Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 8 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 Bài 8: Bài tập trọng lực – Đơn vị của trọng lực có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

643
  Tải tài liệu

Bài 8: Bài tập trọng lực – Đơn vị của trọng lực

Câu 1: 

Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A.   Khối đồng

B.    Khối sắt

C.    Khối nhôm

D.   Ba khối có trọng lượng bằng nhau

Lời giải: 

Ta có P = 10m

Do vậy, ba khối kim loại có khối lượng bằng nhau nên có trọng lượng bằng nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì:

A.   Tập giấy có khối lượng lớn hơn

B.    Quả cân có trọng lượng lớn hơn

C.    Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau

D.   Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Lời giải: 

Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:

A.   Là hai lực cân bằng

B.    Trọng lực lớn hơn lực căng dây

C.    Lực căng dây lớn hơn trọng lực

D.   Cùng phương, cùng chiều nhau

Lời giải: 

Quả dọi của người thợ hồ dùng để ngắm thẳng khi xây dựng vậy quả dọi sẽ phải đứng yên. Khi hai lực tác dụng vào vật mà vật đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Chọn câu sai. 

Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:

A.   Là hai lực cân bằng

B.    Có cường độ bằng nhau

C.    Cùng chiều

D.   Cùng phương

Lời giải: 

Quả dọi của người thợ hồ dùng để ngắm thẳng khi xây dựng vậy quả dọi sẽ phải đứng yên. Khi hai lực tác dụng vào vật mà vật đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trọng lực là:

A.   Lực đẩy của Trái Đất

B.    Lực hút của Trái Đất

C.    Lực hút của Mặt Trời

D.   Lực đẩy của Mặt Trời

Lời giải: 

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Chọn câu đúng:

A.   Trọng lực là lực đẩy cảu Trái Đất

B.    Trọng lực là lực hút của Trái Đất

C.    Trọng lực là lực hút của Mặt Trời

D.   Trọng lực là lực đẩy của Mặt Trời

Lời giải: 

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trọng lực của Trái Đất tác dụng lên một vật đặt trên mặt đất là tác dụng của lực:

A.   Kéo

B.    Đẩy

C.    Hút

D.   Đàn hồi

Lời giải: 

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 

Trọng lực là ……….. của Trái Đất

A.   Kéo

B.    Đẩy 

C.    Hút

D.   Đàn hồi

Lời giải: 

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Một người đẩy một chiếc xe đẩy trẻ em đi trên đường. Xe chịu tác dụng của:

A.   Lực đẩy

B.    Lực nâng của mặt đường

C.    Trọng lực của Trái Đất

D.   Cả 3 câu trên đều đúng

Lời giải: 

Lý thuyết về phản lực: Khi vật A tác dụng một lực vào vật B thì vật B sẽ tác dụng ngược lại vật A một lực và lực đó gọi là phản lực( ví dụ khi em đấm tay vào tường tay em sẽ thấy đau vì khi đó tường đã tác dụng ngược lại em)

Xe sẽ chịu tác dụng của lực đẩy, lực hút của Trái Đất (xe sẽ tác dụng lên mặt đường một lực do Trái Đất hút nó) và phản lực do mặt đường tác dụng ngược lại chiếc xe

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Một cái bàn đứng yên trong phòng học chịu tác dụng các lực:

A.   Lực đẩy

B.    Lực nâng của sàn nhà

C.    Trọng lực của Trái Đất

D.   B và C đúng

Lời giải: 

Lý thuyết về phản lực: Khi vật A tác dụng một lực vào vật B thì vật B sẽ tác dụng ngược lại vật A một lực và lực đó gọi là phản lực( ví dụ khi em đấm tay vào tường tay em sẽ thấy đau vì khi đó tường đã tác dụng ngược lại em)

Bàn sẽ chịu tác dụng lực hút của Trái Đất (bàn sẽ tác dụng lên mặt đường một lực do Trái Đất hút nó) và phản lực do sàn nhà tác dụng ngược lại bàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Một chiếc tàu nằm lơ lửng trong nước là do:

A.   Chiếc tàu quá nhẹ, không thể chìm xuống nước được

B.    Chiếc tàu quá to không thể chìm xuống nước được

C.     Lực đẩy của nước và trọng lực tác dụng lên tàu cân bằng nhau

D.   Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải: 

Tàu sẽ chịu tác dụng của hai lực là Trọng lực sẽ làm cho tàu chìm xuống và lực đẩy Ác–si–mét ( các em sẽ học ở Vật lý 8) sẽ làm cho tàu nổi lên

Vậy để tàu nằm lơ lửng trong nước thì hai lực này sẽ cân bằng nhau giữ cho tàu không bị chìm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Khi bơi, ta nổi được trên mặt nước là do:

A.   Lực đẩy của nước mạnh hơn sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta

B.    Lực đẩy của nước yếu hơn sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta

C.    Lực đẩy của nước cân bằng với sức nặng (trọng lực) của sơ thể ta

D.   Tất cả đều sai

Lời giải: 

Ta cân bằng trên mặt nước chứng tỏ lực đẩy của nước cân bằng với sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A.   Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới

B.    Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên

C.    Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực đẩy của nước đẩy lên cân bằng nhau

D.   Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu

Lời giải: 

Chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng: 

Trường hợp nào sau đây là không có tác dụng của lực:

A.   Quyển sách đặt trên bàn

B.    Thác nước chảy

C.    Thùng hàng đặt trên ô tô

D.   Tất cả các câu trên đều sai

Lời giải: 

Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật nên quyển sách, nước chảy từ thác và thùng hàng đều chịu tác dụng của trọng lực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?

