Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 10
Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Câu 1:Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất
A. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. Có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng có đặc điểm là
A. Chỉ có ở tế bào nhân thực.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ chất tan cao hơn.
D. Không cần các kênh protêin xuyên màng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động không tiêu tốn năng lượng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào(màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là
A. Những chất tan trong lipit
B. Chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
C. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn
D. A và B.
Lời giải:
Các chất tan trong lipit, không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?
A. Hòa tan trong dung môi
B. Thể rắn
C. Thể nguyên tử
D. Thể khí
Lời giải:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây ?
A. Hoà tan trong dung môi
B. Dạng tinh thể rắn
C. Dạng khí
D. Dạng tinh thể rắn và khí
Lời giải:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:Vận chuyển thụ động:
A. Cần tiêu tốn năng lượng.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Cần có các kênh protein.
D. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp không cần tiêu tốn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển
A. Tiêu tốn năng lượng
B. Không tiêu tốn năng lượng
C. Nhờ máy bơm đặc biệt của nàng
D. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Lời giải:
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt
B. Các lỗ trên màng
C. Lớp kép photpholipit
D. Kênh protein xuyên màng
Lời giải:
Các chất tan trong lipit được vận chuyển theo cách thụ động, tức là chúng được vận chuyển nhờ sự khuếch tán qua lớp kép photpholipit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất?
A. O2, CO2
B. Ca2+
C. K+
D. H2O
Lời giải:
O2, CO2 có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển qua kênh.
D. Sự thẩm thấu.
Lời giải:
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm được gọi là sự thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:Hiện tượng thẩm thấu là?
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Lời giải:
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:Thẩm thấu là:
A. Sự vận chuyển thụ động của nước qua màng tế bào.
B. Sự vận chuyển hoạt động của nước qua màng tế bào.
C. Sự vận chuyển hoạt động của ion qua màng tế bào
D. Sự vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào
Lời giải:
Sự vận chuyển thụ động của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Lời giải:
Nước được vận chuyển qua màng nhờ kênh aquaporin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP
B. Kênh protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Lời giải:
Nước được vận chuyển qua màng nhờ 1 kênh protein đặc biệt được gọi là kênh aquaporin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là
A. Sự thẩm thấu.
B. Sự ẩm bào.
C. Sự thực bào.
D. Sự khuếch tán.
Lời giải:
Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là sự khuếch tán
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển qua màng tế bào:
A. Theo khuynh hướng nồng độ.
B. Ngược với khuynh hướng nồng độ.
C. Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
D. Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
Lời giải:
Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp qua màng tế bào
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là :
A. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
Lời giải:
Khuếch tán là hình thức vận chuyển thụ động theo sự chênh lệch nồng độ (gradient nồng độ): từ nơi có nồng độ cao → nồng độ thấp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:Sự thẩm thấu là :
A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng
B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng
C. Sự di chuyển của các ion qua màng
D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng
Lời giải:
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào:
A. Đặc điểm của chất tan.
B. Sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C. Nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào
D. Nhiệt độ.
Lời giải:
Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào năng lượng của tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20:Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong v à ngoài màng
Lời giải:
Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
A. Saccrôzơ ưu trương.
B. Saccrôzơ nhược trương.
C. Urê ưu trương.
D. Urê nhược trương.
Lời giải:
Tế bào hồng cầu co lại do nước bị rút ra khỏi tế bào khi ngâm trong dung dịch ưu trương.
Saccarozo không thể đi qua màng tế bào nên dung dịch ngoài màng vẫn là ưu trương.
Ure có thể đi qua màng vào trong tế bào làm mất đi sự chênh lệch nồng độ chất tan trong và ngoài màng tế bào → tế bào hồng cầu không co lại nhiều.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi cắt sẽ ngâm vào
A. Nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài
B. Môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
C. Nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
D. Nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.
Lời giải:
Sau khi tỉa hoa, chúng ta cần ngâm vào nước cất để phía bên trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài (mặt ngoài có lớp biểu bì nên hút nươc ít hơn).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1 giờ thì kích thước và trong lượng của nó sẽ
A. k>2x2cm, p>100g.
B. k< 2x2cm, p<100g.
C. k = 2x2cm, p = 100g.
D. Giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.
Lời giải:
Khi ngâm miếng su hào vào nước muối đặc (đây là môi trường ưu trương) nước trong các tế bào sẽ đi ra ngoài, làm tế bào co nguyên sinh → kích thước giảm, khối lượng giảm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24:Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. Ưu trương.
B. Đẳng trương.
C. Nhược trương.
D. Bão hoà
Lời giải:
Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. Ưu trương.
B. Đẳng trương.
C. Nhược trương.
D. Bão hoà.
Lời giải:
Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:Co nguyên sinh là hiện tượng?
A. Cả tế bào co lại
B. Màng nguyên sinh bị dãn ra
C. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại
D. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại
Lời giải:
Co nguyên sinh là hiện tượng tế bào chất bị co rút lại do phần lớn nước trong tế bào thẩm thấu ra bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27:Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định?
(1) Tế bào đang sống hay đã chết
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
Phương án đúng trong các phương án trên là?
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (3)
Lời giải:
Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết và khả năng tráo đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28:Thí nghiệm co nguyên sinh có ý nghĩa gì?
A. Xác định tế bào đang sống hay đã chết
B. Xác định tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
C. Xác định khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
D. Cả A và C
Lời giải:
Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết và khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29:Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?
A. Màng tế bào đã bị phá vỡ
B. Tế bào chất đã bị biến tính
C. Nhântế bào đã bị phá vỡ
D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc
Lời giải:
Tế bào chết thì màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc, do vậy không còn hiện tượng co nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là?
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi
B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ
D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại
Lời giải:
Khi cho tế bào vào hồng cầu vào nước, thì do nồng độ chất tan trong môi trường nước cất nhỏ hơn so với môi trường trong hồng cầu (môi trường nhược trương) nên nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao. Vì vậy, hồng cầu sẽ bị trương ra (phồng to), rồi vỡ ra.
Đáp án cần chọn là: C