Đề thi Học kì 2 Sinh lớp 7 năm 2021 - 2022 có đáp án (5 đề)

Tài liệu 5 Đề thi Học kì 2 Sinh lớp 7 năm 2021 - 2022 có đáp án  được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Sinh 7của các trường THCS trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi Sinh lớp 7  Học kì 2 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Sinh lớp 7. Chúc các em học tốt!

1731
  Tải tài liệu

Đề thi Học kì 2 Sinh lớp 7 năm 2021 - 2022 có đáp án (5 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học: 2021-2022

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

Cá voi xanh có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.

A. (1): hình quả trám, (2): rất dày, (3): chi trước.

B. (1): hình cầu, (2): rất mỏng, (3): lông.

C. (1): hình thoi, (2): rất mỏng, (3): chi sau.

D. (1): hình thoi, (2): rất dày, (3): lông. 

Câu 2. Khi nói về hệ tuần hoàn ở thỏ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. tim 4 ngăn.

B. máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

C. có 1 vòng tuần hoàn.

D. nửa bên phải chứa máu đỏ tươi, nửa bên trái chứa máu đỏ thẫm.

Câu 3. Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc chẵn?

A. tê giác.      B. voi.      C. ngựa.      D. cừu.

Câu 4. Thỏ đào hang bằng bộ phận nào?

A. chi sau.      B. chi trước.      C. đuôi.      D. răng.

Câu 5. Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?

A. chân khớp.

B. ruột khoang.

C. động vật nguyên sinh.

D. động vật có xương sống.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Nêu ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh.

 Câu 2. So sánh hệ tiêu hóa giữa ếch và thằn lằn.

Câu 3. Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói hay cả những thứ chúng không ăn được? Hãy cho biết một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D      Câu 2: A    Câu 3: D      Câu 4: B       Câu 5: D

Câu hỏi tự luận

Câu 1. - Phôi được nuôi dưỡng tốt trong bụng mẹ qua nhau thai, an toàn hơn.

- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ (bố, ổn định và chủ động) không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

Câu 2.

Giống nhau:

- Đường tiêu hóa đều có miệng, thực quản, dạ dày, ruột, xoang huyệt và lỗ huyệt

- Có các tuyến tiêu hóa, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tạng và tuyến ruột.

Khác nhau:

STT

Ếch

Thằn lằn

1

Ruột non và ruột già chưa phân biệt rõ ràng

Ruột già đã phân biệt rõ ràng với ruột non

2

Xoang huyệt là nơi dự trữ và thải phân

Ngoài nhiệm vụ dự trữ và thải phân, xoang huyệt còn tái hấp thụ nước

Câu 3.

- Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra nên chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi.

- Một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột: nuôi mèo, bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như chim cú mèo, đại bàng, rắn.

-------------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học: 2021-2022

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

 (Đề số 2)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây về thằn lằn bóng đuôi dài là sai?

A. là động vật biến nhiệt.

B. ưa sống khô ráo và thích phơi nắng.

C, tim 3 ngăn.

D. phát triển qua biến thái. 

Câu 2. Ở chim bồ câu, thân hình thoi giúp

A. giảm trọng lượng khi bay.

B. giảm sức cản của không khí khi bay.

C. chim bay chậm hơn.

D. tăng khả năng trao đổi khí khi bay.

Câu 3. Hệ thống túi khí có vai trò gì đối với đời sống của chim bồ câu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)

A. giúp tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào, làm tăng hiệu quả hô hấp.

B. làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

C. làm tăng khả năng tích trữ khí.

D. làm giảm nhu cầu sử dụng khí ôxi, tăng hiệu suất sử dụng khí cacbônic.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hệ tuần hoàn của chim bồ câu?

A. tim 4 ngăn.

B. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

C. ở mỗi nửa tim, có van giữa tâm thất và tâm nhĩ.

D. ở giữa hai bên tâm thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh.

Câu 5. Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “bưu tá viên”.

A. bồ câu.      B. chim ưng.

C. chim đại bàng.      D. chim sẻ.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hòa hở và hệ tuần hoàn kín? Hệ tuần hoàn kín có ưu việt gì so với hệ tuần hoàn hở?

Câu 2. Em hãy nối cột A với cột B ở bảng dưới đây sao cho phù hợp nhất.

Bảng: Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và ý nghĩa.

