Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 10
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 1: Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là ?
A. 19
B. 23
C. 21
D. 18
Lời giải:
Giả sử nhóm tế bào ban đầu có a tế bào
3h = 180 phút = 9 thế hệ (9 lần phân chia)
a tế bào phân chia liên tiếp 9 lần tạo ra a.29 = 9728 → a = 19
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ
B. 1,5 giờ
C. 2 giờ
D. 3 giờ
Lời giải:
Vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút.
Từ công thức Nt = N0 × 2n → 2n = Nt : N0
Số lần phân chia là: 2n = 3200 : 200 = 16 (tế bào) → n = 4
Thời gian nuôi cấy là: 4 × 45’ = 3 giờ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Thời gian thế hệ của 1 loài vi khuẩn là 20 phút , từ một tế bào vi khuẩn này đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 100 phút
Lời giải:
32 tế bào = 2n => n = 5 thế hệ (5 lần phân chia)
Thời gian phân chia là: 20 x 5 = 100 phút.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự nào?
A. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong
B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong
C. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong
D. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong
Lời giải:
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục diễn ra theo trình tự; pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Thứ tự các pha trong quá trình phát triển của vi khuẩn khi được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không lên tục là:
A. Pha tiềm phát → Pha suy vong → Pha cân bằng → Pha lũy thừa.
B. Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha suy vong.
C. Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha suy vong.
D. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
Lời giải:
Trong quá trình phát triển của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cây không liên tục. Giai đoạn đầu vi khuẩn làm quen với môi trường được gọi là pha tiềm phát.
Giai đoạn tiếp theo, vi khuẩn phân chia với tốc độ nhanh nhất và ôn định được gọi là pha lũy thừa.
Sau pha lũy thừa, số lượng tế bào đạt đến giá trị cực đại và không thay đổi, được gọi là pha cân bằng.
Sau pha cân bằng, quần thể bước vào pha suy vong, số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần.
Thứ tự đúng là: Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
A. Hình 1.
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4.
Lời giải:
Trong nuôi cây không liên tục sẽ có 4 pha: tiềm phát (số lượng tb chưa tăng), luỹ thừa (số lượng tb tăng nhanh); cân bằng (số lượng tb đạt cực đại và không đổi); suy vong (số lượng tế bào giảm)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?
A. Pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Lời giải:
Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Lời giải:
- Sau pha tiềm phát, vi khuẩn đã làm quen được với môi trường nuôi cấy, enzim đã được hình thành, vi khuẩn đã sẵn sàng cho quá trình phân chia.
- Nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
- Vi khuẩn phân chia nhanh theo hình thức phân đôi. Do dó, trong pha lũy thừa, vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Quần thể E. coli ban đầu có 10^6 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là 8. 10^6 tế bào. Thời gian thế hệ của E. coli là:
A. 20 phút
B. 10 phút
C. 8 phút
D. 30 phút
Lời giải:
1 tế bào sau n lần phân chia tạo 2n tế bào
Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là 8.106 tế bào
Số lần phân chia của tế bào là log28.106106 = 3
Vậy trong 1h phân chia 3 lần, thời gian thế hệ là 60:3 =20 phút (1h = 60 phút).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Một quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào trong quần thể đạt 4000 tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể là:
A. 20 phút
B. 30 phút
C. 40 phút
D. 1 giờ
Lời giải:
Số lượng tế bào sau khoảng thời gian nuôi cấy được tính theo công thức:
N = N0.
Ta có: 500 . 2n= 4000 => n = 3
Trong 2 giờ đồng hồ (120 phút) quần thể sinh vật phân chia 3 lần nên thời gian thế hệ của quần thể là: 120 : 3 = 40 phút.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trong thời gian 375 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 1 giờ 30 phút.
C. 45 phút
D. 1 giờ 15 phút.
Lời giải:
Gọi số lần nhân đôi là n ta có 2n = 32→ n = 5
Thời gian thế hệ là : 375/5=75 phút = 1h 15 phút
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 h là
A. 10^4 .23
B. 10^4 .24
C. 10^4 .25
D. 10^4 .26
Lời giải:
Sau hai giờ, số lần phân chia là: (2 × 60) : 20 = 6 lần
Số tế bào tạo ra là: Nt = 104 × 26
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Một quần thể vi khuẩn có số lượng tế bào ban đầu là 500, thời gian thế hệ là 30 phút, sau 2,5 giờ, số lượng tế bào của quần thể là:
A. 5000
B. 16000
C. 32000
D. 64000
Lời giải:
Số lần phân chia của quần thể trong 2,5 giờ (150 phút) là: 150 : 30 = 5 (lần)
Số lượng tế bào của quần thể sau 2,5 giờ là: 500 . 25 = 16000 (tế bào)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Trong thời gian 120 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 64 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 20 phút
B. 2 giờ
C. 40 phút
D. 60 phút
Lời giải:
Từ một tế bào sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 tế bào con. Sau n lần phân chia sẽ tạo ra 2^n = 64 tế bào con.
