Bài 30: Tổng kết chương II : Nhiệt học

Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 30: Tổng kết chương II : Nhiệt học chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

397
  Tải tài liệu

Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

A. Lý thuyết

I. SỰ NỞ VÌ NHIỆT

1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chú ý:

+ Các chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

+ Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

+ Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. Người ta ứng dụng tính chất này để đóng – ngắt tự động cho mạch điện.

Hỏi đáp VietJack

II. NHIỆT KẾ - THANG NHIỆT ĐỘ

- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế ý tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế đổi màu…

- Có ba loại thang nhiệt độ: Xenxiut, Farenhai và Kenvin

+ Thang nhiệt độ Xenxiut là thang đo nhiệt độ bằng độ C (kí hiệu là oC), ở thang này nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC, nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.

+ Thang nhiệt độ Farenhai là thang đo nhiệt độ bằng độ F (kí hiệu là oF), ở thang này nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt độ của nước đang sôi là 212oF.

+ Thang nhiệt độ Kenvin là thang đo nhiệt độ bằng độ K (gọi là nhiệt độ tuyệt đối), ở thang này nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K.

Chú ý: Cách đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ này sang thang nhiệt độ khác

- Từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Farenhai:

toC = 32oF + (t.1,8)oF

- Từ thang nhiệt độ Farenhai sang thang nhiệt độ Xenxiut:

Lý thuyết Tổng kết chương II - Nhiệt học | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

- Từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Kenvin:

toC = (t+273)oK

- Từ thang nhiệt độ Kenvin sang thang nhiệt độ Xenxiut:

ToK = (T - 273)oC

III. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Chú ý: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy thì thể tích tăng, khi đông đặc thì thể tích giảm nhưng riêng có đồng, gang, nước… lại tăng thể tích khi đông đặc.

IV. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Chú ý: Chất lỏng bay hơi ở mọi nhiệt độ nhưng với mức độ khác nhau. Sự bay hơi (khi chưa sôi) chỉ xảy ra ở trên bề mặt của chất lỏng.

V. SỰ SÔI

- Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa bay hơi tạo ra các bọt khí ở trong lòng nó vừa bay hơi trên mặt thoáng.

- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi

- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Chú ý: Sự bay hơi khi sôi xảy ra trong toàn khối chất lỏng.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 : Một quả cầu bằng đồng có thể tích V = 2cm3 và có khối lượng 6 g. Cho biết khối lượng riêng của đồng là: 8900 kg/m3. Đây là quả cầu:

A. Rỗng.

B. Đặc.

C. Xốp.

D. A và C đúng.

Đáp án D

Giải thích:

Đổi 8900 kg/m3 = 8,9 g/cm3.

Nếu quả cầu là đặc, áp dụng công thức tính khối lượng quả cầu theo khối lượng riêng ta có: m = D.V = 8,9.2 = 17,8 g.

Vì khối lượng quả cầu là 6g, vậy quả cầu này rỗng hoặc xốp.

Câu 2 : Nếu đem nung nóng quả cầu này thì:

A. Thể tích của quả cầu không thay đổi lỗ rỗng bị bé lại (hay lỗ xốp bị bít kín).

B. Thể tích quả cầu tăng (quả cầu nở ra) thể tích phần rỗng hay xốp không thay đổi.

C. Thể tích quả cầu tăng, thể tích phần rỗng hay xốp cũng tăng theo.

D. Tất cả A, B, C cùng sai.


Đáp án C

Khi nung nóng quả cầu, thì thể tích của quả cầu tăng, nên thể tích phần rỗng hay xốp cũng tăng theo.

Câu 3 : : Lấy 2 lá đồng mỏng như nhau dán chặt vào nhau để tạo băng kép giống như hình vẽ. Khi nung nóng, băng kép nói trên sẽ:

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 30 (có đáp án): Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án

A. Cong lên trên.

B. Cong xuống dưới.

C. Không cong, chỉ nở dài ra.

D. Không cong, nhưng bị co ngắn lại.


Đáp án C

Giải thích: Vì cả hai lá đều làm bằng đồng nên chúng nở vì nhiệt như nhau, khi nhiệt độ thay đổi băng kép chỉ dài ra, không bị cong.

