Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 18 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 Bài 18: Bài tập sự nở vì nhiệt của chất rắn có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 18: Bài tập sự nở vì nhiệt của chất rắn
Câu 1: Biết độ nở dài của các chất như sau:
Ba thanh: đồng, nhôm và sắt có chiều dài bằng nhau ở 00C . Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 1000C thì:
A. Chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau
B. Chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất
C. Chiều dài thanh đồng nhỏ nhất
D. Chiều dài thanh sắt nhỏ nhất
Lời giải:
Từ bảng ghi độ nở dài của các chất, ta thấy sắt nở vì nhiệt ít nhất trong 3 chất: đồng, nhôm và sắt
⇒ Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 1000C thì chiều dài của thanh sắt là nhỏ nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Biết độ nở dài của các chất như sau:
Ba thanh: đồng, nhôm và sắt có chiều dài bằng nhau ở 0 độ C . Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100 độ C thì thanh nào có chiều dài lớn nhất:
A. Thanh sắt
B. Thanh nhôm
C. Thanh đồng
D. Chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau
Lời giải:
Từ bảng ghi độ nở dài của các chất, ta thấy sắt nở vì nhiệt ít nhất trong 3 chất: đồng, nhôm và sắt
⇒ Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100 độ C thì chiều dài của thanh đồng là lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 20 độ C , sẽ có chiều dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40 độ C?
A. 50m
B. 50,017m
C. 49,983m
D. 50,051m
Lời giải:
Từ đầu bài, ta có:
Độ tăng độ dài của 1m đồng/ 1 độ C là: 0,017mm=0,017.10-3m
Thanh đồng dài 50m có nhiệt độ tăng từ 200C→400C
⇒ Độ tăng nhiệt độ: Δt=40-20=200C
⇒ Độ tăng độ dài của 50m đồng là: Δl=5040-20.0,017.10-3=0,017m
⇒ Chiều dài của thanh đồng 50m ở nhiệt độ 40 độ C sẽ có độ dài là:
l=50+0,017=50,017m
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì độ dài của một thanh nhôm dài 1m tăng thêm 0,024mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một thanh nhôm dài 50m ở nhiệt độ 20 độ C , sẽ có chiều dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 60 độ C ?
A. 50m
B. 50,017m
C. 49,983m
D. 50,048m
Lời giải:
Từ đầu bài, ta có:
Độ tăng độ dài của 1m nhôm/ 1 độ C là: 0,024mm=0,024.10-3m
Thanh đồng dài 50m có nhiệt độ tăng từ 200C→600C
⇒ Độ tăng nhiệt độ: Δt=60-20=400C
⇒ Độ tăng độ dài của 50m đồng là: Δl=50.40.0,024.10-3=50,048m
⇒ Chiều dài của thanh nhôm 50m ở nhiệt độ 60 độ C sẽ có độ dài là:
l=50+0,048=50,048m
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
B. Các chất rắn co lại khi nóng lên và nở ra khi lạnh đi
C. Các chất rắn không bị dãn nở vì nhiệt
D. Các chất rắn nở ra khi nhiệt độ thay đổi so với nhiệt độ ban đầu
Lời giải:
Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Chọn phát biểu sai:
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Lời giải:
Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
D – sai vì: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Chọn phương án sai trong các phương án sau đây?
A. Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
B. Sự nở dài là việc nở ra hay co lại theo chiều dài
C. Sự nở khối là việc vật to lên hoặc bé đi theo thể tích
D. Tất cả các chất rắn nở vì nhiệt như nhau
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Chọn phương án đúng trong các phương án sau đây?
A. Một vài các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
B. Chất rắn khi lạnh đi thì nở ra.
C. Sự nở khối là việc vật to lên hoặc bé đi theo thể tích
D. Tất cả các chất rắn nở vì nhiệt như nhau
Lời giải:
A – sai vì: Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
B – sai vì: Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
C – đúng
D – sai vì: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút
B. Hơ nóng cổ lọ
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ
D. Hơ nóng đáy lọ
Lời giải:
Ta có: Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Khi lọ thủy tinh được đậy chặt và bị kẹt không mở được nút ⇒ ta cần hơ nóng cổ lọ để phần cổ lọ dãn nở ra ⇒ mở được nút
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Một quả cầu nhôm bị kẹt trong một vòng bằng nhôm. Hỏi cách nào sau đây có thể tách được quả cầu ra khỏi vòng?
