Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 6.
Bài tập: Nước Văn Lang
Câu 1: Nội dung nào không phải nhiệm vụ của Bồ Chính thời Văn Lang?
A. Giải quyết sản xuất
B. Chia phần ruộng đất cày cấy
C. Giải quyết các mối bất hòa của dân làng
D. Thu thuế cho nhà nước
Lời giải
Bồ Chính là người đứng đầu chiềng chạ có nhiệm vụ giải quyết sản xuất, chia phần ruộng đất cho các cư dân trong chiềng chạ cày cấy và giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Bồ Chính không có nhiệm vụ thu thuế cho nhà nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Anh(chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương
B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai
D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học
Lời giải
Nhà nước Văn Lang được tổ chức theo mô hình quân chủ, đứng đầu là vua Hùng; giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng. Đứng đầu các chiềng chạ là bồ chính. Cách tổ chức này tuy còn đơn giản, sơ khai nhưng đã đặt nền móng cho sự phát triển của bộ máy nhà nước ở các giai đoạn sau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Anh (chị) có nhận xét gì về các loại vũ khí sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Có sự xuất hiện của đồ sắt
B. Chủ yếu là đồ đá
C. Thô sơ, chủ yếu bằng tre, nứa
D. Chủ yếu là đồ đồng
Lời giải
- Trong câu truyện, nhà vua kêu gọi nhân tài để chống giặc Ân, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước => thể hiện chống ngoại xâm là hoạt động thường trực trong mỗi người Việt
- Gióng yêu cầu sứ giả làm cho roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt => thể hiện đồ sắt đã xuất hiện trong thời đại Hùng Vương
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
A. Đoàn kết
B. Trọng nghĩa khí.
C. Chống ngoại xâm
D. Trọng văn
Lời giải
Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở:
- Yêu cầu đoàn kết thống nhất để trị thủy và chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc xung quanh
- Ra đời trên sở thống nhất 15 bộ lạc
=> Đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống đoàn kết của người Việt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ hình thành ở khu vực phía Bắc có tên là gì?
A. Champa
B. Âu Lạc
C. Văn Lang
D. Phù Nam
Lời giải
Vào khoảng thế kỉ VII, các bộ lạc ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã thống nhất với nhau, hình thành nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của người Việt cổ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?
A. Văn Lang
B. Tây Âu
C. Lạc Việt
D. Bách Việt
Lời giải
Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng (từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ) là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó, thống nhất được các bộ lạc xung quanh để hình thành nhà nước Văn Lang
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?
A. 15 lộ
B. 15 bộ
C. 15 đạo
D. 15 tỉnh
Lời giải
Sử cũ viết: Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
A. Chia thành cấm quân và quân địa phương
B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ
C. Chia thành cấm binh và hương binh
D. Chưa có quân đội
Lời giải
Thời Văn Lang chưa có quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy đông thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Yêu cầu điều hòa những mâu thuẫn xã hội
B. Yêu cầu trị thủy
C. Yêu cầu chống lại sự xung đột với các bộ lạc xung quanh
D. Yêu cầu đoàn kết làm nghề thủ công và buôn bán
Lời giải
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang bao gồm:
- Yêu cầu điều hòa những mâu thuẫn xã hôi: sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến tư hữu và phân hóa giàu nghèo trong chiềng chạ. Mâu thuẫn giữa người giàu và nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm
- Yêu cầu đoàn kết để trị thủy: việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven sông lớn gặp khó khăn do lũ lụt. Vì vậy cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân làng bản trị thủy, bảo vệ sản xuất
- Yêu cầu chống lại sự xung đột với các bộ lạc xung quanh: đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau. Các bộ lạc đều muốn chiếm được những vùng đất thuận lợi nhất cho sản xuất nên giữa các bộ lạc thường xuyên xảy ra xung đột
=> Loại trừ đáp án: D (Xuất phát từ đặc điểm của các nhà nước cổ đại phương Đông nền kinh tế chính là nông nghiệp, không phải thủ công nghiệp và buôn bán như phương Tây)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?
A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất.
D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Lời giải
Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh với nội dung là cuộc xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để lấy Mị Nương làm vợ nhưng thực chất phản ánh hoạt động trị thủy để bảo vệ sản xuất, khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt Cổ
Đáp án cần chọn là: A