏng tăng.                     

B.    Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C.    Thể tích của chất lỏng tăng.

D.   Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.

Lời giải:

Ta có, khi đun nóng một chất lỏng ⇒ chất lỏng nở ra ⇒ thể tích của chất lỏng tăng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?

A.   Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B.    Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

C.    Khối lượng của chất lỏng giảm

D.   Khối lượng của chất lỏng tăng

Lời giải:

Ta có, khi đun nóng một chất lỏng ⇒ chất lỏng nở ra ⇒ thể tích của chất lỏng tăng

Lại có  D=m/V, khối lượng chất lỏng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một chất lỏng? Chọn phát biểu sai.

A.   Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B.    Khối lượng của chất lỏng không đổi

C.    Thể tích của chất lỏng giảm

D.   Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

Lời giải:

Ta có, khi làm lạnh một chất lỏng ⇒ chất lỏng co lại ⇒ thể tích của chất lỏng giảm

Lại có  D=m/, khối lượng chất lỏng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng tăng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?

A.   Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B.    Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

C.    Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi

D.   Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khi đung nóng một lượng chất lỏng trong một bình thủy tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm vì thể tích tăng còn khối lượng không đổi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi làm lạnh một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?

A.   Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B.    Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

C.    Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi

D.   Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khi đung nóng một lượng chất lỏng trong một bình thủy tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng tăng vì thể tích giảm còn khối lượng không đổi

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng? 

Khi đun nóng một lượng nước từ 20 độ C  đến  90 độ C khi đó:

A.   Khối lượng của nước tăng.

B.    Khối lượng tăng, thể tích tăng.

C.    Khối lượng không đổi, thể tích tăng.

D.   Khối lượng riêng không thay đổi.

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khối lượng chất lỏng không thay đổi

⇒ Khi đun nóng một lượng nước từ  20 độ C đến  90 độ C khi đó:

+      Khối lượng của lượng nước đó không đổi

+      Thể tích của lượng nước đó tăng lên ⇒ Khối lượng riêng giảm đi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nhận định nào sau đây sai? 

Khi đun nóng một lượng nước từ 20 độ C  đến  90 độ C khi đó:

A.   Khối lượng của nước không đổi.

B.    Khối lượng tăng, thể tích tăng.

C.    Khối lượng không đổi, thể tích tăng.

D.   Khối lượng riêng giảm.

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khối lượng chất lỏng không thay đổi

⇒ Khi đun nóng một lượng nước từ  20 độ C đến  90 độ C  khi đó:

+      Khối lượng của lượng nước đó không đổi

+      Thể tích của lượng nước đó tăng lên ⇒ khối lượng riêng giảm đi

⇒ Phương án B - sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nhận định nào trên đây đúng? Khi làm một lượng nước từ 100 độ C  giảm xuống 10 độ C  khi đó:

A.   Khối lượng tăng, thể tích giảm

B.    Khối lượng không đổi, thể tích tăng

C.    Khối lượng riêng giảm, thể tích giảm

D.   Khối lượng riêng tăng, thể tích giảm

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khối lượng chất lỏng không thay đổi

⇒ Khi làm một lượng nước từ  100 độC giảm xuống  10 độ C khi đó:

+      Khối lượng của lượng nước đó không đổi

+      Thể tích của lượng nước đó giảm đi (do nhiệt độ giảm) ⇒ khối lượng riêng tăng lên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Nhận định nào trên đây sai? Khi làm một lượng nước từ 100 độ C  giảm xuống 10 độ C khi đó:

A.   Khối lượng không đổi

B.    Khối lượng không đổi, thể tích giảm

C.    Khối lượng riêng giảm thể tích giảm

D.   Khối lượng riêng tăng, thể tích giảm

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khối lượng chất lỏng không thay đổi

⇒ Khi làm một lượng nước từ 100 độ C  giảm xuống 10 độ C  khi đó:

+      Khối lượng của lượng nước đó không đổi

+      Thể tích của lượng nước đó giảm đi (do nhiệt độ giảm) ⇒ khối lượng riêng tăng lên

⇒ Phương án C - sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hai bình A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ 60 độ C . Khi hạ nhiệt độ của bình A xuống đến  20 độ C và bình B xuống đến  40 độ C. Khi đó ta biết:

A.    VA=VB

B.     VA<VB

C.     VA>VB

D.   Không xác định được

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khối lượng chất lỏng không thay đổi

⇒ Khi giảm nhiệt độ của nước xuống thì:

+      Khối lượng của lượng nước đó không đổi

+      Thể tích của lượng nước đó giảm đi (do nhiệt độ giảm) ⇒ khối lượng riêng tăng lên

Theo đề bài, ta thấy nhiệt độ ở bình B giảm ít hơn ở A

⇒ Thể tích ở B giảm ít hơn ở A

→VB>VA

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Hai bình A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ 20 độ C . Khi tăng nhiệt độ của bình A lên  50 độ C và bình B lên 80 độ C . Khi đó ta biết:

A.    VA=VB

B.     VA<VB

C.     VA>VB

D.   Không xác định được

Lời giải:

Ta có:

+      Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

+       m=DV

Khối lượng chất lỏng không thay đổi

⇒ Khi giảm nhiệt độ của nước xuống thì:

+      Khối lượng của lượng nước đó không đổi

+      Thể tích của lượng nước đó giảm đi (do nhiệt độ giảm) ⇒ khối lượng riêng tăng lên

Theo đề bài, ta thấy nhiệt độ ở bình A tăng ít hơn ở B

⇒ Thể tích ở A tăng ít hơn ở B

→VA<VB

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Một bình cầu đựng nước có gắn một ống thủy tinh như hình dưới. Khi đặt bình vào một chậu đựng nước đá thì mực nước trong ống thủy tinh.

Hỏi đáp VietJack

A.   Mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống bằng mức ban đầu

B.    Mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên cao hơn mức ban đầu

C.    Mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên bằng mức ban đầu

D.   Mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống thấp hơn mức ban đầu

Lời giải:

Mới đầu dâng lên một chút vì khi đó bình co lại nhưng nước chưa kịp co, sau đó hạ xuống thấp hơn mức ban đầu vì khi này nước co lại và nước co lại nhiều hơn bình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Hai bình cầu 1 và 2 vẽ ở hình bên dưới có cùng dung tích, cùng chứa đầy nước. Các ống thủy tinh cắm ở hai bình có đường kính trong d1>d2 . Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì:

Hỏi đáp VietJack

A.   Mực nước trong ống thủy tinh của bình 1 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 2

B.    Mực nước trong ống thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 1

C.    Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên như nhau

D.   Mực nước trong hai ống thủy tinh không thay đổi

Lời giải:

Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì mực nước trong ống thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống của thủy tinh của bình 1

Vì độ tăng thể tích là như nhau nhưng vì  d1>d2  nên độ cao  h1

 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?

A.   Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn  4 độ C

B.    Thể lỏng, nhiệt độ bằng  4 độ C

C.    Thể rắn, nhiệt độ bằng  0 độ C

D.   Thể hơi, nhiệt độ bằng  100 độ C

Lời giải:

Riêng đối với nước, khi nhiệt độ tăng từ  00C→40C  thì co lại chứ không nở ra, và chỉ thực sự nở ra khi nước tăng từ  4 độ C trở lên.

Do vậy, ở  4 độ C nước có trọng lượng riêng lớn nhất

Đáp án cần chọn là: B

Bài viết liên quan

431
  Tải tài liệu