A. Hơ nóng quả cầu
B. Hơ nóng vòng
C. Hơ nóng cả quả cầu và vòng
D. Tất cả đều sai
Lời giải:
Ta có: Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Khi quả cầu nhôm bị kẹt trong một vòng cũng làm bằng nhôm ⇒ ta cần hơ nóng vòng nhôm để vòng nhôm dãn nở ra ⇒ quả cầu được tách khỏi vòng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Hãy chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Khi lạnh đi, thì khối lượng quả cầu không thay đổi
C. Khi nóng lên, thể tích quả cầu tăng
D. Khi lạnh đi, thể tích quả cầu tăng, khối lượng quả cầu không thay đổi
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Khi lạnh đi ⇒ quả cầu co lại ⇒ thể tích quả cầu giảm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Hãy chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
A. Khi lạnh đi, thể tích quả cầu giảm
B. Khi lạnh đi, thì khối lượng quả cầu tăng
C. Khi nóng lên, thể tích quả cầu giảm
D. Khi lạnh đi, thể tích quả cầu tăng, khối lượng quả cầu không thay đổi
Lời giải:
A – đúng
B – sai vì: Khối lượng quả cầu không thay đổi
C – sai vì: Khi nóng lên, thể tích quả cầu tăng
D – sai vì: Khi lạnh đi ⇒ quả cầu co lại ⇒ thể tích quả cầu giảm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng
B. Khối lượng của vật giảm
C. Khối lượng riêng của vật tăng
D. Khối lượng riêng của vật giảm
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
⇒ Khi nung nóng một vật rắn, khối lượng của vật không đổi nhưng thể tích của vật tăng lên (do nở ra) ⇒ khối lượng riêng của vật giảm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:
A. Khối lượng của vật giảm đi
B. Thể tích của vật giảm đi.
C. Trọng lượng của vật giảm đi.
D. Trọng lượng của vật tăng lên
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
⇒ Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì vật co lại và thể tích của vật giảm đi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng.
B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
⇒ Khi nung nóng hòn bi sắt, khối lượng của hòn bi không đổi nhưng thể tích của hòn bi tăng lên (do nở ra) ⇒ khối lượng riêng của vật giảm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Nhận định nào trên đây đúng? Khi nung nóng một vật rắn, khi đó:
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Trọng lượng của vật tăng.
C. Khối lượng của vật giảm.
D. Khối lượng riêng thay đổi.
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
⇒ Khi nung nóng một vật rắn:
+ Khối lượng của vật không đổi
+ Trọng lượng của vật không đổi
+ Thể tích của vật thay đổi ⇒ khối lượng riêng của vật thay đổi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Nhận định nào trên đây đúng? Khi làm lạnh một vật rắn, khi đó:
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Trọng lượng của vật tăng.
C. Khối lượng của vật giảm.
D. Khối lượng riêng thay đổi.
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
⇒ Khi làm lạnh một vật rắn:
+ Khối lượng của vật không đổi
+ Trọng lượng của vật không đổi
+ Thể tích của vật thay đổi ⇒ khối lượng riêng của vật thay đổi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Dựa vào bảng ghi độ nở dài tính ra micromet (1 micromet = 0,001 milimet) của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thêm để trả lời các câu hỏi sau:
Người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây, xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín?
A. Sắt
B. Đồng
C. Hợp kim pla-ti-ni
D. Nhôm
Lời giải:
Ta có: Các vật rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Ta cần dùng dây dẫn điện bằng chất hợp kim pla-ti-ni xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín vì sự nở vì nhiệt của thủy tinh và hợp kim pla-ti-ni là tương đương nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì:
A. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm
B. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm
C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm
D. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm
⇒ Khối lượng riêng của vật tăng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng khi làm nóng lên một vật rắn:
A. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật tăng, khối lượng riêng của vật giảm
B. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm, khối lượng riêng của vật tăng
C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm, khối lượng riêng của vật tăng
D. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi, khối lượng riêng của vật tăng
Lời giải:
Ta có:
+ Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
+ m=DV
Khi làm nóng vật rắn thì khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật tăng
⇒ Khối lượng riêng của vật giảm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê-tông cốt thép không bị nứt vì:
A. Bê-tông và thép không bị nở vì nhiệt
B. Bê-tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép
C. Bê-tông nở vì nhiệt ít hơn thép
D. Bê-tông và thép nở vì nhiệt như nhau
Lời giải:
Ta có: Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
⇒ Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê-tông cốt thép không bị nứt vì bê-tông và thép nở vì nhiệt như nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Lời giải:
Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau
Đáp án cần chọn là: C