Câu 4 : Nếu đem đun nóng một chất lỏng thì:

A. Khối lượng chất lỏng đó tăng.

B. Khối lượng chất lỏng đó giảm đi.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng đó giảm.


Đáp án D

Giải thích: Khi đun nóng một chất lỏng, khối lượng chất lỏng không tăng. Thể tích của chất lỏng tăng do sự dãn nở vì nhiệt. Theo công thức khối lượng riêng thì Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 30 (có đáp án): Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm (m không đổi, V tăng).

Câu 5 : Nếu làm lạnh nước từ 30oC xuống 0oC thì...

A. Khối lượng nước tăng.

B. Thế tích nước giảm.

C. Thể tích nước tăng.

D. Thể tích nước giảm trước rồi sau đó mới tăng.


Đáp án D

Giải thích: Nước có tính chất đặc biệt, khi nhiệt độ giảm từ 30oC đến 4oC thì thể tích nước giảm, từ 4oC đến 0oC, thể tích của nước lại tăng. Do đó, làm lạnh nước từ 30oC xuống 0oC thì thể tích nước giảm trước rồi sau đó mới tăng

Câu 6 : Nếu làm nước đá nóng lên từ 0oC đến 20oC thì...

A. Thể tích nước tăng.

B. Thể tích nước giảm.

C. Thể tích nước giảm trước rồi sau đó mới tăng.

D. Khối lượng riêng của nước tăng.


Đáp án C

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C, thể tích nước giảm. Từ 40C đến 200C thể tích nước lại tăng.

Câu 7 : Sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng, rắn, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

A. Rắn - lỏng - khí.

B. Khí - lỏng - rắn.

C. Lỏng - rắn - khí.

D. Lỏng - khí - rắn.


Đáp án A

Giải thích: Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Câu 8 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Mọi chất khí khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.

B. Mọi chất khí khác nhau, đều nở vì nhiệt như nhau.

C. Chất khí là chất nở vì nhiệt nhiều nhất so với chất lỏng và chất rắn.

D. Khi bị nung nóng, khối lượng riêng của mọi chất khí đều giảm.


Đáp án A

Giải thích: Mọi chất khí khác nhau đều nở vì nhiệt như nhau.

Câu 9 : Câu nào sau đây đúng:

A. Không khí nóng luôn luôn nhẹ hơn không khí lạnh.

B. Không khí lạnh luôn luôn nhẹ hơn không khí nóng.

C. Khi bị nung nóng, khí oxy bị nở nhiệt nhiều hơn so với khí hydro.

D. Khi bị nung nóng khối lượng riêng của chất khí đó sẽ tăng lên.


Đáp án A

Giải thích: Không khí nóng có thể tích lớn hơn không khí lạnh do sự nở vì nhiệt. Nhưng khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí lạnh.

Câu 10 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Khối lượng riêng của một chất khí sẽ tăng lên khi bị nung nóng.

B. Trọng lượng riêng của một chất khí sẽ giảm đi khi bị nung nóng.

C. Thể tích của một chất khí sẽ tăng khi nóng lên.

D. Dù nhiệt độ có nóng lên hay nguội đi, khối lượng của một chất khí vẫn không thay đổi.


Đáp án A

Giải thích: Khi một chất khí nóng lên thì thể tích tăng, khối lượng không đổi, nên khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nó sẽ giảm.

Câu 11 : Ứng với nhiệt giai Celsius, nhiệt độ của nước trong ấm đang là 75oC. Đổi sang nhiệt giai Fahranheit sẽ là:

A. 167oF

B. 176oF

C. 132oF

D. 135oF


Đáp án A

Giải thích:

Khi đổi 75oC sang nhiệt giai Fahranheit sẽ là: 32 + 75.1,8 = 167oF.

Câu 12 : Ứng với nhiệt giai Fahranheit, nhiệt độ ở Lon Don là 41oF. Đối sang nhiệt Celsius sẽ là:

A. 9oC

B. 5oC

C. 18oC

D. 3,2oC


Đáp án

Giải thích: Khi đổi 41oF sang nhiệt giai Celsius sẽ là: (41 – 32): 1,8 = 5oC

Câu 13 : Nhiệt kế y tế được chia độ từ:

A. Từ 0oC đến 100oC

B. Từ 40oC đến 80oC

C. Từ 35oC đến 42oC.

D. Từ 42oC đến 80oC.


Đáp án C

Giải thích:

Nhiệt kế y tế được chia độ từ 35oC đến 42oC.