A.   Lực tác dụng lên vật đang rơi

B.    Lực tác dụng lên quyển sách trên bàn

C.    Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo

D.   Lực lò so tác dụng lên vật nặng treo vào nó

Lời giải: 

A, B, C -  trọng lực

D – không phải trọng lực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

A.   Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi

B.    Lực tác dụng lên một quả táo rơi từ trên cây xuống

C.    Lực vật nặng tác dụng vào dây treo

D.   Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn

Lời giải: 

A, B, C -  trọng lực

D – không phải trọng lực mà là phản lực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A.   Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn

B.    Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn

C.    Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi

D.   Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn

Lời giải: 

Ta có:

+      Trọng lực tác dụng lực hút lên mọi vật

+      Lực ma sát sẽ làm cản trở khi vật chuyển động

+      Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng

+      Phản lực xuất hiện khi vật A tác dụng lên vật B thì vật B sẽ tác dụng lại vật A gọi đó là phản lực

Vậy một vật đặt trên mặt bàn chỉ chịu tác dụng của hai lực là trọng lực và phản lực do mặt bàn tác dụng ngược lại vật và vật nằm yên nên hai lực này sẽ cân bằng nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Nhận xét nào sau đây sai?

A.   Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó

B.    Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị tri đặt vật 

C.    Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

D.   Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó

Lời giải: 

C – sai vì công thức trên chỉ gần đúng, khối lượng của vật không thay đổi nhưng trọng lượng của vật thì thay đổi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Thả một thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của:

A.   Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi

B.    Trọng lực

C.    Lực ma sát giữa thùng phi với mặt dốc

D.   Sức đẩy của gió

Lời giải: 

Thùng phi lăn xuống là nhờ tác dụng của trọng lực vì lực ma sát chỉ có tác dụng cản trở chuyển động còn phản lực không gây ra chuyển động cho vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Thả một vật nặng từ trên cao xuống. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của:

A.   Sức đẩy của gió

B.    Trọng lực 

C.    Lực ma sát giữa vật và không khí

D.   Tất cả đều sai

Lời giải: 

Một vật được thả rơi từ trên cao xuống, chuyển dộng của nó là nhờ tác dụng của trọng lực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phương, chiều của trọng lực:

A.   Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng về phía Trái Đất

B.    Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng ra xa Trái Đất

C.    Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng ra xa Trái Đất

D.   Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất

Lời giải: 

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Câu nào sau đây đúng:

A.   Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới

B.    Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên

C.    Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều tùy thuộc vào trạng thái chuyển động

D.   Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều là chiều của chuyển động

Lời giải: 

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới (chiều hướng vào Trái Đất)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Trọng lượng của một vật là:

A.   Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó

B.    Phương của trọng lực tác dụng lên vật đó

C.    Chiều của trọng lực tác dụng lên vật đó

D.   Đơn vị của trọng lực tác dụng lên vật đó

Lời giải: 

Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Chọn câu đúng:

A.   Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật

B.    Trọng lực là lực hút của vật so với mặt đất

C.    Trọng lực là lực hút của hai vật khác nhau bất kì

D.   Trọng lực là lực đẩy của Trái Đất lên vật

Lời giải: 

Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Đơn vị của trọng lực là:

A.   Niuton (N)

B.    Gam (g)

C.    Niuton trên mét (N/m)

D.   Không có đơn vị

Lời giải: 

Ta có: Đơn vị của lực là Niuton (N)

Trọng lực là một lực nên đơn vị sẽ là Niutơn (N)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Số chỉ của cân đo cho biết:

A.   Trọng lượng của vật

B.    Thể tích của vật

C.    Khối lượng của vật

D.   Trọng lực của vật

Lời giải: 

Cân là dụng cụ dùng để đo khối lượng của vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27:  Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ.

A.   Cân chỉ trọng lượng của túi đường

B.    Cân chỉ khối lượng của túi đường

C.    Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân

D.   Khối lượng cảu túi đường làm quay kim của cân

Lời giải: 

Cân là dụng cụ dùng để đo khối lượng của vật, vậy số chỉ của cân sẽ là khối lượng của túi đường

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Trọng lượng cốc là:

A.   2N

B.    20N

C.    0,2N

D.   200N

Lời giải: 

Trọng lượng của một vật nặng 1kg là 10N

Vậy, 200g = 0,2kg sẽ có trọng lượng là 0,2.10 = 2N

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng:

A.   Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới

B.    Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên

C.    Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều tùy thuộc vào trạng thái chuyển động của vật

D.   Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều là chiều chuyển động

Lời giải: 

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất ( chiều từ trên xuống dưới)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Trọng lực có:

A.   Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới

B.    Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

C.    Phương ngang, chiều từ trái sang phải

D.   Phương ngang, chiều từ phải sang trái

Lời giải: 

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất ( chiều từ trên xuống dưới)

Đáp án cần chọn là: A

Bài viết liên quan

643
  Tải tài liệu