n = 6
Thời gian thế hệ của vi khuẩn này là 120:6 = 20 phút.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:
A. Sự tăng sinh khối của quần thể.
B. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
C. Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
D. Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
Lời giải:
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:
A. Sự sinh sản của vi khuẩn.
B. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
D. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
Lời giải:
Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào, đối với quần thể, là sự tăng lên về số lượng tế bào của quân thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua sự tăng lên về
A. Kích thước của từng tế bào trong quần thể.
B. Số lượng tế bào của quần thể.
C. Khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
D. Cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
Lời giải:
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?
A. 9
B. 6
C. 8
D. 7
Lời giải:
E. coli có thời gian thế hệ là 20 phút. Vậy sau 3 giờ số lần chúng phân chia là: (3 × 60) : 20 = 9 lần
Từ công thức Nt = N0 × 2^n → N0 = Nt : 2^n
Số tế bào ban đầu là: N0 = 3584 : 2^9 = 7 (tế bào)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Nuôi 100 tế bào vi khuẩn E. Coli sau 2 giờ thu được bao nhiêu tế bào? Biết thời gian thế hệ là 30 phút.
A. 400
B. 3200
C. 6400
D. 1600
Lời giải:
Trong 2h, số thế hệ là: n=tg=2.6030=4 (1h = 60 phút)
Vậy nuôi 100 tế bào vi khuẩn E. Coli sau 2 giờ thu được: 100×24=1600100×24=1600 tế bào con.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.Coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy trong điều kiện tối ưu là
A. 128
B. 64
C. 24
D. 16
Lời giải:
Trong 1h số lần phân chia là: 60: 20 = 3 (1h = 60 phút)
8 tế bào vi khuẩn phân chia 3 lần liên tiếp tạo 8×2^3 = 64 tế bào con.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Trong bình nuôi cấy nấm men rượu ban đầu có số lượng 4×10^2 tế bào, thời gian thế hệ (g) là 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là
A. 1232400
B. 1228400
C. 1638400
D. 1632400
Lời giải:
Trong 24h, số lần phân bào là: 24 ×60 : 120 = 12
Số tế bào của quần thể sau 24h là: 4.10^2 × 2^12 = 1638400
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Pha lũy thừa trong đường cong sinh trưởng của vi sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Là pha lý tưởng để thu sinh khối tế bào.
B. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian
C. Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.
D. Môi trường bắt đầu cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Lời giải:
Pha luỹ thừa (pha log)
Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở
A. Pha tiềm phát.
B. Pha cân bằng.
C. Pha luỹ thừa.
D. Pha suy vong.
Lời giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha luỹ thừa
Pha tiềm phát: số lượng TB không tăng
Pha cân bằng: số lượng TB đạt cực đại, không đổi
Pha suy vong: số lượng TB giảm dần
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?
A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.
C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Lời giải:
Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm ngày càng nhiều do bị phân hủy, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần trong pha suy vong vì:
A. Con người lấy ra lượng vi khuẩn nhiều hơn số lượng vi khuẩn được sinh ra.
B. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C. Enzim cảm ứng không được hình thành, vi khuẩn không thể tiến hành phân chia.
D. Con người lấy ra một lượng dịch nuôi cấy nhưng không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
Lời giải:
- Do không được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và lấy ra sinh khối từ môi trường nuối cấy nên qua thời gian, lượng chất dinh dưỡng trong môi truowngfsex dần cạn kiệt/
- Đồng thời, các chất độc hại tích lũy, tác động tới sự sinh trưởng của vi khuẩn. Số tế bào chết đi nhiều hơn số tế bào được tạo thành. Do đó, số lượng vi khuẩn giảm dần theo thời gian trong pha suy vong.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 5 lần là:
A. 128
B. 110
C. 148
D. 256
Lời giải:
8 tế bào phân chia 5 lần tạo 8×2^5 = 256.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A. 32
B. 8
C. 16
D. 64
Lời giải:
Thời gian thế hệ : 30’
Sau 3h số thế hệ là 3×60 :30 = 6 thế hệ
Một tế bào phân chia 6 lần tạo 26 = 64 tế bào con
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?
A. 4 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 5 pha
Lời giải:
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trải qua mấy pha:
A. 3 pha
B. 4 pha
C. 5 pha
D. 6 pha
Lời giải:
- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trải qua các pha: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong (4 pha)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:
A. Đường thằng
B. Đường tròn
C. Đường cong
D. Đường lượn sóng (hình sin)
Lời giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn trải qua 4 pha: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Sự sinh trưởng diễn ra theo 1 đường cong.
Đáp án cần chọn là: C