Câu 14 : Các nhiệt kế thường có một khoảng trống gọi là khoảng trống an toàn (như hình vẽ) là:

A. Tạo dáng cho nhiệt kế.

B. Chứa lượng thủy ngân nếu chúng nở ra quá nhiều (dư thừa) để tránh vỡ.

C. Chất lượng khí còn dư (hút chân không không hết) khi cột thủy ngân dâng cao tránh vỡ ống.

D. Cả A, B, C cùng đúng.

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 30 (có đáp án): Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2) | Bài tập Vật Lí 6 có đáp án


Đáp án C

Giải thích: Khoảng trống an toàn chứa lượng thủy ngân nếu chúng nở ra quá nhiều (dư thừa) để tránh vỡ.

Câu 15 : Muối thu hoạch được từ nước biển là do ứng dụng của:

A. Sự đông đặc.

B. Sự bay hơi.

C. Sự ngưng tụ.

D. Sự sôi.


Đáp án B

Giải thích: Người ta thu hoạch muối bằng cách phơi nước biển để nước bay hơi, để lại muối.

Câu 16 : Rượu, Ancol (cồn), nước cất (nước nguyên chất) là sản phẩm của sự:

A. Sự nóng chảy.

B. Sự bay hơi.

C. Sự ngưng tụ.

D. Tất cả cùng sai.


Đáp án C

Giải thích: Quá trình sản xuất rượu, ancol, nước cất, người ta chưng cất để các chất này bay hơi rồi ngưng tụ lại trong ống dẫn qua bể lạnh. Vậy chúng là sản phẩm của sự ngưng tụ.

Câu 17 : Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của sự bay hơi:

A. Chiều cao của mực chất lỏng.

B. Mặt thoáng của chất lỏng.

C. Nhiệt độ môi trường xung quanh chất lỏng.

D. Cả B và C cùng đúng.


Đáp án D

Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng của chất lỏng và gió.

Câu 18 : Câu nào sau đây sai:

A. Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC và không thay đổi trong suốt quá trình nóng chảy. Nếu ta tiếp tục đun thì tới một lúc nào đó nhiệt độ lại tiếp tục tăng.

B. Nhiệt độ sôi của rượu là 80oC và không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu ta tiếp tục đun thì tới một lúc nào đó nhiệt độ lại tiếp tục tăng

C. Nhiệt độ sôi của rượu sẽ lớn hơn 80oC nếu như áp suất trên bề mặt thoáng của rượu lớn hơn bình thường.

D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng sẽ tăng nếu áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng theo và ngược lại sẽ giảm đi khi áp suất giảm.


Đáp án B

Giải thích: Quá trình sôi diễn ra thì nhiệt độ sôi không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu tiếp tục đun thì chất lỏng sẽ bay hơi hoàn toàn.

Câu 19 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng giảm.

B. Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng tăng.

C. Không thể đun sôi nước ở 120oC hay 80oC (nước không sôi ở nhiệt độ 120oC hay 80oC).

D. Nhiệt độ sôi của nước là 100oF.


Đáp án A

Giải thích: Càng lên cao áp suất không khí càng giảm, nên nhiệt độ sôi của nước càng giảm.

Câu 20 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Mỗi chất lỏng hay chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khác nhau.

B. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thì không có nhiệt độ sôi hoặc ngược lại.

C. Nhiệt độ nóng chảy của một chất bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nó.

D. Sự ngưng tụ thực chất cũng là một dạng của sự bay hơi.


Đáp án A

Giải thích: Mỗi chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khác nhau. Nhiệt độ nóng chảy của một chất chính là nhiệt độ đông đặc của chất đó. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.

Bài 21: Những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, khi đêm về và những lúc trời không có gió ta vẫn thỉnh thoảng nghe thấy những tiếng ken két phát ra từ mái tôn. Vì sao vậy?

A. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn co lại.

B. Ban đêm, không có tiếng ồn nên nghe được.

C. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn nở ra.