Đặc điểm sinh sản

Chim bồ câu (cột A)

Ý nghĩa (cột B)

Sự thụ tinh

1. Thụ tinh trong

A – Tăng dinh dưỡng cho phôi khi ấp, nên tỉ lệ nở cao

Đặc điểm bộ phận giao phối

2. Có bộ phận giao phối tạm thời

B – Hiệu quả thụ tinh cao

Số lượng trứng

3. Số lượng trứng ít (2 quả)

C – An toàn và giữ ổn định nguồn nhiệt khi ấp

Cấu tạo trứng

4. Trứng có nhiều noãn hoàng và vỏ có đá vôi bao bọc

D – Tỉ lệ nở cao

Sự phát triển trứng 5

. Được chim trống và chim mái thay nhau ấp

E – Gọn nhẹ cho cơ thể

Câu 3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

 

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:  A        Câu 2:  A, B     Câu 3: B    Câu 4: D      Câu 5: D

Câu hỏi tự luận

Câu 1. - Hệ thống tuần hoàn mở: Có ở đa số Thân mềm (Trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là “mở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn.

- Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn có ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn.

- Ưu việt của tuần hoàn kín: Máu vận chuyển trong mạch máu kín, vận tốc lưu chuyển máu nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.

Câu 2. Đáp án: 1 – B, 2 – E, 3 – D, 4 – A, 5 – C.

Câu 3.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay là:

- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.

- Mỏ có sừng bao bọc, hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài, đầu linh hoạt nhằm phát huy tác dụng của các cơ quan, thuận lợi bắt mồi, rỉa lông.

- Chi trước là cánh để quạt gió làm động lực cho chim bay, cản không khí khi hạ cánh. Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng nên cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp có tác dụng giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

-------------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học: 2021-2022

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

 (Đề số 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?

A. đà điểu châu Phi.

B. chim cánh cụt hoàng đế.

C. bồ nông châu Úc.

D. kền kền.

Câu 2. Động vật nào dưới đây là đại diện của ngành Chân khớp?

A. châu chấu.      B. giun đất.      C. đỉa.      D. trai sông.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai?

A. con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

B. chi sau và đuôi to khỏe.

C. sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.

D. con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây có ở chim bồ câu nhà?

(1) Chim mái mỗi lứa chỉ đẻ 2 trứng.

(2) Chim mái không có cơ quan giao phối.

(3) Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

(4) Có kiểu bay lượn.

(5) Không có răng.

(6) Nuôi cơn bằng sữa diều.

A. 1, 2, 4, 6.

B. 1, 3, 5, 7.

C.2, 4, 5, 6.

D.1, 2, 3, 4.

Câu 5. Vì sao thỏ tuy không dai sức bằng các loài thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi?

A. vì màu lông của thỏ thường lẫn với màu môi trường khiến kẻ thù không nhận ra.

B. vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.

C. vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.

D. vì thỏ thường chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà khi đuổi theo.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt của chúng?

  Câu 2. Trình bày các biện pháp cần thiết để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 3. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: A      Câu 2: A      Câu 3: A      Câu 4: B     Câu 5: D

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Cấu tạo bộ răng bộ Ăn thịt:

- Có răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

- Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.

- Răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc để nghiền mồi.

- Ngón chân có vuốt, dưới có nệm thịt dày nên đi rất êm.

Câu 2.

Để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học chúng ta cần có biện pháp như:

- Cấm khai thác sinh vật quý, hiếm, sinh vật trong giai đoạn sinh sản, cấm sử dụng phương pháp khai thác lạc hậu.

- Tạo khu bảo tồn thiên nhiên, gây giống quý.

- Thuần dưỡng thú có giá trị kinh tế, lai tạo giống mới.

- Chống ô nhiễm môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái.

- Ban hành sách Đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm

khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

- Tuyên truyền ý thức cho người dân để bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 3. Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

- Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nên da khô cơ thể sẽ mất nước và ếch sẽ chết do vậy ếch thường sống ở môi trường ẩm ướt và gần bờ ao.

- Ếch thường bắt mồi về đêm vì ban đêm thường có nhiều mồi như: cua, ốc, giun,… Mặt khác về đêm nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên môi trường cũng ẩm ướt hơn.

-------------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học: 2021-2022

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

 (Đề số 4)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Trong các ngành động vật dưới đây, ngành nào kém tiến hóa nhất?

A. ngành Động vật có xương sống.

B. ngành Giun dẹp.

C. ngành Ruột khoang.

D. ngành Động vật nguyên sinh.

Câu 2. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật là

A. do sự phun trào núi lửa.

B. do thiên tai, dịch bệnh bất thường.

C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. do hoạt động của con người.