D. Các phương án đưa ra đều sai.


- Khi có sự thay đổi nhiệt độ, mái tôn có sự dãn nở → tiếng kêu ken két.

- Thường vào buổi trưa hoặc buổi tối, lúc đó có sự thay đổi nhiệt lớn → các tấm tôn bị dãn nở hay co lại → tiếng kêu ken két

⇒ Đáp án A

Bài 22: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép?

Băng kép được ứng dụng

A. làm các dây kim loại

B. làm giá đỡ

C. trong việc đóng ngắt mạch điện

D. làm cốt cho các trụ bê tông


Dựa vào đặc tính khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị cong lại nên người ta đã ứng dụng băng kép trong việc ngắt tự động mạch điện

⇒ Đáp án C

Bài 23: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?

A. Để dễ sửa chữa.

B. Để ngăn bớt khí bẩn.

C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi.

D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống.


Các đường ống dẫn hơi khi hoạt động nhiệt độ thường rất cao nên dễ làm các ống này bị dãn nở → biến dạng. Do đó, để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống người ta thường thiết kế các đường ống dẫn hơi có những đoạn uốn cong.

⇒ Đáp án D

Bài 24: Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

A. Đông đặc

B. Nóng chảy

C. Không đổi

D. Nóng chảy rồi sau đó đông đặc


Để đúc đồng, đầu tiên người ta phải nấu nóng chảy đồng sau đó làm đông đặc đồng

⇒ Đáp án D

Bài 25: Rượu nóng chảy ở -117oC. Hỏi rượu đông đặc ở nhiệt độ nào sau đây?

A. 117oC                        B. -117oC

C. Cao hơn -117oC        D. Thấp hơn -117oC


Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc bằng nhau

⇒ Đáp án B

Bài 6: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?

A. Vì răng dễ bị sâu

B. Vì răng dễ bị rụng

C. Vì răng dễ bị vỡ

D. Vì men răng dễ bị rạn nứt


Vì răng được cấu tạo bởi men răng và ngà răng, khi ăn thức ăn nóng quá lớp men ở ngoài bị nóng trước dãn nở → men răng dễ bị dạn nứt

⇒ Đáp án D

Bài 27: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.


Bình nóng trước nên nở trước ⇒ nước bị tụt xuống. Sau đó nước nóng lên nở ra. Vì nước nở nhiều hơn bình nên mực nước sau đó dâng lên cao hơn mực nước lúc đầu.

⇒ Đáp án D

Bài 28: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

Khi đun nóng một lượng chất lỏng trong một bình thủy tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm vì thể tích tăng còn khối lượng không đổi

⇒ Đáp án B

Bài 29: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.

B. Sự tạo thành mưa.

C. Băng đá đang tan.

D. Sương đọng trên lá cây.


Băng đá đang tan liên quan đến hiện tượng nóng chảy

⇒ Đáp án C

Bài 30: Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì:

A. Sơn trên bảng hút nước.

B. Nước trên bảng chảy xuống đất.

C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí.

D. Gỗ làm bảng hút nước.


Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì nước trên bảng bay hơi vào không khí

⇒ Đáp án C

Bài 31: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn

C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí

D. Dãn nở vì nhiệt của các chất


Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

⇒ Đáp án A

Bài 32: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.


Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn

⇒ Đáp án C

Bài 33: Hiện tượng nước biển tạo thành muối là hiện tượng

A. Bay hơi            B. Ngưng tụ

C. Đông đặc         D. Nóng chảy


Khi nước biển bay hơi thì tạo thành muối

⇒ Đáp án A

Bài 34: Trong thời gian vật đang đông đặc, nhiệt độ của vật sẽ

A. Luôn tăng

B. Không thay đổi

C. Luôn giảm

D. Lúc đầu giảm, sau đó không đổi


Trong thời gian vật đang đông đặc, nhiệt độ của vật sẽ không thay đổi

⇒ Đáp án B

Bài 35: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.

B. Đốt ngọn nến.

C. Đúc chuông đồng.

D. Đốt ngọn đèn dầu.


Hiện tượng đốt ngọn đèn dầu không liên quan đến sự nóng chảy

⇒ Đáp án D

Bài 36: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng


Đối với các chất lỏng khác nhau, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định

⇒ Đáp án A

Bài 37: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?

A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.

B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.


Khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn ta thấy chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

⇒ Đáp án B

Bài 38: Chọn câu đúng.

A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm.

B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng.

C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi.

D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm.


Khi nhiệt độ tăng, thể tích tăng trong khi trọng lượng không đổi nên trọng lượng riêng khối khí giảm.

⇒ Đáp án D

Bài 39: Nhiệt độ 50oC tương ứng với bao nhiêu độ Farenhai?

A. 82oF            B. 90oF

C. 122oF          D. 107,6oF


toF = 32oF + 1,8.toC = 32oF + 90oF = 122oF

⇒ Đáp án C

Bài 40: Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi.

C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.

D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.


Sự sôi có đặc điểm là nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi

⇒ Đáp án B

C. Tự luận

Bài 1: Nhiệt kế y tế có giới hạn đo theo thang nhiệt độ Xenxiut là từ 35oC đến 42oC. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là bao nhiêu?


Ta có: 35oC = 32oF + 35.1,8 = 95oF

42oC = 32oF + 42.1,8 = 107,6oF

Vậy nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là từ 95oF đến 107,6oF.

Bài 2: Biết khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 2000 cm3 nước ban đầu ở 20oC khi được đun nóng tới 50oC thì sẽ có thể tích là bao nhiêu?


Ta có 2000 cm3 = 2 lít

Vậy 2 lít nước nở thêm 2.10,2 = 20,4 cm3

Do đó thể tích sau khi nở là V = 2000 + 20,4 = 2020,4 cm3

Bài 3: Dựa vào bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại (có chiều dài ban đầu là 100 cm) như sau:

Chất Độ giãn nở dài khi nhiệt độ tăng thêm 50oC
Nhôm 0,12 cm
Đồng 0,086 cm
Sắt 0,06 cm

Hỏi một thanh nhôm dài 10 m khi nhiệt độ của nó tăng từ 20oC lên đến 50oC thì chiều dài của nó là bao nhiêu?

1m = 100 cm nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì dài thêm 0,12 cm.

Độ dài tăng thêm của 1m nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 1oC là:

Bài tập Tổng kết chương II - Nhiệt học | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Độ dài tăng thêm của 10 m nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 30oC là:

10.30.0,0024 = 0,72 cm

Vậy chiều dài của thanh nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 30oC là:

Bài tập Tổng kết chương II - Nhiệt học | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Bài 4:Một bình ête, một bình rượu và một bình nước cùng có thể tích là 1 lít ở 0oC, khi nung nóng cả ba bình lên đến 50oC thì ta thấy mực chất lỏng trong ba bình đó lần lượt chỉ các giá trị là: 1080 cm3, 1058 cm3 và 1012 cm3. Hỏi độ tăng thể tích của chúng là bao nhiêu? Từ đó suy ra trong ba chất đó chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần.


Ta có 1 lít = 1 dm3 = 1000 cm3.

Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 50oC thì độ tăng thể tích của các chất đó là:

Bài tập Tổng kết chương II - Nhiệt học | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

⇒ Trong ba chất đó thì ête là chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất và nước là chất dãn nở vì nhiệt ít nhất.

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: nước, rượu, ête.

Bài 5:Ba nhiệt kế có ba thang nhiệt độ tương ứng là Xenxiut, Farenhai và Kenvin. Ta dùng ba nhiệt kế đó để cùng đo nhiệt độ của bình nước. Hỏi:

a) Khi thang nhiệt độ Xenxiut chỉ 30oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai và thang nhiệt độ Kenvin chỉ giá trị bao nhiêu?

b) Khi nung nóng bình tăng thêm 20oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai và thang nhiệt độ Kenvin tăng thêm bao nhiêu?


a) Ta có 30oC = 32 + 30.1,8 = 86oF

30oC = 30 + 273 = 303oK

Vậy khi thang nhiệt độ Xenxiut chỉ 30oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai chỉ 86oF và thang nhiệt độ Kenvin chỉ 303oK.

b) Cứ mỗi 1oC thì ứng với 1,8oF và ứng với 1oK

⇒ 20oC thì ứng với 20.1,8 = 36oF

⇒ 20oC thì ứng với 20.1 = 20oK

Vậy khi nung nóng thì bình tăng thêm 20oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai tăng thêm 36oF và thang nhiệt độ Kenvin tăng thêm 20oK.