Câu 3.  Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Ở Việt Nam có thằn lằn bóng hoa có hình dạng và hoa văn gần giống với thằn lằn bóng đuôi dài. Thằn lằn bóng hoa là động vật …(1)… và …(2)…

A. (1): biến nhiệt, (2): đẻ trứng.

B. (1): biến nhiệt, (2): đẻ con.

C. (1): hằng nhiệt, (2): đẻ trứng.

D. (1): hằng nhiệt, (2): đẻ con

Câu 4. Ếch đồng hô hấp bằng bộ phận nào?

A. da và phổi.

B. chỉ bằng phổi.

C. hệ thống ống khí.

D. mang.

Câu 5. Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm nào dưới đây?

A. nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại.

B. hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.

C. đơn giản, dễ thực hiện.

D. tiết kiệm chi phí.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Trình bày những biện pháp đấu tranh sinh học.

 Câu 2. So sánh kiểu vỗ cánh bay và kiểu bay lượn của chim bồ câu minh họa bằng hình ảnh dưới đây.

Câu 3. Em hãy trình bày vai trò của bò sát đối với đời sống con người.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D       Câu 2: D      Câu 3: B       Câu 4: A     Câu 5: B

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Các biện pháp đấu tranh sinh học là:

- Sử dụng loài thiên địch để tiêu diệt sinh vật gây hại: dùng mèo, cắt, cú, rắn sọc dưa, rắn hổ mang để diệt chuột, chim sâu, ếch nhái, thằn lằn, cá nhỏ để diệt sâu bọ.

- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại. Dùng ong mắt đỏ đẻ lên trứng sâu xám hại ngô.

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm để diệt sinh vật gây hại.

- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

Câu 2.

STT

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

1

Đập cánh liên tục

- Cánh đập chậm rãi và không liên tục - Cánh dang rộng và chim chỉ cần điều chỉnh góc cánh là có thể bay bổng lên cao mà không cần đập cánh.

2

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

Chim lượn chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ bởi “đệm không khí” và hướng thay đổi của luồng gió.

Câu 3.

- Hầu hết các loại bò sát có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ và những gặm nhấm có hại.

- Một số loài có giá trị thực phẩm như ba ba, cá sấu. Dược phầm ( rượu rắn, mật rắn, nọc rắn, cá sấu).

- Bò sát cần được bảo vệ và gây nuôi những loài quý hiếm.

-------------------------------------------------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học: 2021-2022

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Loài động vật nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?

A. trùng roi xanh.

B. trùng biến hình.

C. trùng giày.

D. thủy tức.

Câu 2. Trong ngành Động vật có xương sống, lớp nào tiến hóa nhất?

A. lớp Chim.      B. lớp Lưỡng Cư.

C. lớp Bò sát.      D. lớp Thú.

Câu 3. Hệ thống túi khí của chim bồ câu có vai trò gì? ( Chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)

A. giảm khối lượng riêng của chim.

B. giảm ma sát nội quan khi bay.

C. tăng khả năng thông khí.

D. điều hòa thân nhiệt.

Câu 4. Khi nói về phổi và hoạt động hô hấp của chim bồ câu, phát biểu nào sau đây sai?

A. phổi gồm một mạng ống khí dày đặc.

B. hệ thống túi khí phân nhánh gồm 9 túi.

C. khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.

D. không khí đi theo hai chiều khác nhau cả khi hít vào và cả khi thở ra.

Câu 5. Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

A. vì vùng nhiệt đới có địa hình bằng phẳng nên thu hút nhiều loài sinh vật đến sinh sống.

B. vì vùng nhiệt đới xuất hiện đầu tiên trong quá trình hình thành lục địa trên Trái Đất nên số lượng loài sinh vật phong phú hơn các khu vực khác.

C. vì môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt tương đối ổn định nên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật.

D. các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Thế nào là động vật quý hiếm?

 Câu 2. Trình bày sự sinh sản và quá trình phát triển có biến thái ở ếch.

Câu 3. Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D      Câu 2: D       Câu 3: A, B, C, D      Câu 4: D      Câu 5: C

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Động vật quý hiểm là những động vật có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,… và có số lượng giảm dần.

Câu 2.

- Ếch phân tính sinh sản vào cuối xuân đầu hạ, sau những trận mưa rào đầu hạ, ếch đực và ếch cái “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực tìm đến bờ nước. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh trùng đến đó. Thụ tinh ngoài.

- Trứng sau khi thụ tinh tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển nở thành nòng nọc. Trải qua quá triển biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con.

Câu 3.

Những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở trên cạn:

- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.

- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.

- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.

- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong nước tiểu.

- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Sinh học Lớp 7 Học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!

 

Bài viết liên quan

1731
  Tải tài liệu