Bài 6: Kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất được ghi vào bảng sau:

Thời gian(phút) 0 5 10 15 20 25
Nhiệt độ(oC) -5 0 0 50 100 100
 

a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian khi đun nóng chất đó.

b) Cho biết chất đó là chất gì? Chất đó ở trạng thái nào ứng với từng thời gian trên?


a,

Bài tập Tổng kết chương II - Nhiệt học | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian khi đun nóng

b) - Chất đó là nước vì trên đồ thị cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nó là 0oC và 100oC. Mà chỉ có nước mới có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi như vậy.

+ 5 phút đầu nước ở thể rắn, đồ thị biểu diễn đường AB.

+ Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy, nước vừa ở thể rắn vừa ở thể lỏng, đồ thị biểu diễn đường BC.

+ Từ phút thứ 11 đến phút thứ 20 nước nóng lên từ 0oC đến 100oC, nước ở thể lỏng, đồ thị biểu diễn đường CD.

+ Từ phút thứ 21 đến phút thứ 25 nước sôi, nước vừa ở thể lỏng và vừa ở thể hơi, đồ thị biểu diễn đường DE.

Bài 7: Dựa vào bảng ghi độ tăng thể tích của các vật bằng kim loại (có thể tích ban đầu là 1000 cm3) như sau:

Chất kim loại Độ dãn nở khối khi nhiệt độ tăng thêm 50oC
Nhôm 3,45 cm3
Đồng 2,55 cm3
Sắt 1,80 cm3

Hỏi một vật làm bằng đồng có thể tích 0,5 dm3 khi nhiệt độ của nó tăng thêm 100oC thì nó có thể tích là bao nhiêu?


1000 cm3 đồng khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì thể tích tăng thêm 2,55 cm3

⇒ 5 dm3 đồng khi nhiệt độ tăng thêm 100oC thì thể tích tăng thêm là:

5.2,55 = 25,5 cm3

Vậy thể tích của vật đó khi nhiệt độ tăng thêm 100oC là:

V = 5000 + 25,5 = 5025,5 cm3

Bài 8: Khi nhiệt độ tăng thêm 1oC thì độ dài của dây đồng dài 2m tăng thêm là 0,034 mm. Vậy dây đồng đó sẽ có chiều dài là bao nhiêu khi nhiệt độ tăng thêm 20oC?


Khi nhiệt độ tăng thêm 20oC thì:

- Chiều dài dây đồng sẽ tăng thêm là: 0,034.20 = 0,68 (mm) = 0,00068 (m)

- Chiều dài của dây đồng sẽ là: 2 + 0,00068 = 2,00068 (m)

Bài 9: Ở 20oC một thanh nhôm dài 12 m. Tính nhiệt độ cần thiết để chiều dài thanh nhôm là 12,01 m. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1oC thì thanh nhôm dài thêm 0,000023 chiều dài ban đầu.


Gọi nhiệt độ cần tìm là toC.

Độ tăng nhiệt độ là t – 20

- Khi nhiệt độ tăng lên (t – 20)oC thì thanh nhôm có chiều dài là 12,01 m.

- Ta có: 12 + 0,000023.12(t – 20) = 12,01 → t = 56,23oC

- Vậy nhiệt độ để thanh nhôm có chiều dài 12,01 m là 56,23oC

Bài 10: a) Đổi 250oC ra oF và 1004oF ra oC.

b) Làm thế nào để xác định xem tại nhiệt độ bằng bao nhiêu thì số đọc trên thang Xenxiut bằng số đọc trên thang Farenhai.

a) Ta có 250oC = 32 + 1,8.250 = 482oF

Ta có 32 + 1,8.t = 1004oF → t = 540oC

b) Gọi t là nhiệt độ ở thang oC thì T là nhiệt độ ở thang oF

Ta có: T = 32 + 1,8.t

Khi T = t nghĩa là t = 32 + 1,8.t → t = T = -40oC = -40oF

Bài viết liên quan

397
  Tải tài liệu